Nokia và Ericsson chưa vượt mặt Huawei vì sợ Trung Quốc trả đũa

Theo dõi VGT trên

Theo một số nhà mạng lớn từng hợp tác cùng cả 3 tên t.uổi lớn trên thị trường thiết bị viễn thông hiện nay: Huawei, NokiaEricsson thì công ty Trung Quốc đang cung cấp công nghệ đi trước đối thủ 12 tháng. Liệu đây có đơn thuần là tiến bộ về mặt kỹ thuật hay còn lý do nào khác?

Nokia và Ericsson chưa vượt mặt Huawei vì sợ Trung Quốc trả đũa - Hình 1

Ảnh minh họa: Reuters.

Chính sách cứng rắn của Mỹ với Huawei là tin vui cho 2 đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty Trung Quốc trên thị trường thiết bị viễn thông Nokia ( Phần Lan) và Ericsson (Thụy Điển).

Theo các nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn tại Châu Âu (khách hàng của cả Huawei, Nokia và Ericsson), Nokia và Erisson đã chậm cung cấp các thiết bị tiên tiến như của Huawei.

Ngoài Huawei, Nokia và Ericsson cũng đang phải đối mặt với thế lực mới là Samsung, gã khổng lồ smartphone Hàn Quốc đang rất muốn lấn sân sang mảng kinh doanh cơ sở hạ tầng di động.

Bên cạnh đó, nguồn tin của Wall Street Journal cho biết Nokia và Ericsson lo ngại nếu tận dụng lợi thế thị trường để qua mặt Huawei, cả hai có thể bị Bắc Kinh trả đũa bằng cách cắt quyền tham gia vào thị trường rộng lớn Trung Quốc.

Vài năm trở lại đây, Huawei đã vượt qua các công ty Bắc Âu để trở thành nhà sản xuất trạm di động, bộ định tuyến (router) và thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Tập đoàn nghiên cứu Dell’Oro thống kê trong 3 quý đầu năm 2018, Huawei chiếm đến 28% thị phần thiết bị viễn thông toàn cầu. Trong khi, Nokia và Ericsson chỉ giành được lần lượt 17% và 13,4%.

Quay lại năm 2017, Huawei chiếm 27,1% thị phần thiết bị viễn thông, Nokia chiếm 16,8% và Ericsson là 13,2%.

Bất chấp lệnh cấm của Mỹ, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến vẫn đang thống trị ngành công nghiệp phần cứng viễn thông toàn cầu. Gần đây, Mỹ đã kêu gọi các đồng minh ban hành lệnh cấm tương tự. Chính phủ và các nhà mạng tại Australia, Pháp, New Zealand và một sô quốc gia đã tránh sử dụng thiết bị Huawei dựa trên lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng chúng để theo dõi và vô hiệu hóa mạng lưới truyền thông.

Phía Huawei khẳng định họ là doanh nghiệp tư nhân và không bao giờ thực hiện các hoạt động gián điệp hoặc phá hoại theo chỉ đạo của bất kỳ chính phủ nào.

Các nhà mạng lớn ở Châu Âu, hiện đang sử dụng thiết bị của Huawei cho biết việc thay thế thiết bị của một nhà cung cấp khác sẽ làm gia tăng chi phí và sự phức tạp, vì nó đòi hỏi đào tạo nhân lực thích ứng với các loại công nghệ khác nhau.

Các giám đốc điều hành của một nhà mạng lớn tại Anh cho biết Huawei cung cấp sản phẩm sớm khoảng 12 tháng, trước khi Nokia và Ericsson có thể giới thiệu phần cứng với công nghệ tương đương. Họ cũng kiến nghị với các quan chức Mỹ đang muốn “xóa sổ” hoàn toàn thiết bị mạng Huawei vào năm 2019, rằng thời điểm ra mắt dịch vụ 5G thương mại tại Anh có thể bị trì hoãn 9 tháng nếu thiếu sự tham gia của Huawei

Nokia và Ericsson chưa vượt mặt Huawei vì sợ Trung Quốc trả đũa - Hình 2

CEO Nokia Rajeev Suri. Ảnh: CommsMEA.

Video đang HOT

Phát ngôn viên của Nokia cho biết công ty Phần Lan đã bán công nghệ tiên tiến cho các thị trường 5G hàng đầu, bao gồm Mỹ, và có lợi thế phân phối sản phẩm “tới tất cả các thị trường trên thế giới”.

Phát ngôn viên của Ericsson cho biết công ty tập trung vào cung cấp các sản phẩm tốt nhất và “điều quan trọng là đảm bảo tính cạnh tranh của công nghệ của chúng tôi”.

Hai nhà cung cấp đến từ Bắc Âu đang sở hữu một yếu tố quan trọng mà Huawei còn thiếu, đó là sự chấp thuận từ các cơ quan an ninh quốc gia phương Tây. Đại diện Nokia và Ericsson đã tham gia cố vấn kỹ thuật cho chính phủ Mỹ, Canada và Anh về các vấn đề an ninh mạng. Nguồn tin của Wall Street Journal tiết lộ cuộc đối thoại tại Mỹ có sự tham gia của các ủy ban tình báo và Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).

Nokia từ lâu đã có mối quan hệ tốt với các quan chức an ninh Mỹ. Năm 2015, Mỹ đã cho phép thương vụ thâu tóm đối thủ Alcatel-Lucent (Pháp) của Nokia diễn ra. Đồng thời, Nokia cũng mua lại trung tâm nghiên cứu nổi tiếng Bell Labs ở New Jersey, nơi xử lý các vấn đề nhạy cảm cho chính phủ Mỹ.

Nokia và Ericsson chưa vượt mặt Huawei vì sợ Trung Quốc trả đũa - Hình 3

CEO Ericsson AB Brje Ekholm. Ảnh: Vox

Nguồn tin của Wall Street Journal cho biết lãnh đạo của cả hai công ty Bắc Âu cẩn thận không công khai đối đầu với Huawei. Đơn giản vì Nokia và Ericsson đang cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu tại Trung Quốc.

Theo thỏa thuận giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu vào năm 2014, các công ty châu Âu được hứa hẹn 30% thị trường thiết bị viễn thông tại quốc gia này.

Trong năm 2017, khoảng 12% doanh thu thiết bị viễn thông của Nokia (tương đương 23,5 tỷ USD) đến từ các khu vực của Trung Quốc Đại lục, bao gồm Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Phát ngn viên của Ericsson cũng cho biết 7% doanh thu của Ericsson trong năm 2017 (tương đương 22,3 tỷ USD) cũng đến từ Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, Nokia đang sở hữu 6 trung tâm nghiên cứu và phát triển, cùng 50 văn phòng trải rộng trên các siêu đô thị và tỉnh thành trên khắp cả nước. Tính tới cuối năm 2017, Nokia và Ericsson từng có một cơ sở sản xuất thiết bị tại Trung Quốc. Trong năm 2017, mảng kinh doanh thiết bị viễn thông của Nokia có khoảng 15.000 nhân viên tại Trung Quốc, gấp đôi số nhân lực tại Phần Lan. Ericsson có 12.000 nhân viên trải khắp khu vực Đông Bắc Á, bao gồm các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Nokia và Ericsson chưa vượt mặt Huawei vì sợ Trung Quốc trả đũa - Hình 4

Ảnh: Reuters

Trong nỗ lực tham gia vào thị trường Mỹ, các luật sư của Huawei đã lấy dẫn chứng trong hồ sơ nộp lên Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) hồi tháng 8 rằng Nokia cũng có hoạt động lớn ở Trung Quốc.

Phản hồi về vấn đề này, gã khổng lồ thiết bị viễn thông Phần Lan đã có lần hiếm hoi công khai chỉ trích công ty Trung Quốc. Người đứng đầu phòng quan hệ của Nokia với chính phủ Mỹ, Brian Hendricks viết Nokia chưa từng bị nghi ngờ tham gia vào các hoạt động gián điệp mạng, trộm cắp tài sản trí tuệ hoặc trốn tránh lệnh trừng phạt quốc tế. Ông Hendricks viết thêm: “Không thể nói điều tương tự về Huawei”.

Theo Wall Street Journal

5G - Tụ điểm cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung?

Cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn kéo dài và chưa có hồi kết được nhận định là do công nghệ chủ chốt 5G.

Theo số liệu mới nhất của Deloitte, thì Trung Quốc đã xây được hơn 350.000 tháp sóng - cơ sở hạ tầng quan trọng của mạng 5G, trong khi Mỹ mới chỉ có chưa đến 30.000 tháp (11%). Vì thế, theo dự báo Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á có thể tạo ra "cơn sóng thần 5G", khiến Mỹ quan ngại trước nguy cơ không thể bắt kịp.

5G - Tụ điểm cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung? - Hình 1

Công nghệ 5G được cho là tụ điểm của cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Từ tiếp cận thời gian thực...

5G được cho là sẽ khắc phục triệt để những khiếm khuyết của 4G/LTE, đặc biệt là tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh, đạt tới 20GPs (gấp 20 lần so với 4G). Nhờ đó, người dùng có thể xem trực tuyến video ở cấp độ "8K" với định dạng 3D, kết nối thiết bị thực tế ảo (VR) gần như không có độ trễ...

Mạng 5G sẽ sử dụng bước sóng mm, quang phổ tín hiệu RF giữa các tần số siêu cao 20GHz và 300GHz, có thể truyền tải khối lượng lớn dữ lệu với tốc độ cao. Tuy nhiên, để khắc phục nhược điểm không truyền xa, khó xuyên tường, vượt chướng ngại vật... các nhà mạng phải sử dụng một lượng lớn antena có cùng độ phủ sóng như 4G hiện nay.

Theo giới chuyên gia dự báo đến năm 2035 công nghệ 5G có thể tạo ra 12.300 tỷ USD cho GDP toàn cầu.

Đến cuộc đua thiết lập cơ sở hạ tầng...

Trong cuộc đua ứng dụng 5G, mạng thế hệ mới này là khâu then chốt trong việc phát triển xe tự lái, thực tế ảo và thành phố thông minh của các nhà mạng trên phạm vi toàn cầu. Thời gian thực là khâu cốt yếu để bảo đảm cho các thiết bị thông minh không có bất kỳ sai sót nào trong quá trình vận hành.

Cho đến nay, việc triển khai chiến lược "Made in China 2025" của Trung Quốc đã có bước tiến nhanh trong lĩnh vực 5G. Yếu tố quan trọng nhất cho triển khai 5G là lắp đặt các cột tháp không dây mới được phân đều trong các khu vực dân cư đông đúc. Trong khi Mỹ hiện mới xây khoảng 5 cột/10.000 dân, thì tỉ lệ này ở Trung Quốc là 14 cột/10.000 dân. Chỉ tính riêng trong năm 2017, China Tower - nhà điều hành cột tháp di động Trung Quốc đã xây 460 cột tháp/ngày.

5G - Tụ điểm cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung? - Hình 2

Theo giới quan sát, các hãng khổng lồ như Intel và Qualcomm đang hợp tác phát triển công nghệ 5G. Trong đó, yếu tố chi phí nghiên cứu, phát triển và sự phân bổ tần số vô tuyến cho các nhà mạng đã giúp Mỹ chiến thắng trong cuộc đua 4G trước đây, thì nay Mỹ lại thiếu lộ trình trong phân bổ tần số so với Trung Quốc và Hàn Quốc. Trung Quốc hiện là nước dẫn đầu trong việc ứng dụng 5G, Hàn Quốc xếp thứ hai và tiếp sau là Mỹ và Nhật Bản.

Chính vì thế mà Washington đã có những đối sách để chống lại nguy cơ mạng 5G của Bắc Kinh vượt mặt Mỹ. Được biết, ngay từ hồi đầu năm 2018 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngăn cản thương vụ Broadcom mua Qualcomm sau khi quan chức Mỹ cảnh báo giao dịch có thể mang lợi thế lớn về 5G cho Trung Quốc.

Nhà mạng Mỹ như Verizon, AT&T đang chia sẻ và triển khai công nghệ 5G tại một số thị trường vào cuối năm 2018, trong khi Bắc Kinh dự kiến sử dụng 5G trên diện rộng từ năm 2020. Tất cả hãng viễn thông nước này cũng cam kết đáp ứng khung thời gian nói trên.

Theo quan điểm của Declan Ganley, CEO của công ty viễn thông Rivada Networks, "cuộc đua ai sẽ định hình và kiểm soát mạng 5G" chính là một phần của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Công nghệ này có ý nghĩa lớn về mặt chiến lược, đóng vai trò quan trọng hơn cả các tuyến vận tải đường biển hay kiểm soát vùng trời.

Theo nhận định của Ganley, mô hình phân phối tần số cho các nhà mạng di động của Mỹ thông qua đấu thầu quang phổ (spectrum) và quy trình đấu giá do Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) tổ chức đang tỏ ra không hiệu quả bởi mặt trái của lợi nhuận đã hạn chế đầu tư cho sáng tạo.

Trong khi ở Trung Quốc, chỉ có 2 đến 3 doanh nghiệp nhà nước lớn nhận được sự hậu thuẫn cực mạnh từ Chính phủ, sẽ tiếp tục đầu tư cho sáng tạo, khiến họ có lợi thế để vươn lên dẫn trước các công ty viễn thông Mỹ trong cuộc đua 5G. Vì thế, Theo ông Ganley nếu Mỹ cũng làm như vậy thì Washington có thể vượt qua Trung Quốc trong công nghệ 5G.

Theo quan sát của Kelsey thì nội các của ông Trump đã có những dấu hiệu ủng hộ một chính sách như vậy. Cuộc đua 5G đang chuyển biến rất nhanh và Mỹ có thể phải nhanh chóng áp dụng mô hình mới nếu không muốn thua cuộc trước Trung Quốc.

Và "cuộc chiến" trên lĩnh vực công nghệ...

Theo nhận định của CNBC, một trong những động lực chính khiến giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo dài và chưa có hồi kết là do công nghệ chủ chốt 5G. Công nghệ 5G vừa có ý nghĩa quan trọng đối với cam kết của ông Donald Trump là đưa "Nước Mỹ vĩ đại trở lại", cũng như tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) theo chiến lược "Made in China 2025" của ông Tập Cận Bình.

5G - Tụ điểm cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung? - Hình 3

Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến 5G hiện còn ở phía trước.

Hiện nay cuộc đua thực sự nằm ở cuộc cạnh tranh chiếm lấy ngôi vị dẫn đầu công nghệ 5G giữa các tập đoàn thiết bị viễn thông như ZTE, Huawei (Trung Quốc) với các công ty Qualcomm, Intel (Mỹ), Nokia và Ericsson (EU) và các nhà mạng... Tại Việt Nam, hiện mạng 3G đang vận hành rộng rãi, 4G đang trong quá trình triển khai, thì các nhà mạng lớn cũng đã đặt mục tiêu đến 2020 sẽ phủ sóng 5G.

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đăng trên Tờ The Guardian mới đây cho rằng: "Trung Quốc sắp chiến thắng chứ không phải Mỹ. Họ đã có 5G. Họ đã tìm ra cách". Không chỉ bỏ xa Mỹ, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn đang tìm cách tác động đến các nước khác trên phương diện công nghệ 5G. Huawei đang ráo riết vận động hành lang ở Australia và cũng hợp tác với một công ty ở Bồ Đào Nha để triển khai mạng lưới 5G tại đây.

Theo Joe Madden, CEO của công ty nghiên cứu Mobile Experts, các công ty Trung Quốc đang bắt đầu tăng cường sản xuất các linh kiện chủ chốt với các nhà cung ứng của họ. "Chúng tôi nghe được từ ít nhất 10 nhà cung cấp khác nhau rằng, Trung Quốc có thể sớm triển khai mạng 5G vào đầu năm 2019 chứ không phải tháng 7/2019 như đã công bố trước đó".

Theo số liệu WIPO thì số đơn xin cấp bằng sáng chế mà các doanh nghiệp Trung Quốc nộp lên đã tăng 13,4% trong năm 2017, so với mức tăng chỉ đạt 0,1% của các doanh nghiệp Mỹ. Trong đó, Huawei và ZTE nộp nhiều đơn nhất. Điều đó giải thích vì sao các công ty di động và viễn thông lớn của Trung Quốc trở thành mục tiêu tấn công của ông D. Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Mạng viễn thông 5G đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Nhà Trắng về an ninh quốc gia. Theo đó, ZTE đã bị cấm mua các sản phẩm làm ra bởi các công ty Mỹ, China Mobile bị tước quyền cung cấp dịch vụ cho thị trường Mỹ; Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ cảnh báo người Mỹ không nên mua điện thoại Huawei vì có thể bị theo dõi.

5G - Tụ điểm cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung? - Hình 4

Hồi tháng 8, ông Donald Trump ký ban hành Đạo luật NDAA-2019, trong đó có khoản mục "Cấm mọi cơ quan chính phủ và các thực thể có quan hệ với Chính phủ sử dụng sản phẩm hoặc giao dịch với hai công ty Huawei và ZTE của Trung Quốc"; Ngày 1/12, nữ giám đốc tài chính Tập đoàn viễn thông Huawei (Trung Quốc) Bà Mạnh Vãn Chu đã bị Canada bắt giữa theo yêu cầu của Mỹ...

Như vậy, 5G là tụ điểm, là cốt lõi của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Bắc Kinh đã tỏ rõ tham vọng lớn trong chiến lược "Made in China 2025" và Washington với chiến lược "Nước Mỹ vĩ đại trở lại" và nước Mỹ sẽ lãnh đạo thế giới không chỉ bằng sức mạnh quân sự mà bằng cả sức mạnh công nghệ tiên tiến nhất. Vì thế, giới nghiên cứu và dư luận cho rằng, câu trả lời "ai thắng ai" trong cuộc chiến 5G vẫn còn đang ở phía trước./.

Theo vov

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Làm rõ danh tính một học sinh phao tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT
12:27:29 27/06/2024
Angelababy hết cửa trở lại showbiz
13:34:34 27/06/2024
NSND Trung Đức: 35 năm không có quỹ đen, về đến nhà là "vợ ơi, t.iền đây"
12:49:56 27/06/2024
Á hậu Phương Anh trở thành giảng viên đại học RMIT
15:02:34 27/06/2024
Sao Vbiz từng đạt 9,5 điểm Văn trong kỳ thi đại học, thành tích tốt nghiệp còn "khủng" hơn nữa
13:27:18 27/06/2024
Hàng loạt ngôi sao rời CAHN sau mùa giải 2023/24?
12:36:10 27/06/2024
2 ngày trước hôn lễ, Midu tung trọn bộ ảnh cưới: Cô dâu mỹ miều bên chồng trẻ, 1 chi tiết đắt đỏ gây chú ý
15:36:13 27/06/2024
Phương Mỹ Chi nói gì khi đoán trúng "Đất nước" trong đề thi ngữ văn?
15:21:36 27/06/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung

Microsoft cấm khai thác t.iền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác t.iền điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác t.iền điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản t.iền phạt lên tới ...

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

09:37:54 21/12/2022
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô mới ra mắt trên Apple iPhone và Apple Watch sẽ tự động tìm kiếm sự trợ giúp từ bộ phận cấp cứu khi có nguy cơ xảy ra tai nạn

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Có thể bạn quan tâm

Sabrina Carpenter và Chappell Roan: Hai ngôi sao GenZ bổ sung hoàn hảo cho nền âm nhạc US-UK

Nhạc quốc tế

16:57:53 27/06/2024
Espresso của Sabrina và Good Luck, Babe! của Chappell được xem là cú hích mạnh mẽ nhất năm nay, đưa hai nữ nghệ sĩ mới này lên thẳng top các bảng xếp hạng danh giá nhất thế giới.

Giảm mỡ m.áu, huyết áp nhờ pha thêm thứ này vào sữa, cà phê

Sức khỏe

16:57:26 27/06/2024
Do lối sống công nghiệp, rất nhiều người chưa thực sự bị bệnh tim mạch nhưng nguy cơ rất cao, vì đã có nhiều tình trạng sức khỏe liên quan.

Baifern Pimchanok phản ứng ra sao trước phát ngôn của Nine Naphat về nghi vấn chia tay?

Sao châu á

16:57:13 27/06/2024
Baifern Pimchanok không hề thả tim cũng như để lại bình luận bên dưới bài đăng của Nine Naphat. Điều này khiến công chúng thêm phần lo lắng về mối quan hệ giữa cả hai.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon mê mẩn chỉ với những món dân dã này

Ẩm thực

16:52:16 27/06/2024
Bữa tối hấp dẫn, ngon mê mẩn chỉ với những món dân dã này. Hãy tham khảo ngay mâm cơm trong bài vết dưới đyây nhé!

Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ nặng sau khi ăn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Tin nổi bật

16:14:57 27/06/2024
Do đó, các bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiến hành các biện pháp cấp cứu khẩn cấp. Sau hơn 2h hồi sức tích cực, bệnh nhân đã dần ổn định, mạch cải thiện. Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.

Ai Cập, UAE sẵn sàng tham gia lực lượng an ninh Gaza hậu chiến do Mỹ đề xuất

Thế giới

16:11:32 27/06/2024
Ngoại trưởng Blinken đã nói riêng với những người đồng cấp rằng mục tiêu sẽ là thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Gaza và chính phủ này sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực.

Phim vừa chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, cặp chính đẹp xuất sắc còn có c.ảnh n.óng cực bạo

Phim châu á

15:33:17 27/06/2024
Phim được phát hành tại Việt Nam thông qua một nền tảng trực tuyến lớn và chỉ sau đúng 1 ngày ra mắt, nó đã vượt qua hàng loạt bom tấn đình đám để đứng top 1 BXH series truyền hình được xem nhiều nhất.

Khung hình gây tranh cãi: Phạm Băng Băng bị Á hậu Vbiz "lấn lướt"?

Sao việt

15:30:26 27/06/2024
Trong khung ảnh đọ sắc, Kim Duyên gây ấn tượng với vẻ đẹp quyến rũ. Trong khi đó, Phạm Băng Băng gây chú ý với tạo hình lạ mắt.

Mỹ nam hot nhất hiện tại: Visual lãng tử vạn người mê, diễn xuất tài tình vai nào cũng cân đẹp

Hậu trường phim

15:27:38 27/06/2024
Tính riêng trong tháng 6 này, Lưu Tuấn Khiêm có 2 dự án điện ảnh cùng ra rạp Việt là Cửu Long Thành Trại: Vây Thành và Chờ Người Nơi Pháo Hoa Rực Rỡ.

Hùng vĩ Mã Pì Lèng Hà Giang

Du lịch

15:12:00 27/06/2024
Hà Giang, vùng đất xa xôi nơi địa đầu Tổ quốc được biết đến không chỉ là bạt ngàn hoa tam giác mạch, sự trùng điệp của cao nguyên đá Đồng Văn mà còn là những vách núi cheo leo

Lần đầu tiên, Tốc Chiến ra mắt một "vị tướng" hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện ở phiên bản PC

Mọt game

15:09:07 27/06/2024
Vẫn biếtTốc Chiếnluôn đượcRiotưu ái thực hiện nhiều ý tưởng thú vị, thế nhưng mới đây, trò chơi này đã khiến cả làng game phải sốc nặng khi ra mắt hàng loạt thay đổi khác lạ trong bản cập nhật mới.