Nokia lỗ lớn khi bán trụ sở đầu não tại New York
Giới truyền thông vừa cho hay, tập đoàn Nokia đã bán trụ sở đầu não của họ tại New York, nằm ở phía bắc Manhattan, trong thị trấn công nghiệp thuộc White Plains.
Một trụ sở của Nokia. (Nguồn: telecom-it.vn)
Từng phải bỏ ra tới 30 triệu USD để mua hồi sáu năm trước, song tới giờ nhà sản xuất điện thoại Phần Lan lại chỉ bán trụ sở này với giá 12 triệu USD cho hãng công nghệ sinh học Histogenetics.
Video đang HOT
Chủ tịch đại diện của Histogenetics, Michael Rao vui mừng cho biết: “Đó là một bản hợp đồng tuyệt vời có giá chỉ 12 triệu USD. Tòa nhà mà Nokia nhượng lại cho chúng tôi rất đẹp, rất đồ sộ.”
Động thái “bán lỗ” của Nokia được thực hiện trong bối cảnh hãng này tiếp tục đối mặt với tình trạng kinh doanh bết bát trên thị trường di động toàn cầu.
Trong quý hai vừa qua, Nokia đã phải chịu khoản lỗ khổng lồ lên tới 1,7 tỷ USD, trong khi trước đó, khoản lỗ của quý một là 1,2 tỷ USD.
Ngoài trụ sở đầu não ở White Plains, hãng điện thoại Phần Lan còn đang sở hữu 27 văn phòng khác tại Mỹ./.
Theo TTXVN
Nhiều trường công bố tỉ lệ "chọi" theo ngành
Chiều 15-5, đã có thêm bốn trường ĐH công bố thống kê hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tuyển sinh ĐH, CĐ theo ngành.
Theo đó, Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) cho biết tổng số hồ sơ ĐKDT nộp vào trường là 13.435, tăng 1.757 hồ sơ so với năm trước. Trong đó hai nhóm ngành xây dựng và điện - điện tử của trường vẫn tiếp tục chiếm ưu thế với lượng hồ sơ ĐKDT nhiều nhất, tuy nhiên đây là hai ngành có nhiều chỉ tiêu nên tỉ lệ "chọi" không quá cao. Nhóm ngành xây dựng với 2.017 hồ sơ, tăng hơn 300 hồ sơ so với năm trước (chỉ tiêu của nhóm ngành này năm nay là 520, như vậy tỉ lệ "chọi" của nhóm ngành này là 3,88) và nhóm ngành điện - điện tử với 2.010 hồ sơ, tăng hơn 260 hồ sơ (tỉ lệ "chọi" là 3,05).
Nhóm ngành cơ khí - cơ điện tử năm nay đã vươn lên vị trí thứ ba trong số các nhóm ngành có nhiều hồ sơ ĐKDT của trường khi có đến 1.899 hồ sơ (tăng hơn 400 hồ sơ, tỉ lệ "chọi" 3,8). Nhóm ngành công nghệ hóa - thực phẩm - sinh học vẫn được khá nhiều thí sinh lựa chọn với 1.600 hồ sơ (tỉ lệ "chọi" 3,72) và nhóm ngành công nghệ thông tin với 1.100 hồ sơ (tỉ lệ "chọi" 3,33). Tuy nhiên, nhóm ngành có tỉ lệ "chọi" cao nhất khối A của trường này vẫn là kỹ thuật địa chất - dầu khí (6,93) với 1.040 hồ sơ, kế đó là ngành quản lý công nghiệp có tỉ lệ "chọi" 4,74 với 758 hồ sơ, ngành kỹ thuật và quản lý môi trường có tỉ lệ "chọi" cao xếp thứ ba của trường là 4,01 với 642 hồ sơ.
Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) cho biết tổng số hồ sơ ĐKDT vào các ngành đào tạo do nhà trường cấp bằng là 3.497 và các ngành đào tạo liên kết với ĐH nước ngoài là 473 hồ sơ. Tại trường này số hồ sơ ĐKDT vào nhóm ngành kinh tế cũng chiếm phần lớn, trong đó nhiều nhất là ngành quản trị kinh doanh với 1.418 hồ sơ (tăng 288 hồ sơ so với năm trước). Ngành tài chính ngân hàng với 485 hồ sơ (giảm 135 hồ sơ). Trong khi công nghệ sinh học năm nay có lượng hồ sơ tăng vọt với 743 hồ sơ (tăng 448 hồ sơ). Các ngành công nghệ thông tin 196 hồ sơ, công nghệ thực phẩm 136 hồ sơ, kỹ thuật xây dựng 120 hồ sơ... Hai ngành có ít hồ sơ nhất là quản lý nguồn lợi thủy sản 30 hồ sơ và kỹ thuật điện tử - truyền thông 71 hồ sơ.
Theo tin từ Trường ĐH Y dược TP.HCM, tổng số hồ sơ ĐKDT của trường đến nay là 23.927. Theo thống kê, ngành dược học vẫn giữ ngôi đầu bảng với 5.347 hồ sơ, y đa khoa xếp thứ hai với 4.895 hồ sơ. Các ngành y học cổ truyền 1.581 hồ sơ, răng hàm mặt 1.578, y học dự phòng 681.
Trường ĐH Tài chính - marketing đã chính thức công bố thống kê hồ sơ ĐKDT theo ngành. Theo đó tổng số hồ sơ ĐKDT của trường năm nay ở bậc ĐH là 27.842 (khối A: 15.890, khối D1: 11.952). Trong đó, ngành quản trị kinh doanh có số hồ sơ ĐKDT nhiều nhất với 7.325, kế tiếp là ngành tài chính ngân hàng 5.170, marketing 4.104, quản trị khách sạn 3.816, kế toán 3.310 hồ sơ. Những ngành có ít hồ sơ gồm: bất động sản 329, hệ thống thông tin quản lý 552, ngôn ngữ Anh 1.350, kinh doanh quốc tế 1.886 hồ sơ.
Theo tuổi trẻ
Chọn đúng ngành: Học trung bình vẫn nhiều cơ hội Đối với học sinh khá, giỏi, cơ hội để lựa chọn ngành nghề sẽ đa dạng hơn so với học sinh trung bình. Tuy nhiên cũng có nhiều ngành phù hợp với học sinh có sức học vừa phải. Chọn đúng ngành yêu thích, đúng trường vừa sức, cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ cao hơn, kể cả các ngành "hot"....