Nơm nớp lo đối phó rắn lục đuôi đỏ
Sau khi chịu nhiều hậu quả vì bão lũ, người dân Quảng Ngãi lại trải qua nỗi lo bị rắn lục đuôi đỏ tấn công. Đây là loài rắn có nọc độc cực mạnh, khi bị rắn cắn nạn nhân thường có các hiện tượng rối loạn đông máu, phù nề, hoại tử hay trụy tim mạch.
Nhiều người suýt mất mạng
Theo nghiên cứu, mức độ độc của rắn lục đuôi đỏ chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa. Đặc biệt, khi mang bầu, nọc rắn mẹ có độc lực cao hơn bình thường. Trong nọc rắn có hơn 20 thành phần khác nhau, hơn nữa, vết cắn của loài rắn này thường bị chảy nhiều máu và sưng rất nhanh.
Được biết, đây đang là giai đoạn mùa mưa ở Quảng Ngãi. Mùa mưa cũng là mùa sinh sản của rắn lục đuôi đỏ. Em Đinh Lý Duy (11 tuổi, ở xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây) vừa được người nhà đưa đi cấp cứu trong tình trạng phù nề nửa người, vết cắn ở hai mu bàn tay hoại tử, xuất huyết nặng. Duy nói trên đường đi học về em trèo lên hái ổi, gặp rắn lục đuôi đỏ nên bị cắn ở cả hai tay.
Bà Lương Thị Lan đang điều trị tại BVĐK Đặng Thùy Trâm sau khi bị rắn cắn.
Được biết, tình trạng đông máu nặng của bệnh nhi đã cải thiện do khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi) đã truyền 30 ống huyết thanh để trị độc của rắn lục đuôi đỏ. Tuy nhiên, em vẫn đang phải tiếp tục điều trị vì vết thương trên tay đang có dấu hiệu hoại tử.
Em Trần Duy Hải (13 tuổi, nhà ở xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ) cũng bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi cùng một số em khác ra khu vực bờ ruộng chơi. “Khi giẫm vào một bụi cỏ thì cháu cảm thấy đau nhói, giở chân lên thì thấy con rắn lục đang bò xuống ruộng sau khi cắn vào bàn chân của cháu. Bàn chân sưng, vẫn còn in 2 vết răng sâu đang rỉ máu. Khi đến bệnh viện cấp cứu, các y bác sĩ đã khẩn trương truyền dịch, cấp cứu cho cháu”, một bác sĩ thông tin về trường hợp của Hải.
Video đang HOT
Mới đây, tại bệnh viện Đa khoa Đặng Thùy Trâm cũng ghi nhận 2 trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn đúng thời điểm bão số 10 đang hoành hành ở Quảng Ngãi. “Khi bão đang gây mưa to gió lớn, tôi ra sau vườn kiểm tra cây cối thì bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Sau khi đập chết con rắn tôi được gia đình đưa đi xuống cấp cứu kịp thời nếu không thì nguy kịch tính mạng của mình”, anh H., một người dân, chia sẻ.
Bà Lương Thị Lan (thôn An Ninh, phường Phổ Ninh, thị xã Đức Phổ) cũng suýt mất mạng khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Bão số 10 vừa qua gây ngập lụt, rắn lục đuôi đỏ đã bò vào nhà và cắn bà Lan. Rất may, lực lượng cứu hộ của Công an thị xã Đức Phổ đã kịp thời đưa bà cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng vết cắn ở chân sưng và xuất huyết nặng. Bà Lương Thị Lan kể lại: “Khi nước lụt chuẩn bị tràn vào nhà, tôi vội tìm cách di dời các bao lúa lên chỗ cao thì bất ngờ bị con rắn mổ vào ngón chân. Đau điếng, máu chảy nhiều tôi hô hoán người thân gọi chính quyền địa phương đưa tôi đi cấp cứu”. Đây là 2 trường hợp bị rắn lục cắn gần nhất trong nhiều trường hợp rắn cắn được đưa vào điều trị tại BVĐK Đặng Thùy Trâm.
Nọc rắn cực độc, chỉ sau rắn hổ mang
Khi bị rắn này cắn thì chỉ có thể điều trị bằng huyết thanh. BS Trần Đình Điệp – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi) trả lời báo chí: “Khi bị rắn cắn cần buộc garo, băng ép chặt phía trên vết thương từ 5 – 10cm để ngăn chất độc lan ngược lại các bộ phận khác, rửa vết thương bằng nước sạch. Sau đó, vận chuyển nhanh nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để truyền huyết thanh kháng nọc rắn. Tốt nhất là nên truyền trong 4 giờ đầu sau khi rắn cắn. Sau khi được sơ cứu đúng cách và truyền huyết thanh vài ngày, thì bệnh nhân có thể giảm các triệu chứng lâm sàng”.
Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện rắn lục đuôi đỏ, Quảng Ngãi cũng không phải địa phương duy nhất có tình trạng này. Tuy nhiên, việc tiêu diệt loài rắn này thì vẫn là một bài toán khó vì đặc thù loài rắn xuất hiện vào mùa mưa. Trước tình trạng trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần đề cao cảnh giác, tránh bị rắn cắn gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân và gia đình.
Trồng sả, hoặc rắc bột lưu huỳnh để đuổi rắn
Hướng dẫn của bộ Y tế cho biết, để phòng chống rắn lục xanh đuôi đỏ cắn cần phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo… ở sân trước nhà, trồng sả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp có thể xua đuổi rắn và nên áp dụng nhất là ở những vùng có nhiều rắn. Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn…
Rắn lục xanh đuôi đỏ thuộc họ rắn lục (viperidae) giống cryptelytrops. Họ rắn lục có nhiều giống và loài khác nhau nhưng có chung độc tính là gây rối loạn đông máu, ra máu. Rắn cryptelytrops albolabris (tên cũ là trimesurus albolabris) có tên Việt Nam là rắn lục xanh đuôi đỏ, phân bố trên cả nước, rắn thường sống trên cây.
Quảng Ngãi lo lắng khi người dân liên tiếp nhập viện do rắn lục đuôi đỏ cắn
Hơn 20 ngày qua, tại Quảng Ngãi gia tăng người dân bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Đây là loài rắn có nọc độc cực mạnh, khi bị rắn cắn nạn nhân thường có các hiện tượng rối loạn đông máu, phù nề, hoại tử hay trụy tim mạch.
Bà Lương Thị Lan đang điều trị tại BVĐK Đặng Thùy Trâm sau khi bị rắn cắn.
Quảng Ngãi đang bước vào mùa mưa cũng là mùa sinh sản của rắn lục đuôi đỏ. Đây là loài rắn có nọc độc cực mạnh, khi bị rắn cắn nạn nhân thường có các hiện tượng rối loạn đông máu, phù nề, hoại tử hay trụy tim mạch.
Em Đinh Lý Duy (11 tuổi, ở xã Sơn Dung, H. Sơn Tây) phải nhập viện vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Duy được người nhà đưa đi cấp cứu trong tình trạng phù nề nửa người, vết cắn ở hai mu bàn tay hoại tử, xuất huyết nặng.
"Trên đường đi học về thì cháu trèo cây để hái ổi. Gặp trúng con rắn lục đuôi đỏ ở trên cây nên bị cắn ở cả hai tay. Cháu về chiều tối hôm đó bị nôn, sốt, cả nhà đưa tới Trung tâm Y tế H. Sơn Tây rồi chuyển xuống Bệnh viện Sản Nhi tỉnh"- ông Đinh Văn Tân, ba cháu Duy kể lại.
Tiếp nhận trường hợp này, Khoa Hồi sức tích cực- Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh đã truyền 30 ống huyết thanh để trị độc của rắn lục đuôi đỏ. Hiện tình trạng đông máu nặng của bệnh nhi đã cải thiện. Tuy nhiên, cháu được tiếp tục điều trị vì vết thương trên tay đang có dấu hiệu hoại tử.
Cũng bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện là trường hợp của em Trần Duy Hải (13 tuổi, nhà ở xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ). Theo em kể lại, sau khi trời hết mưa đã cùng một số em khác ra khu vực bờ ruộng chơi. Khi giẫm vào một bụi cỏ thì cháu cảm thấy đau nhói, giở chân lên thì thấy con rắn lục đang tìm bò xuống ruộng sau khi cắn vào bàn chân của cháu. Bàn chân sưng, vẫn còn in 2 vết răng sâu đang rỉ máu. Khi đến bệnh viện cấp cứu, các y bác sĩ đã khẩn trương truyền dịch, cấp cứu.
Bà Lương Thị Lan (thôn An Ninh, P. Phổ Ninh, thị xã Đức Phổ) mới đây đã suýt mất mạng khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Bão số 10 vừa qua gây ngập lụt, rắn lục đuôi đỏ đã bò vào nhà và cắn bà Lan. Rất may, lực lượng cứu hộ của Công an TX Đức Phổ đã kịp thời đưa bà cấp cứu bệnh viện trong tình trạng vết cắn ở chân sưng và xuất huyết nặng.
Bà Lương Thị Lan kể lại: "Khi nước lụt chuẩn bị tràn vào nhà, tôi vội tìm cách di dời các bao lúa lên chỗ cao thì bất ngờ bị con rắn mổ vào ngón chân. Đau điếng, máu chảy nhiều tôi hô hoán người thân gọi chính quyền địa phương đưa tôi đi cấp cứu". Đây là 2 trường hợp bị rắn lục cắn gần nhất trong nhiều trường hợp rắn cắn được đưa vào điều trị tại BVĐK Đặng Thùy Trâm.
Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi đang bước vào mùa mưa cũng là mùa rắn lục đuôi đỏ sinh sản nên số trường hợp nhập viện vì loài rắn này ngày càng nhiều. Nửa tháng qua, tại các bệnh viện, trung tâm y tế ở Quảng Ngãi có gần trăm trường hợp điều trị vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Phần lớn các trường hợp đều ở các vùng nông thôn, miền núi- nơi có nhiều cây cối rậm rạp. Sau nhiều ngày nằm viện điều trị, tình trạng sức khỏe đã ổn định nhưng anh Hải vẫn không tránh khỏi cảm giác lo sợ mỗi khi đi ra vườn.
"Lúc đó bão số 10 đang gây mưa, gió lớn. Tôi ra ngoài sau vườn kiểm tra cây cối thì bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Sau khi đập chết con rắn tôi được gia đình đưa đi xuống BVĐK Đặng Thùy Trâm cấp cứu kịp thời nếu không thì nguy kịch tính mạng của mình".
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, ở TX Đức Phổ: "Bắt đầu mùa mưa là thời điểm sinh sản của rắn lục đuôi đỏ, lúc này nọc độc tập trung nhiều nhất và rắn cũng hung dữ nhất. Khi nước lụt lên thì rắn thường bò vào khu vực khô ráo, nhà dân". Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi, mỗi tuần có khoảng 3-5 trường hợp bệnh nhi được điều trị nội trú vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Khi bị rắn này cắn thì chỉ có thể điều trị bằng huyết thanh.
BS Trần Đình Điệp - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, BV Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Khi bị rắn cắn cần buộc garo, băng ép chặt phía trên vết thương từ 5 - 10cm để ngăn chất độc lan ngược lại các bộ phận khác, rửa vết thương bằng nước sạch. Sau đó, vận chuyển nhanh nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để truyền huyết thanh kháng nọc rắn.
Tốt nhất là nên truyền trong 4 giờ đầu sau khi rắn cắn. Sau khi được sơ cứu đúng cách và truyền huyết thanh vài ngày, thì bệnh nhân có thể giảm các triệu chứng lâm sàng.
Nhiễm độc nặng, hoại tử tay do bị rắn hổ mèo cắn Bệnh nhân nhập viện sau 2 ngày bị rắn hổ mèo cắn trong tình trạng lờ đờ, sưng nề, hoại tử lan rộng từ bàn tay lên cẳng tay. Rắn hổ mèo (Hình minh họa) Mới đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận đã cứu sống một bệnh nhân PNT (46 tuổi, ngụ Phước Thuận, Ninh Thuận) bị rắn hổ mèo cắn....