Nơm nớp nỗi lo cây xanh gãy cành, bật gốc ở Hà Nội mùa mưa bão
Cứ đến mùa mưa bão, tình trạng cây xanh gãy cành, bật gốc tại Hà Nội gây nguy hại tới tính mạng, tài sản của người đi đường
Mới đây nhất vào rạng sáng 10/8, trận mưa dông tại thủ đô đã khiến một gốc cây lớn trên đường Trần Đăng Ninh ( phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) bất ngờ đổ ra giữa lòng đường, khiến một người đi đường thiệt mạng. Thực trạng này đang đòi hỏi cần nhanh chóng triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hiểm họa đối với người dân, nhất là khi mùa mưa bão năm nay đang có những dấu hiệu bất thường.
Bão số 3 đổ bộ vào đất liền đêm 2/8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mang theo mưa lớn trên diện rộng.
Do ảnh hưởng của mưa bão số 2, tối 3/7, tại phố Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, một cây xanh bất ngờ đổ xuống đường khiến hai người phụ nữ đi xe máy bị thương. Rạng sáng 9/8, Hà Nội có mưa lớn kèm gió to, một cây phượng trên đường Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy cũng bất ngờ gãy đổ, đè trúng người đàn ông điều khiển xe máy đi ngang khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Còn tại nhiều quận huyện của Hà Nội, mỗi khi trời mưa bão cũng xảy ra tình trạng cây đổ, tuy không làm ai bị thương nhưng điều đó cũng cho thấy cần phải xử lý cây xanh có nguy cơ gãy đổ, nhất là trong thời điểm mưa bão.
Có thể thấy, mỗi năm đến mùa mưa bão tại Hà Nội đều có không ít cây xanh bị bật gốc, gãy cành khiến nhiều người dân lo lắng. Chị Trần Thị Hiền, quận Thanh Xuân cho biết: “Mỗi mùa mưa bão hà nội đổ cây nhiều, nên mỗi khi trời mưa là tôi không dám ra đường, sau mỗi trận mưa có nhiều thông tin về cây đổ gây chết người hay đè vào ô tô nên tôi cảm thấy rất lo lắng. Tôi rất mong muốn Hà Nội có biện pháp không để xảy ra tình trạng này nữa”.
Hiện nay, phần lớn hệ thống cây xanh ở Thủ đô đã phát triển qua nhiều thời kỳ, với hệ thống cây bóng mát, cây cổ thụ có khi hàng trăm tuổi. Dù các đơn vị chức năng thường xuyên thực hiện các biện pháp tỉa nhánh, cắt ngọn nhưng tình trạng cây gãy đổ, gây tai họa bất ngờ cho người đi đường vẫn tiềm ẩn khá nhiều. Ngoài ra, còn phải kể tới những tuyến đường có các loại cây tuy nhỏ nhưng cũng tiềm ẩn nguy hiểm gãy đổ do đặc điểm thân cây giòn, rễ nông, không được rào chắn cẩn thận…
Chị Nguyễn Phương Dung ở Quận Cầu Giấy cho biết: “Mỗi lần trời mưa đều nán lại ở nhà nếu việc không quá gấp. Nhiều khi đang đi trên đường gió mạnh cành cây cũng rơi xuống trước mặt mình, may mắn chỉ là những cành nhỏ thôi. Tôi rất mong muốn Hà Nội có biện pháp giảm thiểu cây gẫy đổ, có những che chắn, chống cây bớt đổ, thường xuyên cắt tỉa cành”.
Bên cạnh sự biến đổi bất thường của thời tiết, nguyên nhân cây xanh gãy đổ liên tục còn do việc thi công hạ tầng đô thị khá bất cập. Việc thi công xây dựng vỉa hè thường hạ cốt hoặc nâng nền lên cao khiến rễ cây lâu năm bị nông, dẫn đến cây dễ gãy đổ. Mưa lớn, đất nền yếu, lại thêm việc chặt rễ cây khi thi công công trình ngầm đã làm giảm độ vững chắc của cây, nên khi có gió giật mạnh cây rất dễ đổ.
Hàng năm, Sở Xây dựng Hà Nội đều có chỉ đạo về việc xử lý hiểm họa cây xanh có nguy cơ bật gốc, gãy đổ, tuy nhiên cũng không thể giải quyết triệt để được vấn đề. Ông Nguyễn Việt Hưng, Phòng Hạ tầng Kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: “Sở Xây dựng và các ban ngành sẽ tăng cường kiểm tra và gia cố cọc chống, cắt sửa những cây nặng tán trong mùa mưa bão. Sở Xây dựng thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thực hiện duy trì cắt tỉa cây xanh trong địa bàn thành phố, tăng cường kiểm tra và rà soát hàng quý, hàng tháng”.
Video đang HOT
Để ngăn chặn tiến tới đẩy lùi nguy cơ mất an toàn do cây xanh gãy đổ trong mùa mưa bão, thành phố Hà Nội cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ, phát triển trồng mới các loại cây đô thị, bảo đảm an toàn, bên cạnh những biện pháp tình thế như: cắt ngọn, tỉa cành, thay thế cây rỗng, mục… nhằm hạn chế cây đổ bất ngờ mỗi khi mưa bão, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến tính mạng người dân./.
Theo Phương Thoa /VOV1
Lâm Đồng sơ tán dân ở Đạ Tẻh vì nước lũ sông Đồng Nai dâng cao
Tại Lâm Đồng, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, H.Đạ Tẻh đã tiến hành hàng trăm người dân ra khỏi vùng ngập lụt nguy hiểm.
Nhà dân tại thị trấn Đạ Tẻh bị ngập sâu buộc phải sơ tán . Ảnh: Trùng Dương
Đến 18 giờ ngày 7.8, tại H.Đạ Tẻh (Lâm Đồng) mưa lớn tiếp tục kéo dài, với lượng mưa đo được khoảng 144,2 mm. Kèm theo đó là nước sông Đồng Nai ngày một dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập nặng.
Hiện tại, nước đang tiếp tục dâng cao khiến số nhà dân tại thị trấn Đạ Tẻh và xã Triệu Hải bị ngập sâu trong nước đang dần tăng lên.
Trong đó, có nhiều nhà bị nhấn chìm hơn 1 m nước buộc phải sơ tán đến nơi an toàn. Cùng với đó, tỉnh lộ 721 (đoạn qua cầu Đạ Mí nối TT.Đạ Tẻh với xã An Nhơn, Lâm Đồng) đang bị ngập sâu hơn 0,6 m khiến giao thông bị cô lập.
Đến 17 giờ ngày 7.8, 33 hộ dân ở H.Đạ Tẻh với hơn 120 nhân khẩu phải sơ tán do nước ngập nhà . Ảnh: Trùng Dương
Theo UBND H.Đạ Tẻh, trước tình hình diễn biến phức tạp của mưa bão, địa phương đã và đang huy động hàng trăm người từ các lực lượng quân đội, công an, dân quân và đoàn thanh niên thay nhau túc trực 24/24 giờ giúp người dân phòng, chống mưa lũ.
Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, H.Đạ Tẻh đã tiến hành sơ tán 33 hộ dân ra khỏi vùng ngập lụt nguy hiểm. Trong đó, xã Triệu Hải có 3 hộ và TT.Đạ Tẻh có 30 hộ có nhà bị ngập sâu đã được sơ tán đến các nơi an toàn.
Lực lượng cứu hộ tiếp cận các hộ dân bị cô lập tại thôn 6 (xã Mỹ Đức) . Ảnh: Trùng Dương
Thống kê sơ bộ, riêng TT.Đạ Tẻh đã có 50 hộ dân bị nước ngập nhà cửa. Ngoài 30 hộ dân đã được sơ tán thì các hộ bị ngập còn lại ở các tổ dân phố 2D, 1C, 4B, 6A, 8A và 8B cùng nhiều hộ dân tại thôn 6 (xã Mỹ Đức) và thôn 11 (xã Đạ Kho) đang có nguy cơ ngập sâu phải sơ tán. Hiện, các lực lượng đang tập trung giúp người dân vận chuyển đồ đạc, tài sản đến nơi an toàn; đồng thời, túc trực sẵn sàng sơ tán đảm bảo an toàn cho người dân.
Đường giao thông tại TT.Đạ Tẻh bị nước lũ làm vỡ . Ảnh: Trùng Dương
Trong khi đó, tại 2 xã Tiên Hoàng và Nam Ninh (H.Cát Tiên), nước lũ đang tiếp tục đổ về mạnh và nhanh khiến nguy cơ ngập lụt phải sơ tán nhiều hộ dân. Đến thời điểm hiện tại, xã Tiên Hoàng đã sơ tán 5 hộ dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Tỉnh lộ 721 (đoạn nối TT.Đạ Tẻh với xã An Nhơn) bị ngập sâu trong nước .Ảnh: Trùng Dương
Nước lũ từ sông Đồng Nai đang dâng cao tại thôn 11 (xã Đạ Kho) . Ảnh: Trùng Dương
Nhiều diện tích cây trồng của người dân bị nước nhấn chìm .Ảnh: Trùng Dương
Người dân được sơ tán đến nơi an toàn . Ảnh: Trùng Dương
Đường sá tại H.Đạ Tẻh (Lâm Đồng) chìm trong nước .Ảnh: Trùng Dương
Theo Thanhnien
Xuất hiện áp thấp mới trên Biển Đông, miền Tây mưa lớn Dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với vùng áp thấp mới trên Biển Đông khiến gió Tây Nam hoạt động mạnh lên. Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau vì thế có mưa lớn, gió giật mạnh. Ngày 5/8, một vùng áp thấp đã hình thành trên khu vực Bắc Biển Đông với tốc độ di chuyển chậm. Trong 24 giờ...