Nokia và cái chết của một tình yêu lớn
Xa dần với thành công trước đây, đối mặt với sự vươn xa của công nghệ, Nokia đang phải nhìn lại chặng đường đã qua và những sai lầm mắc phải của mình.
Người dùng một thời đã từng coi những chiếc điện thoại của Nokia như một tình yêu lớn, thế nhưng dường như tình yêu này đang ngày càng trở nên nguội lạnh khi sự hấp dẫn của Nokia ngày càng bị vùi dập tơi tả bởi các sản phẩm khác của Apple và Google Android.
Đáp chuyến tàu E18 về phía bắc của Helsinki (Phần Lan), xuyên qua những cánh rừng nhiệt đới và những ao hồ rộng lớn, đi tiếp 90 phút, bạn sẽ đến được với thị trấn Salo, nơi đặt “đại bản doanh” của Nokia, hãng điện thoại lớn được nhiều người biết đến.
“Đại bản doanh” của Nokia
Tháng 3 vừa rồi, 1 đội khảo sát đã được cử đến để tìm hiểu lí do tại sao Nokia ngày càng bị xa dần với người sử dụng. Thông điệp này đã được giao bởi giám đốc điều hành mới của Nokia, ông CanadaStephen Elop, 47 tuổi. Cuộc gặp này đã gây tranh cãi với nhiều người, đặc biệt là các nhân viên trong công ty.
Trọng tâm của bài thảo luận này là phân tích những cơ hội mà Nokia đã bỏ lỡ, những quyết định hướng đi chưa chính xác của ban lãnh đạo, và thái độ tự mãn của số đông nhân viên khi đứng trước doanh số bán hàng của công ty.
Vị chủ tịch đã hỏi, trong số những nhân viên ngồi đây, những ai đã sử dụng iPhone hoặc điện thoại sử dụng Google Android. Bầu không khí nặng nề bao trùm, xen lẫn là nỗi lo lắng của một số người khi phải tự nhận là mình đã từng sở hữu một chiếc điện thoại như thế. Ông Elop thực sự đã rất ngạc nhiên, không phải bởi số lượng bao nhiêu người giơ tay, mà bởi số lượng đó là quá ít.
“Tôi mong muốn rằng mọi người phải thật sự tò mò để hiểu và nắm rõ về những đối thủ mà chúng ta đang phải chiến đấu”. Ngày đầu tiên ở trụ sở chính tại Espoo, ông này đã gửi hàng loạt thư điện tử đến các nhân viên của công ty, hỏi về cảm nghĩ của họ, về những gì ông nên làm để cải thiện tình hình kinh doanh. Hơn 2000 bức thư được hồi âm lại và như một việc làm không thường xuyên, nhưng lại hết sức cẩn trọng, ông dành tâm huyết của mình để trả lời từng lá thư một.
Ông Elop trong cuộc họp tháng 3 vừa qua
Sau đó, ông gửi một bản ghi nhớ tới mọi người và cung cấp một bản đánh giá cũng như so sánh về thực trạng của công ty. Theo đó, ông đã chỉ rằng Nokia đang như ngồi trên một đống lửa, nhưng nhìn xung quanh thì thật đen tối, lạnh lẽo và mênh mông như nước biển Atlantic vậy.
Đứng trên đống lửa để bị thiêu rụi, hay nhảy xuống dòng nước lạnh ngắt đây. Ông nói “chúng ta cần phải đưa ra một quyết định rõ ràng”. Và ông đã lựa chọn cách nhảy xuống, sẵn sàng đấu tranh với những đối thủ đáng gờm về công nghệ.
Video đang HOT
Ông nói tiếp: “Mỗi đối thủ của chúng ta đều có một trái tim nóng và cái đầu thông minh. Chiếc iPhone đầu tiên được ra đời năm 2007, trong khi chúng ta đã không có sản phẩm mới nào tại thời điểm đó. Nếu chúng ta cứ tiếp tục đi sau công nghệ như thế, dần dần, chúng ta sẽ bị tụt lùi về phía sau và hậu quả để lại thì chắc chắn ai cũng biết và có thể tưởng tượng ra”.
Trong khi Apple đang đẩy mạnh về thị trường game, và Google Android đã kịp chiếm lĩnh nửa thị trường, thì giá cổ phiếu của Nokia đang bị rớt giá thảm hại bởi các nhà sản xuất Trung Quốc.
Công nhân làm việc trong nhà máy Nokia trong năm 1981, công ty đã từng sản xuất ủng cao su, lốp xe, mặt nạ phòng độc phục vụ cho quân đội Phần Lan
Ông này nhấn mạnh, trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại như ngày nay, việc kinh doanh giống hệt như con dao hai lưỡi. Năm 1997, Apple chưa hề được nổi danh và được nhiều người biết đến như ngày nay, chỉ cho đến khi các sản phẩm iPod, iPhone, và iPad của họ ra đời. Năm 2002, Nokia đã đứng vị trí thứ 2 trên thị trường Anh quốc, và năm 2010, hãng đã tụt xuống thứ hạng thứ 89.
Elop đã cảnh báo với các nhân viên là sự tinh giảm biên chế rồi cũng sẽ phải diễn ra một cách nhanh chóng và minh bạch nếu tình hình không được cải thiện. Làm sao để giữ vững công ty và phát triển nó luôn là nỗi băn khoăn lớn của vị chủ tịch này.
Năm ngoái, cố phiếu của Nokia đã lần đầu tiên sụt giảm tới 30% tính từ năm 1999. Con số đáng báo động này dấy lên một câu hỏi lớn: làm sao để quản lý và cải thiện tình hình một cách có hiệu quả?
Trước đây, hồi những năm đầu thế kỷ 20, Nokia chỉ được biết đến trên thị trường các nước cộng hòa Sô Viết và thực sự nổi tiếng vào năm 1987, khi hình ảnh của vị chủ tịch Sô Viết Mikhail Gorbachev với chiếc điện thoại “cục gạch” Nokia Mobira Cityman xuất hiện.
Ông Mikhail Gorbachev với chiếc điện thoại “cục gạch” Nokia Mobira Cityman
Năm 1992 là thời kỳ vàng son của Nokia dưới bàn tay lãnh đạo của vị chủ tịch Jorma Ollila. Nokia đã thống trị thị trường di động trong suốt những năm 90, giúp tạo ra các chuẩn GSM cho việc thoại và gửi nhận dữ liệu. Từ hình dáng thô kệch như cục gạch, những chiếc điện thoại được thu nhỏ như thanh socola và tuổi thọ pin được cải thiện một cách đáng kể. Dần dần, với giá cả phải chăng và chất lượng sử dụng bền đẹp của Nokia, dòng sản phẩm này đã chinh phục được nhiều khách hàng trong nước cũng như nước ngoài.
Chiếc điện thoại Nokia 1100 tới giờ còn được nhắc tới như một niềm tự hào của công ty này với 250 triệu chiếc được tiêu thụ trên thị trường một cách nhanh chóng. Từ đó, tin nhắn trở nên gần gũi với mọi người hơn và là một phương thức mới để giao tiếp.
Từ năm 1996 đến 2001, doanh số bán hàng của hãng tăng lên gấp 5 lần, đạt mức 31 tỉ bảng Anh. Nokia có thể bán những sản phẩm mang tính cơ bản như thế trên những thị trường dang phát triển, trong khi đối với những khách hàng ở châu Âu hay Mỹ, họ muốn bắt kịp thời đại thì các sản phẩm mới luôn được ưa chuộng và ưu tiên số một. Phân tích này được đưa ra bởi nhà quản lí chất lượng của Anh và chuyên gia phân tích thị trường David Potter.
Đầu năm 1997, Nokia đã tiên phong trong việc ghép và kết nối các phầm mềm tiện ích giữa điện thoại và PDA.
Tiếp sau đó, họ đã thiết kế nên một thiết bị có khả năng truyền tải thông tin giao tiếp và ghi nhật ký. Thư điện tử, duyệt web và chơi game sau đó cũng được đưa vào. Điện thoại Nokia và nền tảng Symbian đã thực sự là một sự kết hợp hoàn hảo.
Năm 2000, điện thoại Nokia 3210 có khả năng soạn tin nhắn và chơi trò chơi rắn di chuyển, 160 triệu chiếc đã được bán ra, tạo nên sự nổi tiếng không ngờ trong lịch sử di động, giá cổ phiếu của Nokia là 65 bảng Anh. Năm 2011, Nokia N8 chụp ảnh 12.0, lướt web, nghe nhạc, xem video… giá cổ phiếu của Nokia là 4.3 bảng Anh
Nokia đã dẫn đầu nghệ ở thời điểm đó bởi sự đi lên công nghệ của chính họ. Một lần nữa, cố phiếu của Nokia được “nâng tầm” với sự phát triển của Symbian.
Sai lầm và suy giảm
Tuy nhiên, quá khứ hoàng kim đã bị lùi xa. Nokia đã mắc phải một chuỗi các sai lần không đáng có, dẫn đến việc kinh doanh ngày càng tụt giảm.
Trước hết là ở việc công ty này có quá nhiều nhà quản lý và trưởng phòng, dẫn đến sự không thống nhất, chồng chéo trong công việc. Nokia đã có rất nhiều công ty con, nhưng trên thực tế, các “chi nhánh” này lại làm việc không hiệu quả. Họ thậm chí đã lãng quên Symbian, thuê thêm một loạt những nhà quản lý mới, sau đó lại mua Symbian trở lại. Sự “bành trướng” về nhân sự đã góp phần làm cho Nokia khó có thể điều hành và đi đúng hướng được.
Theo phân tích của giới chuyên gia, điện thoại màn hình cảm ứng sẽ là một trào lưu mới và sẽ được người dùng ủng hộ. Apple đã đi theo hướng đi này. Còn với Nokia, năm 2006, họ đã từ chối với hướng phát triển mới.
Apple sau đó đã liên tiếp thành công với thế hệ điện thoại thông minh, có khả năng lướt web, nghe nhạc và quay video, chứ không đơn giản chỉ là chức năng dọi điện, nhắn tin. Đây thực sự là một cuộc cách mạng công nghệ.
Tiếp đó thì Nokia N97 ra đời, được coi là “kỳ phùng địch thủ”với iPhone. Sự chạy đua công nghệ này đã dẫn đến quyết sách đưa những chiếc điện thoại với tính năng cơ bản, “ăn chắc mặc bền” của Nokia đến ngõ cụt.
Năm 2003, Nokia đã hướng tới sản xuất những chiếc điện thoại di dộng có thể chơi game, mang tên N-Gate. Đây bị coi là thảm họa của nền công nghệ. Chất lượng trò chơi nghèo nàn, kêt nối mạng chậm và không hỗ trợ nhiều người chơi cũng như tốc độ download còn rất kém. Trong khi đó, các đối thủ như Sony PSP, Nintendo DS lại thu phục được hoàn hoàn các tín đồ game lớn trên thị trường.
Một minh chứng hùng hồn cho cuộc chạy đua công nghệ không cân sức là gian hàng Ovi của Nokia với iTunes của Apple. Một số người dùng đã có những phản hồi không tốt về Ovi Store: “họ (Nokia) nghĩ đó là một thành công, nhưng theo tôi, suy nghĩ đó thật sai lầm. Nó không có nhiều ứng dụng nổi trội, mà lại còn khó sử dụng nữa”
Tiếp đó, giống như iPhone, N95 và N97 cũng có GPS, trình chơi nhạc và lướt web. Các phím chữ được đặt ở bàn phím trượt dưới màn hình, 2 chiếc điện thoại này sau đó nhận được phản hồi là giống như một chiếc tivi mà mất mất điều khiển. Bỏ lỡ một tiến trình phát triển trong công nghệ là màn hình cảm ứng, Nokia dần dần đã mất đi một số lượng khách hàng đáng kể và ít người quan tâm đến hãng này hơn.
N8 ra đời vào tháng 10 năm 2010, đây là “câu trả lời” cho iPhone 4, một thiết bị tuyệt đẹp, hấp dẫn ở hình thức bên ngoài và tuyệt diệu với camera 12 megapixel, được coi là chiếc điện thoại có máy ảnh tốt và sắc nét nhất. Nhưng chỉ sau khi lên kệ, nó đã bị chính đối thủ iPhone 4 với camera 5 megapixel đánh bại và doanh số 9 triệu chiếc được bán của Nokia đã nhanh chóng đi vào quên lãng. Ban đầu, iPhone chỉ được bán ở Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu. Sau đó điều tồi tệ hơn đến với Nokia là Google bắt đầu “đập” mạnh vào cánh cửa công nghệ với những chiếc điện thoại Android giá rẻ hơn.
Hiện tại, 63 % người dùng điện thoại ở Mỹ vẫn sở hữu những chú dế với tính năng đơn giản là nghe gọi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Nokia không có đối thủ và vẫn đang xếp ở thứ hạng cao. So với những nhà sản xuất Trung Quốc, những sản phẩm rẻ và nhanh vẫn có thể lấn át Nokia nếu như hãng này vẫn còn “ì ạch” và chưa đưa ra những sản phẩm độc đáo, mới lạ khác.
Những chiếc điện thoại của Nokia đã từng “làm mưa làm gió” trên thị trường di động
Có lẽ quyết định lớn nhất của hãng này là từ bỏ hệ điều hành Symbian, và thay thế bởi Windows Phone 7. Thêm vào đó, có thông tin cho rằng năm 2012 tới đây, Nokia sẽ “bắt tay” với Microsof, cho ra đời những sản phẩm đặc biệt về cả chất lượng lẫn dịch vụ.
Không nhiều nhà phê bình hài lòng với quyết định này của nhà lãnh đạo Nokia. Thậm chí còn có hẳn các diễn đàn bàn luận về chủ đề nóng này. Đáp lại với dư luận, phát ngôn viên của hãng, ông Mark Squires nói: ” ảnh hưởng của sự thay đổi trong thiết bị điện thoại sử dụng Windows Mobile là không nhiều. Nhưng chúng tôi đã sẵn sàng cho một chiến lược sản xuất và kinh doanh hoàn chỉnh. Năm 2012, với sự hợp tác của Nokia và Microsoft, các thiết bị sẽ trở nên đặc biệt hơn và khiến người dùng hài lòng hơn”.
Những kế hoạch này đang được đầu tư kỹ lưỡng và đang trong quá trình thực hiện. Elop đã tiết lộ một số vấn đề với nhân viên của mình và thêm kết luận rằng, nhiều công ty của Trung Quốc bây giờ cũng đang trong công cuộc sản xuất sản phẩm lậu một cách công khai và nhanh chóng, với giá thành rẻ. Đây thực sự là một thách thức lớn với Nokia.
2 tuần trước đây, Nokia đã cho lộ diện chiếc “điện thoại thông minh” N9. Thiết bị này chạy trên nền Meego. Nhưng theo dự đoán, ngay cả khi N9 thành công vang dội thì Nokia cũng không tiếp tục phát triển Meego, điều này có lẽ đã để lại vị đắng đối cho những người hâm mộ Meego, phần đông là các nhà phát triển hoặc người dùng đầy nhiệt huyết đã gắn bó lâu dài với Nokia.
3 ngày sau đó, Elop đã giới thiệumột sản phẩm điện thoại thông minh mang tên Sea Ray. Theo đó, Sea Ray chạy trên hệ điều hành Windows Phone 7 Mango. Đây có thể coi là điện thoại chạy Windows Phone có bộ nhớ trong lớn nhất. Tuy nhiên, theo ông Stephen Elop, Sea Ray hiện vẫn chỉ là phiên bản mẫu và vẫn đang được hoàn thiện.
Trong đế chế mới của mình, có lẽ Elop đang muốn tạo nên một dấu ấn nhưng Nokia đang như người khổng lồ già cỗi trước những gã trai đầy sung sức như Apple, Samsung. Ngay cả, các công ty “chíp hôi” nhỏ lẻ với những chiếc điện thoại giá rẻ giờ đây cũng đe dọa được hãng điện thoại tên tuổi này.
Theo VTC