Nokia cho ra mắt giao diện tiếng Việt cho N9
Sau rất nhiều mong đợi từ người dùng, chiếc điện thoại Nokia N9 sẽ được Nokia cập nhật giao diện tiếng Việt vào đầu năm 2012, mang lại những trải nghiệm tiếng Việt đầy đủ cho người dùng trong nước.
Nokia N9 là chiếc điện thoại mạnh mẽ, với nhiều đột phá về thiết kế và hệ điều hành. Tuy nhiên, việc hỗ trợ giao diện tiếng Việt cũng được rất nhiều người dùng Việt Nam trông đợi. Hiểu và mong muốn đáp ứng yêu cầu đó, Nokia N9 sẽ được bản địa hóa hoàn toàn với giao diện và bộ gõ tiếng Việt, loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng “mù mờ” với những ai không thích sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh như hiện nay.
Ở thời điểm hiện tại, tuy chưa có giao diện tiếng Việt chính thức, nhưng N9 vẫn hiển thị rất tốt các font tiếng Việt trong trình duyệt. Ngoài ra, nếu cần gõ tiếng Việt, người dùng có thể chỉnh sửa các file hệ thống với hàng loạt các hướng dẫn từ các diễn đàn mạng. Với những ai không muốn can thiệp quá sâu vào hệ thống thì bản nâng cấp sắp tới của N9 sẽ là một phiên bản mà họ không thể chối từ.
Trong phiên bản cập nhật lớn PR1.2 sắp tới, Nokia sẽ thay đổi font chữ của hệ điều hành cho phù hợp hơn với người dùng châu Á, đặc biệt là người dùng Việt Nam. Những ký tự có dấu mũ như Â, Á, Ã sẽ được hiển thị mềm mại và không bị đứt khúc.
Thông qua những bản cập nhật gần đây, Nokia ngày càng chứng tỏ sự quan tâm thật sự đến người dùng N9 trên Việt Nam và toàn thế giới. Đây cũng là một phần trong cam kết hỗ trợ MeeGo mà hãng đã công bố trước kia. Nhiều khả năng phần mềm tiếng Việt cho thị trường Việt Nam sẽ ra mắt đồng thời với bản cập nhật rất được mong đợi là PR1.2.
Từ phiên bản PR1.1, các thao tác tắt ứng dụng đang chạy trên N9 sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Dự kiện ngay trong tháng 1/2012, tất cả các máy N9 sẽ nhận được thông báo cập nhật từ máy chủ Nokia. Các thao tác nâng cấp lên phiên bản mới sẽ giống hệt việc nâng cấp PR1.1, hoàn toàn tự động trên điện thoại mà không cần sự can thiệp của máy tính. Đây là một tính năng cực kỳ hữu ích mà Nokia cung cấp trên tất cả các thiết bị, từ Symbian^3, Anna, Belle cho đến MeeGo 1.2.
Theo VNExpress
Câu chuyện về Nokia N9 và MeeGo: Đường dài còn lắm chông gai... (Phần cuối)
Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu cuộc đời của Nokia N9 và MeeGo. Còn hôm nay, bài viết sẽ tìm câu trả lời cho những khó khăn mà HĐH này phải đối mặt và liệu MeeGo có đủ sức gánh Nokia qua giai đoạn khủng hoảng?
Video đang HOT
Lý do? Có 3 lý do.
Cơ hội đã qua...
Không phải tự nhiên mà người ta đặt Thiên thời làm vế đầu trong Tam Tài: Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa. Thời cơ bao giờ cũng là yếu tố quyết định sự thành công của 1 chiến dịch, 1 kế hoạch. Và Nokia đã để vuột mất thời điểm thuận lợi để MeeGo vùng dậy quật khởi.
Trong lịch sử không thiếu những tình huống các HĐH ra mắt sau quật ngã những vị tiền bối đi trước để giành ngôi vị thống lĩnh: Symbian từng hất đổ WinMo, Android cướp ngôi của Symbian, iOS "giết" BlackBerry OS... Tuy nhiên yếu tố quyết định để 1 "tân binh" hạ gục "cựu binh" đó là "người mới" phải có được những gì mà "lính già" đang thiếu.
WinMo thiếu đi sự ổn định và sản phẩm dành cho phân khúc trung cấp, bình dân trong khi Symbian lại hội đủ các yếu tố kể trên. Android được xây dựng dành cho việc tương tác trên màn hình cảm ứng đã dễ dàng hất cẳng Symbian già nua chậm chạp, còn iOS với lợi thế về chợ ứng dụng khổng lồ cũng như thiết kế mang tính cách mạng đã hạ gục BlackBerry vốn rất chậm tiến.
Thời thế tạo anh hùng, tất cả các "tân binh" làm cuộc lật đổ thành công đều nhờ vào việc nắm bắt đúng thời cơ và xu hướng của thị trường. Nhưng với MeeGo, liệu hệ điều hành này sẽ có thể làm gì khi thị trường hiện tại đã trở nên định hình với "chân rết" của Android và iOS đan kín khắp mọi lĩnh vực?
iOS có sự ổn định, kho ứng dụng đa dạng, phong phú, thiết kế thiết bị đẹp, chất lượng phần cứng ổn định. Android lại nắm giữ tất cả các phân khúc, từ các smartphone giá chỉ vài ba triệu đồng cho tới những tablet cao cấp, đồng thời lại là 1 HĐH mở rất thân thiện với người sử dụng cũng như cộng đồng phát triển.
Nhất trí rằng MeeGo cũng có những điểm độc đáo nhất định trong ý tưởng: việc quản lý ứng dụng đa nhiệm và thiết kế chuyển qua lại giữa các ứng dụng chỉ bằng 1 cái vuốt tay khá thú vị. Nhưng những gì mà chúng ta nhìn thấy ở MeeGo hiện tại chỉ có vậy. Câu hỏi là MeeGo có gì để kéo người sử dụng ra khỏi hấp lực của Android và iOS? Với những gì mà N9 đang thể hiện thì câu trả lời là : Không có gì!
Liệu có hấp dẫn được cộng đồng phát triển ứng dụng?
Hiện tại nói đến sự phát triển của 1 HĐH, người ta không đong đếm bằng số lượng thiết bị được bán ra mỗi năm, mà bằng số lượng ứng dụng mà nền tảng đó hiện đang sở hữu. iOS: 350.000 ứng dụng trên AppStore: Thống trị. Android : 200.000 ứng dụng ở Android Market: Quá tốt. Windows Phone : 15.000 ứng dụng trên Market Place: Rất tệ. BlackBerry OS: 10.000 ứng dụng trên AppWorld: Sắp chết.
Hãy nhìn vào những con số trên và nói cho tôi biết, với con số vài trăm ứng dụng mà hiện MeeGo đang sở hữu, HĐH này sẽ đứng ở đâu trong bảng phân khúc các HĐH hiện hữu trên thị trường?
Tất nhiên, MeeGo đang ở trong thời kì "sơ sinh" và nếu nhận được sự chú ý của các lập trình viên, tương lai của MeeGo vẫn có thể trở nên sáng lạn. Tuy nhiên với 1 thị trường đã định hình xong xuôi, việc chen chân của 1 nền tảng mới là điều rất khó khăn vì khi chuyển việc viết ứng dụng từ 1 nền tảng như Android chẳng hạn, sang MeeGo thì lập trình viên sẽ phải học lại rất nhiều.
Và rõ ràng là không phải ai cũng hứng thú với việc phải tìm hiểu tất cả lại từ đầu. Lý do các lập trình viên sẵn sàng bỏ công bỏ sức học các viết App trên Android đó là vì Android "Mở" đối chọi với iOS "Đóng". Còn MeeGo có lẽ sẽ rất khó có thể lôi kéo các lập trình viên rời bỏ Android hay iOS để quay sang viết ứng dụng cho HĐH này vì chẳng có 1 lý do gì đảm bảo sự thành công của MeeGo.
Việc viết ứng dụng cho 1 HĐH không thành công đồng nghĩa với việc công sức của bạn sẽ bị đổ sông đổ bể. Không 1 lập trình viên nào muốn điều này. Dường như hiểu được yếu điểm này của MeeGo, Nokia đã quyết định trang bị thêm cho MeeGo 1 vũ khí bí mật: nền tảng Qt. Qt là 1 chuẩn xây dựng ứng dụng giúp các ứng dụng xây dựng dành cho 1 HĐH có thể chạy chéo trên các HĐH khác. Và trong trường hợp này là MeeGo sẽ có khả năng chạy 1 số ứng dụng của Symbian cũng như Maemo.
Có vẻ như Nokia hi vọng rằng việc "vay mượn" ứng dụng từ các nền tảng khác sẽ giúp MeeGo có được 1 xuất phát điểm khấm khá hơn. Nhưng nhìn lại, cả Symbian và Maemo đều là những nền tảng đã chết và đang chết, vì vậy việc MeeGo vay mượn ứng dụng từ 2 nền tảng này cũng chẳng khác gì chuyện "chết đuối vớ được bọt".
Không phủ nhận rằng số ứng dụng của Symbian khá phong phú. Tuy nhiên trong số hàng trăm nghìn ứng dụng này không phải cái nào cũng được viết theo chuẩn của Qt, đồng nghĩa với việc sẽ chỉ có một phần rất nhỏ trong số chúng có thể chạy được trên MeeGo, chưa kể đến việc không đồng nhất trong cơ chế quản lý phần cứng của 2 HĐH sẽ khiến nhiều ứng dụng phải được chỉnh sửa đôi chút trước khi có thể hoạt động được trên MeeGo.
Tuy nhiên, điều trọng yếu nhất đó là trong số các ứng dụng của Symbian có rất ít sản phẩm được thiết kế cho việc sử dụng trên smartphone màn hình cảm ứng. Điều này sẽ khiến việc chạy các ứng dụng viết cho Symbian trên thiết bị sử dụng MeeGo sẽ gần như là vô nghĩa. QT từng được coi là "phao cứu sinh" của Symbian giúp HĐH này chống lại sự bành trướng của AppStore. Tuy nhiên hiện nay hiệu quả của Qt thực sự chưa nhìn thấy đâu. Symbian đã chìm, và MeeGo cũng sẽ chìm theo, dù có Qt hay không.
"Chuẩn hóa"
Thị trường luôn có xu hướng "chuẩn hóa" xoay quanh 1,2 hệ điều hành trung tâm, giống như cách mà thị trường PC đã làm với Windows và bây giờ là thị trường smartphone xoay quanh iOS cùng với Android. Việc "chuẩn hóa" giúp các lập trình viên tập trung trí tuệ của mình vào việc phát triển ứng dụng dành cho 1 hệ điều hành thay vì phải phân tán sức lực ra 3,4 nền tảng khác nhau.
Đồng thời việc "chuẩn hóa" cũng giúp người sử dụng dễ dàng hơn trong việc chọn mua thiết bị cũng như sử dụng các thiết bị đó. Thử tưởng tượng nếu bạn sử dụng 1 chiếc Macbook trong 1 công ty toàn là PC, có lẽ bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kết nối cũng như chia sẻ dữ liệu qua lại với các đồng nghiệp.
Đối với các lập trình viên mà nói, phát triển ứng dụng cho 1 hệ điều hành càng đông người sử dụng sẽ càng thu được nhiều lợi nhuận. Điều này dẫn tới sẽ càng có nhiều ứng dụng hấp dẫn trên HĐH đó hơn, thu hút nhiều người sử dụng hơn, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho lập trình viên, thu hút nhiều lập trình viên hơn...
Và ngược lại, 1 nền tảng khi có ít người sử dụng mà không có phương án hợp lý để lôi kéo khách hàng, sẽ đem lại ít lợi nhuận cho lập trình viên dẫn tới việc các lập trình viên dần rời bỏ nó để tìm đến các HĐH cho lợi nhuận cao hơn. Cái vòng luẩn quẩn này đã đúng với Symbian, WinMo đang đúng với Windows Phone 7 và không có gì bảo đảm nó sẽ không tái diễn với MeeGo.
Và 1 khi thị trường đã xoay quanh 1 hệ điều hành nào đó, sẽ rất khó để các "tân binh" xoay chuyển tình thế. Lúc này, vấn đề không còn nằm ở chỗ "hệ điều hành nào tốt hơn" mà sẽ trở thành "hệ điều hành nào có nhiều người sử dụng hơn". Và những hệ điều hành ra đời sau sẽ không thể "ngóc đầu" lên được một khi đã bị "đè" bởi các bậc tiền bối quá lớn và quá già dặn.
Tất nhiên cũng có những trường hợp các "tiền bối"... lăn ra chết như Symbian chẳng hạn. Tuy vậy, nhìn tình hình của iOS và Android bây giờ, khó có thể tin rằng 2 HĐH kể trên sẽ đi vào vết xe đổ của Symbian để chừa cho MeeGo 1 lối đi lên.
Nhìn như thế có thể thấy, "chuẩn hóa" có lợi cho tất cả mọi người, từ nhà phát triển ứng dụng đến người dùng cuối. Tuy nhiên nó lại là một xu hướng rất xấu đối với các HĐH non trẻ muốn tìm đường đi lên như MeeGo.
Thay cho lời kết
Ngay cả CEO của Nokia, ông Stephen Elop cũng đã thừa nhận, ngay cả trong trường hợp N9 thành công, Nokia vẫn chuẩn bị sẵn tinh thần để "tiễn đưa" MeeGo. Đây chẳng phải điều gì bất ngờ đối với giới thạo tin. Chúng ta đều thừa hiểu rằng nếu như MeeGo chứng tỏ được sức cạnh tranh, chẳng dại gì Nokia lại vứt bỏ con ngỗng đẻ trứng vàng của mình. Tuy nhiên cần phân biệt sự thành công của N9 với sự thành công của MeeGo. N9 là 1 thiết bị mang những thay đổi mà người hâm mộ Nokia đã mong chờ rất lâu ở các sản phẩm của hãng sản xuất Phần Lan, vì vậy sự thành công của sản phẩm này rất có thể chỉ đơn giản là kết quả của việc các fan Nokia đổ xô đi mua một sản phẩm mà họ trông đợi từ lâu thay vì những nhu cầu thực sự hoặc sự hấp dẫn của MeeGo.
Thêm nữa, sự ra đời của N9 vẫn còn để ngỏ 1 dấu hỏi rất lớn đang chờ lời đáp: vị trí của Intel đang ở đâu trong dự án MeeGo? Người ta từng mong chờ 1 N9 chạy MeeGo và có dòng chữ "Intel Inside" ở ngoài vỏ tuy nhiên họ lại nhân được 1 N9 dùng chip ARM. Intel là 1 phần của MeeGo, không có Intel, không có MeeGo. Và MeeGo sẽ là tấm vé để Intel bước vào kỉ nguyên hậu-PC trong khi các hệ điều hành di động hiện tại đều đang quay lưng lại với ông vua của ngành công nghiệp silicon.
Trách nhiệm của MeeGo là đem trở lại thị trường 2 cái tên đang dần chìm: Nokia và Intel. Trách nhiệm của N9 là tạo tiền đề để MeeGo vững bước trong tương lai. Liệu 2 "tân binh" kể trên sẽ diễn vai của mình như thế nào? Chúng ta hãy cùng chờ đợi câu trả lời của thị trường.
Theo Bưu Điện VN
Nokia N9 tung phiên bản cập nhật phần mềm mới Nâng cao hiệu năng, tích hợp các tính năng mới và hơn 3.000 thay đổi là những đột phá nổi bật của bản cập nhật phần mềm lớn đầu tiên cho Nokia N9, phiên bản PR1.1. Sau khi cập nhật, phiên bản mới phản ứng nhanh và ít trễ hơn so với phiên bản PR1.0. Ngay cả việc chạy ứng dụng hay quản...