Nokia sắp đưa mạng 4G lên Mặt Trăng
Nhắn tin trên Mặt Trăng hay truyền dữ liệu trên Sao Hỏa dường như đã không còn là điều gì xa xôi.
Hình ảnh mô phỏng tàu thám hiểm Lunar Outpost, với ăng-ten Nokia mở rộng trên Mặt trăng. Nokia và NASA đang cố gắng đưa mạng di động 4G lên bề mặt Mặt trăng. Ảnh: Nokia Bell Labs
NASA và Nokia đã hợp tác thiết lập mạng di động 4G trên Mặt Trăng và sẽ triển khai trong thời gian sắp tới bằng một tên lửa SpaceX sẽ phóng trong năm nay, chưa xác định ngày chính xác. Tàu đổ bộ này sẽ lắp đặt hệ thống ở cực nam của Mặt Trăng và sau đó sẽ được điều khiển từ xa từ Trái đất.
Ông Walt Engelund tại NASA cho hay, quá trình này có nhiều thách thức vì nó sẽ phải hoạt động trong môi trường Mặt Trăng với nhiệt độ và bức xạ khắc nghiệt.
“Thử thách đầu tiên để thiết lập và vận hành mạng là phải có thiết bị di động đủ tiêu chuẩn về không gian, đáp ứng các yêu cầu về kích thước, trọng lượng và công suất phù hợp cũng như được triển khai mà không cần kỹ thuật viên”, ông nói.
Video đang HOT
Thiết bị mạng 4G đang được phòng thí nghiệm Bell của Nokia xây dựng. Thiết bị sẽ được đưa lên một tàu đổ bộ do công ty Intuitive Machines của Mỹ sản xuất. Sau khi được triển khai, nó sẽ kết nối tàu đổ bộ thông qua thiết bị vô tuyến với hai phương tiện chuyển vùng và thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là tìm kiếm băng.
Một phương tiện được gọi là phễu Micro-Nova sẽ lao vào một miệng núi lửa để quét tìm bằng chứng cận cảnh chưa từng có về băng trên Mặt Trăng. Hình ảnh về băng đầu tiên trên thế giới được truyền trở lại tàu đổ bộ và sau đó được gửi về Trái Đất gần như trong thời gian thực thông qua mạng di động. Băng trên Mặt Trăng có thể được sử dụng để tạo ra oxy và thậm chí cả nhiên liệu mà sau này có thể được sử dụng để thực hiện các sứ mệnh Sao Hỏa từ Mặt Trăng.
Đối với chương trình Artemis của NASA nhằm mục đích đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng trong thập kỷ này, việc kết nối di động cực kỳ quan trọng
Ông Engelund cho biết hiện tại, các phi hành gia nói chuyện với nhau bằng radio, nhưng NASA muốn có một hệ thống liên lạc trên Mặt Trăng có khả năng hỗ trợ dữ liệu khoa học và video có độ phân giải cao, đặc biệt là khi các sứ mệnh của Artemis trở nên phức tạp hơn.
“Nỗ lực này sẽ giúp thiết lập một mạng lưới liên lạc trên Mặt Trăng có thể cung cấp cho các nhà thám hiểm của chúng tôi khả năng truyền dữ liệu khoa học, trao đổi với bộ phận kiểm soát sứ mệnh và nói chuyện với gia đình, như thể đang đi bộ trên phố và dùng điện thoại di động”.
Nỗ lực này có thể đặt nền móng cho một mạng Internet ngoài Trái Đất. Các thiết bị cá nhân có thể kết nối mạng, cho phép những người ngoài không gian sử dụng điện thoại thông minh có thể truy cập tất cả các ứng dụng và dịch vụ có sẵn như đang ở Trái Đất.
Phòng thí nghiệp Bell đã nhận được khoản tài trợ 14,1 triệu USD vào năm 2020. Và vào tháng 1/2024, Cơ quan dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng Mỹ (DARPA) đã lựa chọn Nokia để bắt đầu phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ truyền thông, sẽ đóng vai trò là “khuôn khổ cho nền kinh tế Mặt Trăng”.
Nếu một mạng di động có thể chịu đựng được hành trình vào quỹ đạo, sau đó triển khai và tồn tại một cách tự động trong môi trường chân không của không gian, chịu được nhiệt độ dao động mạnh và bức xạ vũ trụ, thì mạng đó sẽ có thể tồn tại ở những địa điểm khắc nghiệt nhất trên Trái Đất, chẳng hạn như chỏm băng ở vùng cực, sa mạc hoặc ngoài khơi.
Ấn Độ "đánh thức" tàu đổ bộ Mặt Trăng bất thành
Ấn Độ tìm cách "đánh thức" trạm đổ bộ và tàu thám hiểm thuộc sứ mệnh Mặt Trăng Chandrayaan-3 sau một đêm lạnh giá, nhưng đến nay chưa có kết quả.
Reuters dẫn thông báo của cơ quan vũ trụ Ấn Độ ISRO xác nhận, trạm đổ bộ và tàu thám hiểm thuộc sứ mệnh Mặt Trăng Chandrayaan-3 đã không thức dậy vào ngày 22/9 theo tính toán ban đầu, trong khi các nhà khoa học Ấn Độ vẫn đang nỗ lực tìm cách để "đánh thức" chúng.
Hình ảnh minh họa của tàu đổ bộ Vikram và tàu thăm dò Pragyan. Ảnh: GettyImages
"Chúng tôi đã nỗ lực thiết lập lại liên lạc với trạm đổ bộ Vikram và tàu thăm dò Pragyan để kiểm tra trạng thái hoạt động của chúng. Hiện tại, các nhà khoa học không thu được bất kỳ tín hiệu nào từ hai thiết bị này. Chandrayaan-3 không còn dấu hiệu của sự sống", ISRO thông tin.
Hai phương tiện chuyển sang chế độ ngủ đầu tháng 9 khi màn đêm buông xuống trên Mặt Trăng và bộ pin cạn năng lượng. Lần Mặt Trời mọc tiếp theo là ngày 22/9. ISRO hy vọng tấm pin quang năng sẽ sạc điện trở lại và đánh thức bộ đôi. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa phản hồi tin nhắn liên lạc.
Một ngày trên Mặt Trăng tương đương 14 ngày trên Trái Đất, nhiệt độ trung bình vào ban ngày là 123 độ C và ban đêm cao nhất, âm hơn 200 độ C. Các nhà khoa học không trang bị hệ thống sưởi để bảo vệ tàu khỏi cái lạnh trên Mặt Trăng, nên có khả năng các thiết bị trên tàu đã bị hư hại.
Ngay cả khi trạm Vikram và tàu Pragyan không tỉnh lại, chúng đã hoàn thành sứ mệnh. Trong hai tuần hoạt động, chúng đã thực hiện nhiều nghiên cứu và xác nhận sự tồn tại của lưu huỳnh ở Mặt Trăng. Ngoài ra, phân tích sơ bộ hé lộ lớp đất ở khu vực này chứa nhôm, canxi và sắt.
Cuối tháng 8/2023, Giám đốc vận hành nhiệm vụ M. Srikanth chia sẻ, cả đội tin chắc trạm đổ bộ và robot tự hành sẽ hồi sinh sau khi Mặt Trời mọc. "Nếu điều đó xảy ra, đó sẽ là một điểm cộng lớn. Trong trường hợp chúng không thể hoạt động, nhiệm vụ vẫn hoàn thành", ông M. Srikanth nói.
Trạm đổ bộ Vikram của sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã hạ cánh thành công vào ngày 23/8. Ấn Độ là nước thứ 4 hạ cánh trên Mặt Trăng sau Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc nhưng là nước đầu tiên đáp xuống gần cực Nam, khu vực có địa hình rất phức tạp.
Tàu đổ bộ của Nhật Bản 'sống sót' thần kỳ sau 3 đêm cực lạnh trên Mặt Trăng Cơ quan Nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) ngày 24/4 thông báo Tàu đổ bộ thông minh nghiên cứu Mặt Trăng (SLIM) của nước này tiếp tục lập kỳ tích: "Sống sót" qua đêm trăng thứ 3 trong môi trường cực lạnh. Hình ảnh bề mặt Mặt Trăng được chụp bởi tàu đổ bộ SLIM do Cơ quan...