Nộm sứa mắm ruốc đầm Thị Nại: ‘ăn cả thau vẫn còn thèm’
Tôi đã thốt lên như vậy, bắt chước giọng chi mô răng rứa của người miền Trung để khen lấy khen để món nộm sứa mắm ruốc đầm Thị Nại do mẹ của cô bạn ở Quy Nhơn, Bình Định làm.
Món nộm sứa đầm Thị Nại ăn một lần nhớ mãi – Ảnh: MÂY TRẮNG
Chỉ cần với tay lên đầu tủ chén, cầm bánh tráng bẻ nhỏ cho vào chén nộm, rưới mắm ruốc vào, hoặc kẹp bánh tráng với nộm chấm.
Cái giòn của sứa, hăng hăng của rau, mằm mặn của mắm ruốc, đậu phộng bùi thơm, chua chua của chanh và vị nồng của tỏi… khiến cho thau nộm chẳng mấy chốc hết sạch, chẳng kịp chụp hình “tự sướng”. Bạn tôi còn vét kỹ thau vì quá ngon.
Những lần rong chơi ở Bình Định thật tuyệt và món nộm sứa đầm Thị Nại là món mà giờ đây khi ngồi gõ những dòng này, tôi còn chép miệng vì thèm.
Sau khi thử nhiều món ăn chơi lẫn ăn thiệt do gia đình cô bạn đãi, nào là bánh xèo tôm nhảy, cá dìa nấu ngót, bún chả cá, bún cá ngừ, cá nục hấp cuốn bánh tráng, nem chua, ngày cuối cùng mẹ của bạn tôi mới trổ tài làm nộm sứa.
Mới ngủ trưa dậy, cái nắng oi ả của ngày hè cộng với gió mát rượi, cả đám mắt nhắm mắt mở bước xuống nhà thì nghe mùi mắm ruốc. Ngoài sân nước, mẹ của bạn tôi đang trụng mớ sứa qua nước sôi rồi vắt cho ráo. Những con sứa trong veo mới nhìn đã hứa hẹn sẽ có món ngon.
Chỉ có về nhà, ăn món sứa do chính tay mẹ làm mới thật sự cảm nhận được hết vị ngon của món nộm – Ảnh: MÂY TRẮNG
Bọn tôi được phân công đứa phi hành tỏi, đứa nhặt rau húng, rửa bắp chuối, rau tía tô, đứa băm xoài xanh, rang đậu phộng.
Video đang HOT
Riêng tôi lần đầu biết được cách giã tỏi ớt sao cho ngon của người miền Trung. Đó là lấy một ít đường, tỏi lột vỏ, ớt đỏ giã đều tay cho phần đường và tỏi ớt quện lại, mùi cay nồng “ăn mới đã”, cuối cùng vắt thêm ít chanh cho có vị chua dịu.
Chu choa, sau khi hành tỏi phi thơm vớt ra, mẹ của bạn tôi cho sứa, mấy loại rau, xoài xanh vào trộn đều trong cái thau con con, không quên mấy muỗng mắm ruốc tim tím mới nhìn là đã lên cơn thèm.
Bạn tôi không kiềm được, lém lỉnh bốc thử một nhúm nộm bỏ vào miệng, hệt như hồi còn con nít hay ăn vụng trong bếp.
“Xong rồi đây”, một đứa trong nhóm đã vò xong vỏ đậu phộng, bóp đậu tách đôi tách ba. Đậu phộng phải là loại hột lớn, khi rang phải nhỏ lửa, đảo đều tay, không tắt bếp sớm quá mà cũng không để đậu bị khét, nghe mùi thơm và giòn mới “đúng điệu”.
Chưa kể rau húng, tía tô phải thật tươi, xoài băm vẫn còn cái sự giòn, xoài không quá chua, hành tỏi phi cũng vừa chuyển màu vàng không được sậm quá.
Còn nữa, mắm ruốc phải là loại cực ngon chính hiệu mua ở địa phương, nếm vào cảm được vị mặn nhưng không phải mặn chát mà rất kích thích vị giác.
Cũng vì vậy, trong Sài Gòn nếu không gửi mua được loại sứa đầm Thị Nại cùng mấy nguyên liệu ngon lành kể trên thì làm gì có được món nộm sứa xuất sắc như vầy.
Ngoài mắm ruốc trộn trực tiếp trong nộm, mắm còn được pha loãng với hỗn hợp tỏi ớt ban nãy, thích chua hay ngọt hơn thì cho thêm chanh hoặc đường tùy khẩu vị.
Những con sứa trong veo, mới nhìn đã hứa hẹn sẽ có món ngon – Ảnh: MÂY TRẮNG
Tôi đã đi khá nhiều tỉnh thành miền Trung, hầu như nhà nào cũng “thủ” sẵn bịch bánh tráng. Ăn kèm những thứ đó với nhau, không biết dùng từ nào để diễn tả cái cảm giác “đã đời”. Có đứa không quen ăn cay nhưng vẫn hít hà ăn cho nhớ.
Mà không những được ăn, bọn tôi còn được nghe kể làm sao có được những con sứa đầm Thị Nại hấp dẫn này, ăn đứt sứa của những nơi khác, và dĩ nhiên sứa trong siêu thị làm sao bì được.
Đêm khuya hoặc mờ sáng, người vớt sứa phải chèo thuyền ra đầm, chèo nhẹ do sợ sứa nghe động sẽ lặng sâu hơn. Sứa đem về được ngâm nước một ngày, rồi ngâm qua nước lá ổi hoặc phèn chua rồi xả lại thêm mấy lượt nước sạch nữa.
Mẹ của bạn tôi còn nói sứa mau tan nên thường hao hụt nhiều, hiện nay được ướp thêm nọ kia để đỡ tan.
Còn cô bạn tôi nói rằng chỉ có về tới nhà, ăn món sứa do chính tay mẹ làm mới thật sự cảm nhận được hết vị ngon của món nộm, tình thương của mẹ, và cái sự vất vả của con người nơi dải dất miền Trung.
Thậm chí một số quán ở Bình Định cũng bán món nộm sứa, nhưng thiếu hẳn mắm ruốc, bọn tôi khi đi chơi gọi món thường hỏi xin mắm ruốc để bỏ vào nhưng chủ quán lắc đầu không có. Quá nhớ vị, chúng tôi đành bỏ hộp đem về trộn mắm ruốc, vì thiếu mắm ruốc món nộm như thiếu hẳn cái hồn dân dã mà tinh túy.
Với tôi, trong những chuyến rong ruổi, được nếm thử những món ngon vị lạ được nấu nướng bằng cái tình của người dân địa phương, là trải nghiệm khó mà quên được.
MÂY TRẮNG
Thơm ngon, lạ miệng cho bữa cơm gia đình với món bê bóp thấu
Món bê bóp thấy với cái vị cay cay, chua chua, chát chát và vị ngọt của thịt bê được hòa quyện cùng với nhau tạo nên 1 cái hương vị độc đáo riêng biệt chắc chắn mọi người sẽ đều bị cuốn hút từ những miếng ăn đầu tiên.
Để các bạn không phải chờ đợi lâu hơn nữa. Dưới đây là cách chế biến món bê bóp thấu. Các bạn hãy theo dõi cách chế biến và cùng thực hiện với chúng tôi nhé.
1. Những nguyên liệu cần thiết để làm món bê bóp thấu
- 2,5 lạng bê thui
- Khế, dứa, chuối hột, 1 củ hành tây, 1 củ cà rốt
- Tỏi, ớt, sả, quất, giấm, tương bần, bột canh
- Rau thơm: rau húng, rau tía tô
- Thính gạo
2. Cách làm món bê bóp thấu
Bước 1: Khi mua bê thui về thì các bạn hãy lấy dao sắc thái mỏng rồi cho dầu hào vào ướp. Tiếp theo bạn hãy cho 1 nồi nước đặt lên bếp đun sôi cho 1 thìa cà phê dấm, 1 nửa thìa đường rồi cho thịt bê vào trần sơ qua. Sau đó bạn hãy vớt thịt bê ra rổ để cho ráo nước.
Bước 2: Hành tây, cà rốt, khế, chuối hột, sả, ớt rửa sạch sau đó thái mỏng. Hành tây, ớt khi thái xong các bạn hãy cho vào trong nước đá pha cùng ít dấm với đường để có thể làm giảm độ hăng của hành tây. Dứa thái mỏng. Tỏi bóc vỏ để nguyên sau đó bạn hãy cho vào trong chảo dầu nóng phi vàng rồi cho ra 1 cái bát con để riêng.
Bước 3: Đến bước này thì bạn hãy cho tất cả các nguyên liệu: thịt bê, hành tây, cà rốt, dứa, chuối hột, khế, tỏi phi, thính gạo, vào trong 1 cái âu to rồi cho nửa thìa đường, nửa thìa bột canh, 2 quả quất vắt vào rồi trộn thật đều các nguyên liệu lên để khoảng 10 phút để các nguyên liệu ngấm đều các gia vị. Sau đó thì các bạn hãy cho bê bóp thấu ra đĩa trang trí sao cho đẹp mắt rồi ăn kèm cùng với rau tía tô, rau húng và các bạn hãy đừng quên chuẩn bị 1 bát tương bần để chấm cùng với bê bóp thấu.
Như vậy chỉ qua 3 bước chế biến đơn giản là các bạn đã chế biến xong món bê bóp thấu với cái vị chua chua của quất, cay cay của ớt, vị chát của chuối, vị thanh của khế, vị ngọt của dứa được hòa quyện cùng với những miếng thịt thơm ngon với mùi thơm phảng phất của sả tạo ra một món ăn đậm đà, hấp dẫn vô cùng độc đáo. Đặc biệt khi ăn các bạn có thể kết hợp với cà pháo muối trộn với thính gạo rang ăn cùng thì chắc chắn rằng khi bất cứ ai thưởng thức sẽ phải bất ngờ đến cái vị độc đáo của món ăn và sẽ không dễ dàng quên được cái hương vị đặc biệt của món ăn. Món bê bóp thấu không phải là một món ăn lý tưởng để các chị em chế biến trong mỗi bữa ăn mà các bạn có thể cân nhắc để chế biến trong những bữa tiệc chiêu đãi bạn bè người thân và nó còn là một món nhậu lý tưởng mà các ông xã đều yêu thích. Vậy các chị em nội trợ trong gia đình hãy theo dõi bài viết, bổ sung vào thực đơn và bắt tay vào chế biến món bê bóp thấu độc đáo hấp dẫn này để thay đổi được bữa ăn gia đình. Chúc các bạn sẽ thực hiện món ăn thật thành công và thơm ngon. Chuyên mục góc ẩm thực hôm nay của chúng tôi đến đây là hết. Các bạn hãy đừng quên theo dõi những món ăn tiếp theo của chuyên mục góc ẩm thực nhà hàng buffet Hương Sen.Chắc chắn những món ăn này sẽ không làm bạn thất vọng
Theo Huongsen
Bún ngũ sắc ăn ngon mà lên hình đẹp lung linh, các mẹ vụng mấy cũng làm được thành công Với những nguyên liệu đầy màu sắc (và cả vitamin), món bún ngũ sắc đảm bảo sẽ mang đến cho cả nhà bữa trưa ngon lành còn mẹ đảm thì sẽ có được những bức hình cực chất để đăng lên MXH! Nguyên liệu: 400g thịt đùi heo 2 quả trứng gà 1 xíu xiu muối 250g chả lụa 150g đậu phộng 2...