Nokia tàn lụi, một phần vì iPhone
Kể từ năm 2007, vị trí của Nokia bắt đầu bị lung lay do sự trỗi dậy của điện thoại thông minh mà nhất là sự ra mắt của iPhone – chiếc điện thoại pin chỉ dùng được một ngày.
Những ngày đầu đông, thị trấn Nokia của đất nước Phần Lan trông thật nhỏ bé và yên bình. Một vài khu chung cư nằm xen giữa những lớp tuyết dày. Bên cạnh con đường đầy sỏi đá là một vài cửa hàng nhỏ, khu ăn uống và một siêu thị giảm giá. Thật khó tin rằng thị trấn nhỏ bé này là quê hương của Nokia, công ty đã cung cấp đến 40% sản lượng điện thoại di động toàn thế giới cuối những năm 1990 và đầu thế kỷ 21. Nokia được cho là đã tạo ra một cuộc cách mạng của ngành công nghiệp điện thoại di động, đồng thời đưa Phần Lan trở thành một trong những nền kinh tế giàu có nhất thế giới thời bấy giờ.
Giai đoạn 1998 – 2007, Nokia, đơn vị đóng góp một phần tư sản lượng kinh tế của Phần Lan, lại thành một cú đấm mạnh xuống nền kinh tế nước này. Sự đi xuống của Nokia cũng nhanh như sự đi lên của nó. Đà giảm tốc của “giấc mơ tăng trưởng Nokia” đã tạo ra một cuộc khủng hoảng dài nhất trong lịch sử quốc gia châu Âu này.
Sự tàn lụy của đế chế Nokia đã tác động tiêu cực đến kinh tế của những vùng miền tại Phần Lan, nhất là những khu vực xung quanh ngôi làng Nokia – quê hương của công ty công nghệ cùng tên. 14-15% là tỷ lệ thất nghiệp tại Tampere, cách ngôi làng Nokia chừng 15 phút đi xe và từng là trụ sở nghiên cứu và phát triển lớn nhất của hãng với lúc cao điểm thuê tới 4 nghìn nhân viên. Kari Kankaala, Giám đốc phụ trách phát triển kinh tế và đô thị tại Tampere, nhận định, Nokia từng là nền tảng của tất cả mọi thứ: “Từ công nhân, nhà thầu đến đại học, tất cả đều phụ thuộc vào Nokia”.
Hiện nay, ngành nghề kinh doanh cơ sở hạ tầng viễn thông của Nokia vẫn phát triển tốt và đóng góp vào kinh tế Phần Lan. Đối với những cựu nhân viên của Nokia, khi được hỏi, họ vẫn còn bất ngờ về quá trình từ một công ty dẫn đầu thế giới về sản xuất điện thoại di động đến việc bị Microsoft mua lại vào năm 2014. Và theo Mika Grundstrom, cựu Giám đốc nghiên cứu và phát triển, một trong những lý do dẫn đến sự tàn lụy của đế chế Nokia là sự ra đời của iPhone.
Kể từ năm 2007, vị trí ngôi vương của Nokia đã bị lung lay do sự trỗi dậy của điện thoại thông minh, nhất là sự ra mắt của iPhone vào năm đó. Theo ông Grundstrom, cuộc sống đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều từ khi iPhone ra đời. “Nokia đã gặp khó khăn lớn trong việc xác định xu hướng tiêu dùng của khách hàng, liệu họ quan tâm đến sự tiện nghi, thời lượng pin hay kích thước khi chọn mua điện thoại. Trong khi pin iPhone chỉ dài một ngày, thì nhiều phiên bản điện thoại của Nokia có pin dài một tuần. Vậy làm thế nào Apple có thể bán một chiếc điện thoại như vậy đến người tiêu dùng?”, ông Grundstrom chia sẻ.
Video đang HOT
Nói về thương vụ sát nhập với Microsoft năm 2014, khi mà cái tên Nokia bị xóa sổ hoàn toàn khỏi thị trường, nhiều người vẫn có cái nhìn lạc quan. “Việc sáp nhập với Microsoft đã đem đến cho nhiều cựu nhân viên Nokia một khoản tiền khổng lồ dưới dạng cổ phiếu, trong khi Microsoft đã thổi một làn gió mới đến cách thức kinh doanh và vận hành doanh nghiệp của công ty công nghệ Phần Lan này”, Giám đốc phát triển kinh tế và đô thị tại Tampere, ông Kari Kankaala ho biết.
Tuy nhiên, thời kỳ hậu Nokia không phải lúc nào cũng đen tối. Tuomas Kytomaa, một kỹ sư máy tính, người đã dành phần lớn cuộc đời làm việc cho Nokia và đang sở hữu một khu văn phòng kinh doanh được thiết kế lại từ một nhà máy bỏ hoang, cho rằng di sản mà Nokia để lại là tài năng và tinh thần kinh doanh khởi nghiệp.
Mặc cho sự phát triển tương lai của ngành công nghệ Phần Lan có như thế nào, phần lớn mọi người đều đồng ý sự xuất hiện của một đế chế Nokia thứ hai là rất khó xảy ra: “Tình thế bây giờ đã thay đổi. Sự cải tiến, đổi mới không còn đến từ những doanh nghiệp lớn. Chúng sẽ đến từ những doanh nghiệp nhỏ, những công ty khởi nghiệp”, Kytomaa nhận định.
Nguyễn Mai Đức
Theo VNE
Nguyên mẫu iPhone đầu tiên là iPod Nano
Steve Jobs lo sợ các hãng di động sẽ nhanh chóng tích hợp máy nghe nhạc vào điện thoại, khiến iPod hết đất sống. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời của những chiếc iPhone.
Hơn một thập kỷ qua, không có sản phẩm công nghệ nào có tác động sâu rộng đến cuộc sống con người như iPhone. Nó đã mở ra kỷ nguyên điện thoại thông minh, giúp con người thay đổi cách thức tiếp nhận thông tin, giải trí và giao tiếp. Có thể trong nhiều năm sau nữa, sẽ không có sản phẩm nào có thể tạo ra cuộc cách mạng như thế.
Màn hình cảm ứng đa điểm là mấu chốt tạo nên thành công của iPhone. Ảnh: BGR
Trở lại những năm 2000, khi những chiếc Motorola Razr ở thời kỳ đỉnh cao, ý định kinh doanh di động của Apple có thể là một điều nực cười. Nhưng khi iPhone ra mắt, nó đã khiến thế giới phải nhìn nhận sự đột phá, sáng tạo mà không hãng công nghệ nào làm được vào thời điểm đó. iPhone trở thành một chuẩn mực của thiết kế, tuyệt tác của kỹ thuật.
Mức tiêu thụ iPod tăng vọt cạnh tranh mạnh mẽ với những thiết bị âm thanh khác. Doanh số iPod chiếm 45% lợi nhuận của công ty vào năm 2005. Điều này đã giúp Apple củng cố vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, nó lại làm Jobs lo lắng. Ông sợ rằng các nhà sản xuất di động sẽ nhanh chóng nhập cuộc. Họ sẽ trang bị những chiếc di động có khả năng chơi nhạc. Điều này sẽ là dấu chấm hết cho iPod.
Cùng với đó là sự cộng tác không thành công giữa Apple với Motorola khi tạo ra chiếc Rokr. Thậm chí Jobs từng nói: "Tôi phát ốm vì phải cộng tác với những công ty ngớ ngẩn như Motorola". Ám ảnh này đã thôi thúc ông việc phải tại ra iPhone.
Tony Fadell, người được mệnh danh cha để của iPod đã có buổi phỏng vấn với VentureBeat về chiếc iPhone đầu tiên. Theo ông, nguyên mẫu iPhone đầu tiên là chiếc iPod có khả năng đàm thoại.
Bên trong căn phòng bí mật tạo nên iPhone. Ảnh: BGR
"Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu tạo ra chiếc điện thoai iPod. Nghĩa là chiếc iPod với module điện thoại bên trong đó. Tuy nhiên, chúng tôi gặp nhiều vấn đề với việc sử dụng bánh xe cuốn, đặc biệt trong việc thực hiện cuộc gọi".
Theo Fadell, cũng vào khoảng thời gian đó, Apple cũng đang theo đuổi công nghệ cảm ứng đa điểm. Năm 2005, Apple bí mật mua lại một công ty nhỏ có tên là FingerWorks chuyên sản xuất bàn xúc giác đa điểm.
Fadeel vẫn cố hết sức phát triển bánh xe cuốn trên iPod nhưng kỹ sư của hãng vẫn gặp vấn đề với việc thực hiện cuộc gọi. Steve Jobs nhanh chóng đặt cược vào công nghệ cảm ứng đa điểm. Ông muốn một thiết bị có màn hình lớn và không có bàn phím cơ học.
"Việc nghiên cứu chiếc điện thoại iPod đi vào ngõ cụt. Tuy nhiên, một ngày Steve Jobs gặp tôi và cho tôi xem một chiếc bàn lớn mô phỏng màn hình cảm ứng đa điểm. Jobs nói công ty cần đưa màn hình cảm ứng đa điểm lên trên iPod. Từ việc nghiên cứu điện thoại, chúng tôi chuyển qua xây dựng màn hình cảm ứng chạm".
Trần Tiến
Theo Zing
'Vượt mặt' khóa vân tay trên smartphone bằng máy in Sử dụng máy in với mực và giấy đặc biệt, vân tay có thể được sao chép và dùng để vượt qua cơ chế bảo mật trên điện thoại thông minh. Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học bang Michigan đã phát hiện phương pháp "nhân bản dấu vân tay", cho phép mở khóa smartphone trong 15 phút. Bằng cách sử dụng...