Nokia sẽ dành lại vị trí dẫn đầu nhờ công nghệ mạng 5G
Sự phát triển của mạng công nghệ 5G là rất quan trọng đối với một số công ty công nghệ và Nokia cũng nằm trong số đó. Được biết, dựa vào mạng công nghệ này, công ty hy vọng sẽ dành lại được chỗ đứng trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu.
Giá cổ phiếu của Nokia đã tăng gần 30% trong năm 2018, chủ yếu nhờ sự phát triển thành công đầu tiên từ công nghệ mạng 5G. Tim Hatt, giám đốc nghiên cứu của GSMA Intelligence cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đại diện công ty Nokia, họ cho rằng Nokia đang cố gắng tìm lại vị trí dẫn đầu thông qua công nghệ mạng 5G, bởi rõ ràng, công ty đã bị tụt lại phía sau trong kỷ nguyên điện thoại thông minh suốt 15 năm qua.
Nokia sẽ đẩy mạnh phát triển mạng công nghệ 5G.
Theo Nokia, kết nối mạng 5G của công ty sẽ nhanh hơn và có độ trễ dữ liệu thấp hơn, tương tác nhanh chóng với các thiết bị đồng thời cũng tăng tốc độ tải dữ liệu xuống.
Tại trụ sở toàn cầu của công ty ở Espoo, Phần Lan, Nokia đã giới thiệu các ứng dụng công nghệ 5G đầu tiên đến các ứng dụng chăm sóc sức khỏe, cùng các công nghệ mạng 5G mới. Ví dụ, công nghệ mạng cho phép liên lạc tức thì giữa các phương tiện tự trị hoặc giữa các thiết bị thông minh trong nhà.
Video đang HOT
Lauri Oksanen, Phó Chủ tịch nghiên cứu công nghệ của Nokia cho biết: “Tôi tin rằng công nghệ mạng 5G sẽ đi vào cuộc sống của mọi người trong vài năm tới”.
Vào tháng 1 năm 2019, Phần Lan sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên ra mắt mạng 5G thương mại chính thức. Công ty viễn thông Thụy Điển Telia là một trong ba nhà khai thác viễn thông đã có được giấy phép phát triển công nghệ mạng 5G thương mại. Telia đã hợp tác với Nokia để thử nghiệm mạng công nghệ 5G đầu tiên tại Phần Lan.
Giám đốc dự án 5G của Telia tại Phần Lan, ông Janne Koistinen nói rằng những thành tựu về công nghệ của Nokia cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, đã cho phép Phần Lan cạnh tranh tốt hơn với các nước lớn về công nghệ mạng 5G.
Theo Gizchina
Bộ đồ bay giá hơn 10 tỷ đồng cho Iron Man ngoài đời thực
Bộ đồ bay có cấu trúc được in 3D gồm 5 động cơ phản lực, nặng 45 kg và tốc độ tối đa hơn 50 km/h do Richard Browning chế tạo đang được bán tại trung tâm thương mại Selfridges, London (Anh) với giá 446.000 USD (khoảng hơn 10 tỷ đồng).
Khi mặc bộ đồ bay này, người mặc sẽ cập nhật thông tin tình trạng thiết bị như mức nhiên liệu trên màn hình hiển thị head-up, tốc độ tối đa của nó hơn 50 km/h.
Bộ đồ bay nặng tới 45 kg.
Richard Browning cho biết, phát minh của ông đã đạt độ hoàn hảo và chờ ngày được sản xuất đại trà. Ông cũng khẳng định, người dùng có thể điều khiển bộ đồ bay mà không cần bất cứ giấy phép hay bằng lái nào, việc đào tạo bay cũng rất đơn giản.
Tuy nhiên, có một lưu ý rằng để có thể điều khiển bộ đồ bay này, tất nhiên cũng phụ thuộc vào thể lực và năng lực của người lái, bởi nó nặng tới 45 kg. Bộ đồ này phụ thuộc vào khả năng cân bằng bẩm sinh của mỗi con người nhưng cũng dễ tiếp cận.
Browning cho biết, phiên bản điện của bộ đồ này đang được xây dựng và dự định phát triển rộng rãi trong tương lai với chi phí giảm xuống.
Nhiều đánh giá cho rằng, đây cũng có thể là một trong những phương tiện di chuyển của nhân loại trong tương lai.
Trước đó, sách Kỷ lục Guinness đã xác nhận Richard Browning là người đàn ông bay nhanh nhất với bộ đồ phản lực. Vận tốc tối đa mà Browning đạt được là 32,02 mph, khoảng 51,5 km/h.
Theo CAND
5G - Tụ điểm cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung? Cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn kéo dài và chưa có hồi kết được nhận định là do công nghệ chủ chốt 5G. Theo số liệu mới nhất của Deloitte, thì Trung Quốc đã xây được hơn 350.000 tháp sóng - cơ sở hạ tầng quan trọng của mạng 5G, trong khi Mỹ mới...