Nokia là thương hiệu uy tín trong việc cập nhật hệ điều hành và bảo mật
Đây là thành quả cho việc nỗ lực cập nhật nhanh nhất hệ điều hành và bảo mật cho người dùng so với các thương hiệu khác.
Một điều không thể phủ nhận được rằng việc cập nhật thường xuyên phần mềm và bảo mật cho smartphone là rất quan trọng nhằm đảm bảo trải nghiệm người dùng ngày càng tốt hơn trong suốt quá trình họ sử dụng. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi HMD Global bỏ ra nhiều sự nỗ lực trong việc tập trung vào các bản cập nhật thường xuyên cho hệ điều hành và bảo mật thiết bị – đây là một yếu tố quan trọng về vấn đề bảo mật trên smartphone. Nhiều yếu tố chính bao gồm thời lượng pin, bộ xử lý, camera,bộ nhớ và hệ điều hành Android nguyên bản sẽ mang lại trải nghiệm mượt mà & an toàn hơn cho người dùng.
Trong top 10 nhà sản xuất Smartphone hàng đầu, gần 96% tổng số Nokia smartphones được bán ra nằm trong chương trình Android One và được cập nhật hệ điều hành này từ quý 3/2018. Nokia được xem là thương hiệu dẫn đầu trong việc cập nhật hệ điều hành Android mới nhất cho mọi sản phẩm thuộc các phân khúc giá khác nhau.
Video đang HOT
Có rất nhiều yếu tố đóng vai trò trong việc tung ra những bản cập nhật phần mềm. Chỉ một số ít thương hiệu cam kết và đảm bảo smartphone của họ luôn được cập nhật hệ điều hành nhanh chóng. Nhưng thương hiệu Nokia tự hào khi nằm trong số ít này bởi tổng thể Nokia smartphones luôn được cập nhật hệ điều hành Android mới nhanh nhất, mang đến cho người dùng những trải nghiệm tính năng mới từ Google, chiếm 94% danh mục đầu tư trong vòng một năm kể từ khi ra mắt phiên bản Android mới nhất.”
Theo nghiên cứu của CounterPoint cho thấy rằng: “Các dòng smartphone đắt tiền thường được cập nhật đầu tiên, nhưng đối với các dòng điện thoại tầm trung hoặc tầm thấp cũng cần được chú trọng việc cập nhật hệ điều hành sớm như các dòng điện thoại cao cấp. Và HMD Global là nhà sản xuất trong việc cập nhật phần mềm cho tất cả các dòng điện thoại từ mức giá thấp đến cao. Với phân tích cụ thể này, thương hiệu Nokia lại một lần nữa nổi bật hơn so với các đối thủ của mình với khả năng cập nhật phần mềm nhanh chóng cho tổng thể smartphone của mình giúp người dùng luôn có được những trải nghiệm tốt hơn”.
Ông Juho Sarvikas – Giám đốc sản phẩm của HMD Global cho biết: “Cam kết của chúng tôi chính là nâng cấp phần mềm nhanh nhất và sớm nhất để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng – cho dù bạn đang sử dụng chiếc điện thoại tầm trung hay cao cấp. Chúng tôi đã cam kết sẽ nhanh chóng cập nhật tổng thể sản phẩm với Android Oreo và Android Pie trong danh mục đầu tư với Android 10 và sắp tới sẽ là Android 11″.
Việc nâng cấp các thiết bị smartphones của mình như một minh chứng của HMD Global trong việc cam kết cung cấp hệ điều hành Android nguyên bản, bảo mật và cập nhật nhanh chóng. Người dùng sẽ dễ dàng sử dụng những công nghệ mới nhất từ Google trong một giao diện gọn gàng. Hơn thế nữa, mỗi chiếc smartphone Nokia chạy hệ điều hành Android nguyên bản đều sẽ luôn được cập nhật bảo mật hành tháng trong 3 năm liên tiếp và cập nhật hệ điều hành trong 2 năm sau khi ra mắt.
Mỹ cảnh báo đồng minh về vấn đề bảo mật của Huawei
Mỹ giục các nước đồng minh, trong đó có Philippines, cân nhắc các phương án thay thế Huawei khi triển khai 5G.
Trong cuộc họp qua điện thoại với các nhà báo quốc tế, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach lưu ý sau khi Anh quyết định cân nhắc lại về việc sử dụng Huawei trong mạng 5G, Trung Quốc không chỉ đe dọa trừng phạt ngân hàng HSBC mà còn rút các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Anh.
"Tôi cho rằng chính phủ và doanh nghiệp khắp thế giới đang hỏi chung một câu hỏi về hệ thống 5G: Các anh tin tưởng ai để chuyên chở hầu hết thông tin cá nhân và tài sản sở hữu trí tuệ", Thứ trưởng nói. Với chính phủ Mỹ, lựa chọn chính là Samsung của Hàn Quốc và Ericssson, Nokia của châu Âu.
Theo ông Krach, các hãng viễn thông Mỹ đang triển khai thành công Ericsson, Nokia, Samsung trong hệ thống 5G. Họ hiểu rằng vấn đề bảo mật vô cùng quan trọng. Ngược lại, các doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei và ZTE "đều phải tuân thủ luật tình báo quốc gia thông qua việc trao bất kỳ dữ liệu nào theo yêu cầu chính phủ Trung Quốc". Ông khẳng định những yêu cầu này diễn ra thường xuyên vì Huawei liên quan đến nhiều vụ việc như đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ, tham nhũng, tấn công mạng và các tội ác khác.
Tại Philippines, hai nhà mạng hàng đầu bao gồm PLDT và Globe Telecom vẫn chưa triển khai 5G quy mô lớn. Globe mới phủ sóng 5G hạn chế tại Metro Manila, còn PLDT thì chưa. Trước đó, cả hai đều hợp tác với Huawei, vì vậy rất khó để họ từ bỏ liên hệ với Trung Quốc xét tới tính tương thích mạng và chi phí rẻ. Nhà mạng thứ ba Dito Telecommunity lại do China Telecom đứng sau.
Trong email gửi báo Inquirer, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus cho biết Mỹ tiếp tục thúc giục đồng minh và đối tác đánh giá tác động kinh tế và an ninh quốc gia dài hạn khi cho phép các nhà sản xuất không đáng tin cậy truy cập cơ sở hạ tầng 5G thiết yếu. Một khi cho phép, nó sẽ khiến cho cơ sở hạ tầng dễ bị gián đoạn, thao túng, gián điệp, đặt thông tin cá nhân, thương mại, chính phủ vào nguy hiểm.
Theo bà Ortagus, ngược lại, các hãng như Ericsson, Nokia, Samsung có cấu trúc doanh nghiệp minh bạch, cởi mở, không phải nghe theo lệnh ai để đánh cắp dữ liệu hay ngắt hệ thống quan trọng. Các điều khoản tài chính hấp dẫn khiến trang thiết bị Trung Quốc dường như rẻ hơn song chúng đi cùng chi phí ẩn, đó là an ninh mạng và quyền riêng tư, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.
6 mẹo cần biết để khai thác tối đa iCloud Không chỉ rất quan trọng trong vấn đề bảo mật mà iCloud còn là một giải pháp lưu trữ tuyệt vời trên iPhone. iCloud se giúp ban tự động cập nhật, lưu trữ danh bạ, hình ảnh, ứng dụng, ghi chú, lịch,... có trên điện thoại iPhone/iPad. Đây là những dữ liệu mà bạn thường đau đầu mỗi khi đổi máy bởi phải...