Nokia đã sai ở chỗ nào?
Nokia từng là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Nhưng hãng đã phải “bán linh hồn” cho Microsoft.
Vì sao Nokia thất bại?
Nokia là hãng đầu tiên giới thiệu ra thị trường mẫu điện thoại di động dành cho người tiêu dùng đại chúng. Nhiều năm liền, Nokia liên tục là hãng sản xuất ĐTDĐ số một tính về doanh số. Tuy nhiên, Nokia thất bại và đã bán mảng sản xuất thiết bị cho Microsoft với mức giá 7,2 tỷ USD.
Nokia không được phép sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) dưới thương hiệu Nokia cho đến khi kết thúc năm 2015, và điện thoại phổ thông (feature phone) mang tên Nokia trong vòng 10 năm kể từ thời điểm cuối năm 2013.
Gần đây, nhiều thông tin rộ lên rằng Nokia sẽ “tái xuất giang hồ” bằng một mẫu smartphone mới vào năm 2016. Tuy nhiên, họ đã chính thức lên tiếng phủ nhận thông tin đó. Một câu hỏi được đặt ra là: Nokia đã sai ở chỗ nào?
Đã có những giai đoạn khó khăn xảy ra, tất nhiên. Và rồi những công ty cực kỳ sáng tạo đã dần chìm xuống, đến mức không còn gì trong tay. Những Kodak, BlackBerry (trước đây là Research in Motion – RIM), Friendster, Netscape, Motorola, và danh sách này vẫn còn tiếp tục.
Nokia đã ngủ quên trên chiến thắng
Với Nokia, lẽ ra hãng đã có thể tiếp tục phát triển sự “nhạy cảm” trong thiết kế sản phẩm và đưa những kỹ thuật chính xác vào loạt sản phẩm, như là đối thủ cận kề Samsung của Hàn Quốc. Nhưng, như nhiều công ty đi tiên phong khác, hãng Phần Lan lại say sưa với chiến thắng, với thành công lớn nhất của họ, và không thể thích nghi khi thị trường trở nên cạnh tranh khắc nghiệt.
Video đang HOT
Với Nokia, thành công trong việc sản xuất ra những chiếc ĐTDĐ được cả thế giới đón nhận trong quá khứ đã khiến họ mờ mắt, không còn nhận thấy mong muốn của người tiêu dùng về một chiếc điện thoại không chỉ dùng để nghe, gọi.
Tuy nhiên, đây là điều khiến mọi người khó hiểu về sự thất bại: Nokia là một trong những công ty vững vàng nhất trong lịch sử doanh nghiệp. Sau tất cả, Nokia từng không phải là một nhà sản xuất ĐTDĐ. Hãng bắt đầu khởi nghiệp là một nhà máy giấy vào năm 1865. Trải hơn 100 năm sau, Nokia mở rộng sang mảng sản xuất cao su, cáp, hàng điện tử, máy tính cá nhân và TV.
Doanh thu của Nokia tính theo từng ngành công nghiệp: cao su, lâm nghiệp, cáp, hàng điện tử. Nguồn: Viện Nghiên cứu kinh tế Phần Lan.
Vào đầu những năm 1990, Phần Lan rơi vào khủng hoảng kinh tế. Các ngành lâm nghiệp và chế biến cao su bị thua lỗ, vì thế Nokia đã có quyết định chiến lược, dấn thân vào mảng kinh doanh ĐTDĐ.
Chiến lược này đã rất thành công. Trong vòng hơn 1 thập kỷ, Nokia trở thành công ty quan trọng duy nhất của Phần Lan, đóng góp tới tăng trưởng kinh tế quốc gia từ năm 1998 đến 2007.
Không giống như một số doanh nghiệp kiếm bộn tiền cho đến khi sụp đổ, Nokia dường như luôn quyết tâm không ngừng sáng tạo, chi hàng tỷ USD mỗi năm vào nghiên cứu và phát triển. Hãng cũng được tổ chức công nghệ quốc gia Tekes của Phần Lan hỗ trợ, hợp tác rất chặt chẽ với các trường đại học trong nước, phát triển hệ sinh thái công nghệ rộng lớn mang lại nhiều ý tưởng xuất sắc và các nhân sự tài năng. Nhiều công ty nhỏ hơn phải dựa vào Nokia để kinh doanh, buôn bán sản phẩm của họ. Nokia dường như là một đầu tàu mũi nhọn của nền kinh tế Phần Lan, của thị trường toàn cầu.
Vào thời điểm lợi nhuận lên đỉnh điểm, khoảng năm 2000, Nokia là một trường hợp điển hình của một tập đoàn năng động, dẫn đầu thị trường ở cả quá trình sản xuất tinh vi lẫn số lượng tài sản trí tuệ giá trị. Nokia không chỉ có hàng chục điện thoại chạy cùng một hệ điều hành được bán với nhiều mức giá khác nhau, mà họ còn nghiên cứu và phát triển những ý tưởng tương lai như hội nghị truyền hình, định vị di động – những công nghệ mà thị trường lúc đó hoàn toàn mới mẻ, và phải mấy năm sau mới thành hiện thực.
Những mẫu điện thoại huyền thoại của Nokia.
Nokia thậm chí còn cho ra mẫu máy tính bảng đầu tiên vào cuối những năm 1990, nhưng cuối cùng đã quyết định gắn bó với mảng kinh doanh điện thoại di động cốt lõi. Điều mỉa mai, Nokia có thể đã quá tập trung vào cuộc cạnh tranh điện thoại cấp thấp, mà không nhận thấy các đối thủ đã tiến vào thị trường điện thoại cấp trung và cao cấp với nhiều tính năng hơn.
Sau khi iPhone chứng tỏ rằng, một thiết bị giống máy tính bỏ túi như iPhone quan trọng hơn nhiều so với một thiết bị liên lạc nghe, gọi đơn giản của Nokia, thì Nokia mới bắt tay với Microsoft để cho ra đời những trải nghiệm phong phú trên điện thoại mà người tiêu dùng mong đợi.
Samsung: Luôn hoạt động như đang gặp khủng hoảng
Đối lập với trường hợp của Nokia là Samsung của Hàn Quốc. Tên tuổi này được xem là một “loài động vật ăn tạp”, hoạt động kinh doanh trải dài rộng trên nhiều lĩnh vực, đến mức báo Washington Post của Mỹ viết rằng, các công dân Hàn Quốc đôi khi gọi đất nước của họ là “Republic of Samsung”.
Samsung kinh doanh từ khách sạn, công viên giải trí đến xây dựng cầu đường, khai thác dầu mỏ ở quê nhà, trong khi vẫn bán hàng loạt thiết bị điện tử trên toàn cầu. Các công ty lớn thường tự mãn, nhưng Samsung luôn đi đầu trong cuộc cạnh tranh trên toàn cầu ở nhiều mặt trận.
Các CEO của Samsung luôn yêu cầu nhân viên Samsung phải hoạt động, làm việc như thể họ đang gặp khủng hoảng, và phải cố gắng hết sức. “Những thành công, vị trí mà chúng ta đang đạt được ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời và không còn gì nữa vào 10 năm tới”, hồ sơ tập đoàn của Samsung năm 2011 viết. “Trên mặt trận kinh doanh toàn cầu, cứ nghĩ mãi về vòng nguyệt quế là một điều ngu xuẩn. Tự mãn, ngơi nghỉ và không chuyển động là một điều quá xa xỉ”.
Theo Bảo Bình/ICTnews
4 lao động người Việt tử vong tại Nga vì ngạt khí gas
Ngày 21.4, PV Thanh Niên Online nhận thông tin có 4 lao động bị tử nạn tại Nga trong một sự cố ngạt khí gas; trong đó có 3 người quê Quảng Bình và 1 ở Nghệ An.
Hàng xóm đến động viên, chia buồn cùng chị Nguyễn Thị Hiền (vợ anh Chiến) - Ảnh: Phan Thủy
Xác nhận với PV , ông Nguyễn Ngọc Tuân - Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch (H.Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết trên địa bàn có 2 người bị nạn là: Nguyễn Văn Chiến (43 tuổi) và Nguyễn Văn Hiếu (21 tuổi, cùng ở thôn 8, xã Bắc Trạch).
Theo tìm hiểu, anh Chiến có vợ và 2 con nhỏ. Chị Nguyễn Thị Hiền (vợ anh Chiến) cho biết, tối 20.4, chị nhận được điện thoại của những người cùng đi lao động bên Nga với chồng chị gọi về thông báo: anh Chiến cùng một người trong xóm tử vong.
"Họ nói, tối hôm đó mấy anh em ngủ quên không khóa gas, không ngờ gas bị rò rỉ dẫn đến ngạt khí khiến cả 4 người trong phòng đều tử vong", chị Hiền kể lại.
Thông tin từ gia đình các nạn nhân và 1 số lao động quê Bố Trạch đang ở Nga cho biết, trong vụ việc còn có anh Nguyễn Hồng Thái (45 tuổi, ở thôn Thanh Gianh, xã Thanh Trạch, Bố Trạch) và một người nữa ở Nghệ An chưa rõ danh tính. Anh Thái có 1 vợ và 3 người con.
Các lao động này sang Nga làm việc đã 3-4 năm. Họ không làm việc ổn định một chỗ mà thường di chuyển nhiều nơi. Khi tử nạn, họ đang làm việc tại thành phố Magas.
Hiện gia đình các nạn nhân đang nhờ người cùng quê tại Nga quyên góp tiền để đưa thi thể về quê.
Trương Quang Nam - Phan Thủy
Theo Thanhnien
Lời kể của anh bốc xếp ngủ quên trong khoang hàng máy bay Alaska Airlines Nhân viên bốc xếp ngủ quên trên khoang hàng máy bay của hãng Alaska Airlines hôm 13.4 cho biết anh chỉ tỉnh dậy sau khi máy bay đã cất cánh và một kiện hành lý rơi trúng mình. Máy bay của hãng Alaska Airlines - Ảnh: Reuters Ngày 13.4, chuyến bay 448 của hãng Alaska Airlines chở theo 170 người bay đến thành...