Nokia đã trở lại
Sau một năm dưới sự điều hành của CEO Pekka Lundmark, Nokia dần trở lại vững chắc trong cuộc đua triển khai 5G toàn cầu.
Nokia từng bị cho là đi sau trong cuộc đua 5G. Họ đặt cược vào sai loại chip và để mất hợp đồng trị giá tỷ USD với Verizon vào tay Samsung. Tuy nhiên, gần đây Nokia đã giành lại vị thế trong việc triển khai công nghệ 5G, vượt mặt Ericsson.
Là phần còn lại sau khi thương hiệu Nokia cũ bán đi mảng di động, Nokia Oyj ngày nay tập trung vào mảng viễn thông và các bản quyền liên quan. Nokia, Ericsson là những công ty hưởng lợi khi nhiều nhà mạng bỏ qua Huawei khi triển khai 5G, do tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Giám đốc điều hành Pekka Lundmark đang dần hồi sinh Nokia. Ảnh: Getty Images.
CEO Nokia, ông Pekka Lundmark đã cảnh báo về một năm chuyển đổi “đầy thử thách” với “những cơn gió thuận chiều” vào đầu tháng 2 năm nay. Lời cảnh báo đấy dần trở thành sự thật khi cả 2 quý gần đây công ty đều có kết quả tích cực, khiến Nokia có thể hy vọng về một năm thành công.
“Những thay đổi mạnh mẽ và hiệu suất được cải thiện đáng kể dưới sự lãnh đạo của Pekka. Việc trở lại cuộc đua 5G và tập trung vào các sản phẩm chủ chốt giúp tái định vị doanh nghiệp”, Paolo Pescatore, nhà phân tích của PP Foresight cho biết.
Video đang HOT
Pekka Lundmark trở thành Giám đốc điều hành của Nokia vào tháng 8/2020. Sau khi lên nắm quyền, ông đã sa thải hàng nghìn nhân viên và xây dựng mối quan hệ với các đối tác mới. Tất cả việc làm này hướng đến mục tiêu dẫn đầu trong cuộc đua triển khai mạng 5G toàn cầu.
Nokia cũng đã đầu tư đáng kể để phát triển con chip Reefshark của mình, cắt giảm chi phí thiết bị 5G và tự chủ trong việc sản xuất.
Theo Reuters, những cải tổ của Pekka đã đem lại kết quả là vị thế Nokia ngày càng tăng.
Các chính phủ châu Âu từ lâu đã thắt chặt kiểm soát vai trò của những công ty Trung Quốc cung cấp mạng 5G, khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc sử dụng Huawei làm gián điệp. Tập đoàn Huawei đã nhiều lần phủ nhận là một nguy cơ an ninh quốc gia.
Các nước châu Âu dần thắt chặt an ninh đối với những công ty cung cấp mạng 5G của Trung Quốc.
Trước đây, Ericsson có ưu thế so với Nokia ở thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, Nokia gần đây đạt thỏa thuận với China Mobile giúp công ty này sở hữu 4% thị phần trong hợp đồng 6 tỷ USD để triển khai mạng 5G.
Nokia có thể còn giành được những hợp đồng đến từ China Unicom và China Telecom. Ericsson gặp khó khi ký hợp đồng với các đối tác Trung Quốc, vì chính phủ Thụy Điển cấm cửa những thiết bị từ nước này vào năm 2020.
“Chìa khóa cho sự trở lại của Nokia là họ đã có những động thái đúng đắn trong cuộc đua 5G. Việc Nokia đang dần trở lại có dấu ấn rất lớn của Pekka và ông ấy đang làm tốt công việc của mình”, Mark Cash, nhà phân tích của Morningstar chia sẻ.
Cuộc cải tổ của ban lãnh đạo đã giúp Nokia trở lại cuộc đua mạng 5G. Ảnh: Getty Images.
Cổ phiếu của Nokia tăng khoảng 30% trong năm qua, trong khi con số cùng kỳ của Ericsson chỉ là 2%.
Hiện tại, Nokia có thể giải quyết các vấn đề về mạng 5G với nhiều nước ở châu Âu khi họ đã thắt chặt an ninh, hạn chế các công ty đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo lợi nhuận Nokia có thể bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu chip, hay xung đột chính trị Mỹ-Trung.
Cổ phiếu Ericsson lao dốc sau khi mất cơ hội 5G tại Trung Quốc
Cổ phiếu của Ericsson đang mắc kẹt trong cuộc chiến chính trị giữa Bắc Kinh và phương Tây - vừa sụt giảm 8%, sau khi tuyên bố họ không còn bận tâm đến kết quả các hợp đồng của các gói thầu 5G ở Trung Quốc nữa.
Ericsson đã không còn nhiều cơ hội ở Trung Quốc khi quê nhà ra lệnh cấm Huawei
Công ty viễn thông này trước đó cảnh báo hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc có thể sa sút nghiêm trọng sau động thái mới nhất của Thụy Điển là cấm tập đoàn thiết bị viễn thông khổng lồ Huawei tham gia vào mạng viễn thông nước này. Điều này khiến ngay trong quý thứ hai, doanh thu của họ đã giảm tới 290 triệu USD, mức sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Khi được các nhà phân tích số liệu hỏi liệu Ericsson có dự kiến thu lại được số tiền đó hay không, Giám đốc điều hành Borje Ekholm của công ty thẳng thắn trả lời: "Không, đó là mất mát vĩnh viễn".
Hoạt động kinh doanh của Ericsson ở Trung Quốc hiện chỉ mới chiếm 10% tổng doanh thu của họ và mặc dù quốc gia này đang chuẩn bị cho vòng đấu thầu tiếp theo chiến lược 5G, nhưng Giám đốc tài chính Carl Mellander của Ericsson nói với Reuters rằng, "công ty muốn thận trọng khi dự báo thị phần có thể sẽ còn thấp hơn" trong tương lai.
Triển vọng ảm đạm của Ericsson hoàn toàn trái ngược với Nokia, cùng với Huawei, một trong những đối thủ chính của họ trong cuộc đua nâng cấp hệ thống không dây toàn cầu lên 5G. Tập đoàn Phần Lan cho biết cổ phiếu của họ đã tăng 0,5% trong tuần này và có thể họ sẽ nâng triển vọng cả năm do quý 2 doanh thu cao hơn dự kiến.
Các chính phủ châu Âu đã thắt chặt kiểm soát đối với các công ty Trung Quốc xây dựng mạng 5G sau áp lực ngoại giao từ Washington, nơi cáo buộc thiết bị Huawei có thể bị Bắc Kinh sử dụng để làm gián điệp, dù Huawei đã nhiều lần phủ nhận và phải đối coi họ là một thực thể gây hại với an ninh quốc gia. Điều này đã tạo cơ hội cho các đối thủ của Huawei ở các thị trường quốc tế, nhưng cũng là bất lợi cho họ nếu muốn đẩy mạnh kinh doanh tại Trung Quốc, nơi sẵn sàng trả đũa những quyết định "ăn theo" lệnh trừng phạt của Mỹ.
5G và chặng đường phát triển tại Việt Nam 5G (viết tắt của 5th Generation) hay được biết đến là thế hệ thứ 5 của mạng di động. 5G kế thừa toàn bộ ưu điểm của 4G và được cải thiện với tốc độ vượt trội hơn cùng khả năng phản hồi nhanh chóng. Với hàng loạt nâng cấp đáng giá như trên, công nghệ này hứa hẹn sẽ thay đổi bộ...