Nokia đánh trực diện: ‘Thiết bị Huawei tụt hậu, 55% có cửa hậu’
Giám đốc Công nghệ Nokia Marcus Weldon đã cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng thiết bị Huawei, với đa số sản phẩm bán ra đều có phần mềm theo dõi.
Khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung gia tăng, Nokia và Ericssion là những công ty hưởng lợi nhiều nhất trong lĩnh vực cung cấp thiết bị 5G.
Theo Forbes, Nokia đã “châm dầu vào lửa” khi lên tiếng cảnh báo những rủi ro bảo mật từ Huawei, đồng thời tố cáo hoạt động kinh doanh thiếu công bằng của nhà sản xuất Trung Quốc trong quá khứ.
“Chúng tôi từng chịu thiệt thòi khi các doanh nghiệp Trung Quốc được thiên vị về cơ chế tài trợ”, Giám đốc Công nghệ Nokia – Marcus Weldon – cho biết. Theo các nguồn tin, Huawei và ZTE được hưởng một số đặc quyền trợ cấp Nhà nước, các khoản vay mềm và những hợp đồng thương mại lớn.
Giám đốc Công nghệ Nokia Marcus Weldon.
Về mặt bảo mật, Weldon nói các thiết bị Huawei có nhiều lỗ hổng hơn so với Nokia hoặc Ericsson. “Chúng tôi xem qua những báo cáo và biết mình đang làm tốt hơn Huawei”, ông khẳng định.
Weldon cho rằng các thiết bị Nokia là lựa chọn đáng tin cậy hơn, đồng thời đánh giá Huawei đã làm việc “cẩu thả” và “cố gắng khiến sản phẩm có vẻ an toàn trong khi sự thật không phải vậy”.
Thực tế, những người đứng đầu Nokia và Ericsson đã hạn chế chỉ trích công khai Huawei. Cả hai công ty đều bán thiết bị cho các nhà mạng Trung Quốc, thậm chí Nokia còn đặt trung tâm nghiên cứu ở quốc gia này.
Video đang HOT
Phát ngôn của Marcus Weldon dựa trên một nghiên cứu từ Finite State. Nghiên cứu này cho thấy các thiết bị Huawei gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho người dùng: “Khi kiểm tra, hầu hết sản phẩm Huawei đều bảo mật kém hơn đối thủ”.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng 55% sản phẩm Huawei đều có ít nhất một chương trình theo dõi. Những “cửa hậu” này cho phép kẻ xấu xâm nhập vào thiết bị bằng mã khóa tương ứng.
Finite State kết luận: “Nhìn chung, dù Huawei tuyên bố sẽ ưu tiên bảo mật nhưng họ vẫn tụt hậu so với đối thủ. Khi các nền tảng thay đổi theo thời gian, khả năng bảo mật vẫn không được cải thiện, thậm chí còn suy giảm. Điều này có thể gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng thiết bị Huawei”.
Nokia hiện là một trong những nhà cung cấp thiết bị mạng 5G hàng đầu thế giới.
Huawei từ chối bình luận về nghiên cứu trên. Tuy nhiên, người phát ngôn công ty nói vẫn “hoan nghênh mọi đề xuất với mục đích đảm bảo ổn định hệ thống mạng”.
“Càng nhiều người kiểm tra sản phẩm, chúng tôi càng có cơ hội xác định các vấn đề và cải thiện độ an toàn của thiết bị. Bảo mật luôn là ưu tiên hàng đầu của Huawei”, công ty nói.
Bất chấp những lệnh cấm từ chính phủ Mỹ, hoạt động kinh doanh 5G của Huawei vẫn phát triển mạnh. Tuần này, công ty tuyên bố dẫn đầu ngành công nghiệp với hơn 50 hợp đồng được ký kết bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, thông tin từ CNN lại cho thấy Nokia hiện có nhiều khách hàng 5G hơn Huawei.
Nhà sản xuất Trung Quốc cũng báo cáo doanh số mẫu điện thoại P30 tăng mạnh so với người tiền nhiệm. Dù vậy, Huawei thừa nhận những chính sách của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến 30 tỷ USD lợi nhuận năm 2019 của công ty.
Theo Zing
Mỹ sẽ phải chi tới 1 tỷ USD để 'tẩy trắng' Huawei
Chính phủ Mỹ có thể sẽ phải chi tới 1 tỷ USD để loại bỏ hoàn toàn Huawei khỏi các mạng của nước này.
Ủy viên Đảng Dân chủ - Geoffrey Starks mới đây đã có một cuộc phỏng vấn với trang tin công nghệ CNET. Ông Starks cho biết Mỹ không chỉ tiếp tục ngăn chặn thiết bị mạng Huawei được sử dụng để xây dựng mạng 5G mà các thiết bị của hãng này cũng sẽ được loại bỏ khỏi các mạng 3G và 4G cũ.
Cũng theo ông Starks, các mạng cũ sử dụng thiết bị Huawei vẫn có thể gây nguy hiểm ở Mỹ cùng với các mạng 5G trên thiết bị Huawei. Trên thực tế, ủy viên này nhận định Mỹ cần đảm bảo không có rủi ro bảo mật trong các mạng hiện tại.
Huawei sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi các nhà mạng Mỹ.
Điều đầu tiên, chính phủ nước này cần tìm ra có bao nhiêu nhà mạng có thiết bị rủi ro. Một số nhà cung cấp dịch vụ không dây ở nông thôn hiện vẫn có thiết bị Huawei trong mạng. Ước tính, có khoảng 1/4 trong số này có những thiết bị rủi ro đang được sử dụng.
Sau khi hoàn thành, bước tiếp theo là xác định độ nghiêm trọng của vấn đề. Bước này sẽ yêu cầu tìm hiểu xem mạng cụ thể có sử dụng phần mềm và mã hoặc thiết bị Huawei bị cấm hay không.
Bước cuối cùng là loại bỏ các thiết bị được coi là rủi ro bảo mật. Ủy viên cho biết cách tốt nhất là "loại bỏ và thay thế". Đối với các nhà mạng nhỏ hơn, những người đã mua thiết bị Huawei vì chúng có giá rẻ, sẽ cần được tài trợ từ Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ - FCC để chi trả.
Đây không được coi là một gói cứu trợ; quyết định mua các thiết bị Huawei rẻ hơn được đưa ra bởi các nhà khai thác không dây ở nông thôn diễn ra trước khi hãng này chính thức được coi là rủi ro an ninh quốc gia. Dựa trên luật pháp đa đảng, chi phí để loại bỏ các thiết bị rủi ro của Huawei và các nhà cung cấp khác sẽ dao động trong khoảng từ 700 triệu đến 1 tỷ USD.
Chi phí để loại bỏ thiết bị rủi ro khỏi các mạng của Mỹ có thể lên tới 1 tỷ USD
Vậy rủi ro là gì? Các nhà lập pháp Mỹ lo ngại rằng theo luật pháp của Trung Quốc, Huawei có thể bị buộc phải do thám và thu thập thông tin tình báo thay mặt chính phủ. Và điều đó đã khiến nhiều người nghi ngờ rằng các sản phẩm của Huawei có các "cửa hậu" để gửi bí mật của người tiêu dùng và tập đoàn Mỹ đến Bắc Kinh. Huawei đã phủ nhận điều này nhiều lần và Chủ tịch công ty - Liang Hua cũng đã đề nghị ký thỏa thuận "không gián điệp" với bất kỳ quốc gia nào. Trong khi đó, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng ngăn cấm chính phủ Mỹ mua thiết bị từ cả Huawei và ZTE.
Ban lãnh đạo FCC.
Mặc dù bốn nhà mạng lớn của Mỹ không còn sử dụng các thiết bị Huawei nhưng ông Starks nói rằng chỉ cần có một nhà mạng có vấn đề về bảo mật thì "tất cả đều có vấn đề về bảo mật." Hiện FCC đang suy nghĩ về việc hỗ trợ Quỹ dịch vụ toàn cầu (Universal Service Fund) cho bất kỳ nhà mạng nào có thiết bị viễn thông "không an toàn". Quỹ này sẽ giúp cung cấp dịch vụ internet và viễn thông cho những người Mỹ có thu nhập thấp và những người sống ở khu vực nông thôn.
Huawei là nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới và một số quốc gia vẫn đang tranh luận về việc có nên cấm thiết bị của hãng này trong mạng 5G hay không. Cho đến nay, cùng với Mỹ, các quốc gia như Nhật Bản, New Zealand và Úc cũng đã ra lệnh cấm tương tự.
Theo Dân Việt
Mỹ chỉ dùng thiết bị 5G sản xuất ngoài Trung Quốc? Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc yêu cầu các thiết bị di động 5G sử dụng tại Mỹ phải được thiết kế và sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Tờ Wall Street Journal hôm 23-6 dẫn lời một số nguồn thạo tin cho hay do những lo ngại về an ninh mạng tại Mỹ, các quan chức đang xem xét đặt...