Nokia 3310 và những câu chuyện về huyền thoại “không thể bị phá hủy”
Nokia 3310 là một biểu tượng cho các chiếc điện thoại “đập đá” ngày xưa với độ bền cực cao, nhưng bạn có biết vì sao những năm gần đây nó lại “nổi như cồn” trên mạng không?
Vào khoảng 18 năm trước, ngày 1/9/2000, Nokia đã giới thiệu chiếc 3310 mà sau này trở thành chiếc điện thoại bán chạy nhất trong lịch sử và khi nhắc đến Nokia, người ta nhớ ngay đến huyền thoại 3310.
Dù chỉ là một chiếc điện thoại đơn giản hoàn thiện bằng nhựa, nhưng Nokia 3310 bán được đến tổng cộng 126 triệu máy (tính luôn doanh số của những biến thể). Thiết kế của Nokia 3310 đã trở thành một trong những biểu tượng của ngành điện thoại. Hình dáng bầu bĩnh của máy giúp người dùng dễ dàng cầm gọn chắc chắn trong lòng bày tay.
Trong buổi phỏng vấn với trang Metamag, nhà thiết kế trưởng của 3310 là ông Tapani Kokinen cho biết hình dáng của máy được lấy cảm hứng từ “nụ cười”. Bạn có thể dễ dàng thấy điều này trên cách thiết kế và bố trí phím của Nokia 3310, như thể chúng đang mỉm cười với bạn. Jokinen cho biết điều này nhằm giúp người dùng có thiện cảm hơn với một món đồ công nghệ khô khan.
Năm 2017, HMD Global (đang nắm quyền sản xuất và bán điện thoại thương hiệu Nokia) đã ra mắt phiên bản mới của Nokia 3310. Dù có thay đổi thiết kế và trang bị màn hình màu 2.4 inch nhưng vẫn giữ lại nét “nụ cười” vẫn còn đấy. Doanh số của Nokia 3310 mới có lẽ rất tốt nên sau đó ít lâu, HMD ra mắt thêm phiên bản 4G.
Tuy nhiên ngoài doanh số đáng nể, chiếc 3310 đời đầu còn nổi tiếng như một huyền thoại về khả năng bền bỉ vô đối, không thể phá huỷ. Thậm chí nó còn trở thành meme được cư dân mạng lan truyền rộng rãi bởi khả năng này.
Thế thì chiếc Nokia 3310 có thật sự không thể phá huỷ hay không?
Cũng như nhiều meme khác, meme của Nokia 3310 bắt nguồn từ Reddit vào tháng 12/2011 khi một Redditor đăng chủ đề “The Terminator of cellphones” (Kẻ huỷ diệt điện thoại), sau đó một người đăng hình của chiếc Nokia 1100 vào chủ đề này và bảo rằng cách duy nhất để phá huỷ nó là ném xuống dòng dung nham nóng chảy của Mordor, một địa điểm giả tưởng trong thế giới thần thoại. Đáp lại, một người khác đăng ảnh chiếc Nokia 3310 và gọi nó là “The Witch King”, Vua Phù Thuỷ xứ Angmar và người đứng đầu trong số 9 Nazgul và là phó chỉ huy quân đội Mordor.
Tuy nhiên meme Nokia 3310 chỉ trở thật sự trở nên nổi tiếng khi một Redditor đăng chủ đề “Nostalgia” (Hồi tưởng) cùng với tấm ảnh chiếc Nokia 3310 (chính xác hơn trong ảnh là 3320, một biến thể của 3310) cùng với iPhone. Trong khi iPhone khi rơi xuống sàn nhà sẽ vỡ màn hình thì 3310 rơi xuống sẽ khiến thủng luôn sàn nhà. Và từ đó gây sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều người đã nảy ra ý tưởng thử nghiệm độ bền của chiếc điện thoại này xem nó có đúng là không thể phá huỷ không. Thậm chí cho đến ngày nay các thử nghiệm này vẫn diễn ra.
Tất nhiên Nokia 3310 không “bền vô đối” như meme trên mạng, nhưng chắc chắn nó vẫn là một chiếc điện thoại có độ bền cao, chịu nhiều va đập mạnh mà vẫn hoạt động bình thường. Vậy, trên thị trường smartphone hiện đại có sản phẩm siêu bền nào không?
Thật sự mà nói, với thiết kế smartphone màn hình lớn và mỏng manh, thường sử dụng chất liệu kính hoặc nhôm nhẹ như ngày nay thì rất khó để đạt được độ bền như chiếc Nokia 3310. Một trong những vấn đề về độ bền trên smartphone chính là chúng khá dễ bị cong, điển như iPhone 6 Plus. Chiếc điện thoại cao cấp một thời của Apple có thiết kế yếu đến mức chỉ cần bẻ nhẹ là cong, thậm chí nếu bạn để quên trên ghế nệm và vô tình ngồi lên cũng có thể khiến nó bị cong, đến mức mà cộng đồng phải đặt tên riêng cho “vấn nạn” này là bendgate.
Kể từ đó, các bài kiểm tra bẻ cong smartphone xuất hiện thường xuyên ngay khi có mẫu máy nào mới ra. Chiếc Nokia 3310 đời đầu cũng được đem ra thử nghiệm và tất nhiên vẫn giữ vững độ bền của mình.
Không những dễ cong, mà các smartphone còn dễ vỡ hay móp méo do chất liệu mà các nhà sản xuất sử dụng, tuy cao cấp nhưng không bền. Đó cũng là lý do mà ngành công nghiệp sản xuất phụ kiện bảo vệ điện thoại phát triển rất mạnh.
Vẫn còn đó những chiếc smartphone “nồi đồng cối đá” có thể nói là độ bền không kém Nokia 3310 và có thể là còn hơn, nhưng chúng chỉ dành cho một số đối tượng khách hàng riêng và không phổ biến. Những smartphone này thường khá to và dày, không lý tưởng cho nhu cầu sử dụng hàng ngày như Nokia 3310 đã từng.
Để nâng độ bền bỉ cho smartphone mà không khiến chúng trở nên quá to lớn, các nhà nghiên cứu đã xem xét đến những loại vật liệu như graphene. Graphene là một dàn tinh thể hình tổ ong của các nguyên tử carbon. Khi được sắp xếp hợp lý, chúng có thể cứng cáp hơn sắt thép gắp trăm lần mà vẫn rất nhẹ. Thậm chí graphene còn được nghiên cứu để sản xuất pin, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có sản ph ẩm thực tế.
Có lẽ cần một thời gian dài nữa smartphone mới đạt được độ cứng cáp và bền như những chiếc điện thoại ngày xưa. Cho đến lúc đó, Nokia 3310 sẽ vẫn là huyền thoại về độ bền với meme nổi tiếng toàn thế giới.
Tham khảo: AndroidAuthority
Chiếc camera không ống kính này chính là tương lai của nhiếp ảnh
Để chụp được một bức hình, dù chụp từ chiếc điện thoại hay một chiếc DSLR cao cấp, thì một bộ phận không thể thiếu chính là ống kính. Ống kính có rất nhiều loại khác nhau, nhưng nhiệm vụ của chúng về cơ bản là giống nhau: hội tụ ánh sáng đến cảm biến của máy ảnh để nó có thể tạo ra hình ảnh.
Và mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Utah đã tìm ra cách rất hiệu quả để chụp ảnh và quay video mà không cần đến thành phần không thể thiếu ấy nữa.
Các nhà nghiên cứu đã đặt cảm biến máy ảnh kỹ thuật số vào một cạnh của tấm kính acrylic và hướng nó vào tấm kính.
Nếu bạn tháo ống kính ra khỏi một chiếc camera thông thường - camera trên điện thoại của bạn chẳng hạn - bạn vẫn sẽ có thể chụp ảnh, nhưng kết quả sẽ chỉ là một tấm ảnh bị "pixel hóa" mà không cao thủ Photoshop nào có thể cứu được. Từ chi tiết này, các nhà nghiên cứu đã suy nghĩ rằng, liệu có thể sử dụng các thuật toán để giải mã các điểm màu bị pixel hóa kia trở thành một bức hình giống như chụp khi có ống kính được không?
Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã đặt cảm biến máy ảnh kỹ thuật số vào một cạnh của tấm kính acrylic và hướng nó vào tấm kính. Sau đó, họ dùng băng keo đen che hết các cạnh còn lại nhằm tập trung ánh sáng về hướng của cảm biến máy ảnh. Sử dụng cảm biến, các nhà nghiên cứu đã chụp ảnh và quay video của một số hình ảnh được hiển thị trên màn hình LED trước mặt kính acrylic (và ở góc 90 độ với cảm biến). Cuối cùng, họ đã dùng thuật toán của mình để tạo ra hình ảnh giống như một phiên bản độ phân giải thấp của những gì đang hiển thị trên màn hình LED.
Bạn có thể xem toàn bộ quá trình trong video dưới đây:
Bạn có thể tự hỏi, tại sao chúng ta lại phải làm ra một chiếc máy ảnh không ống kính? Hóa ra, nó có những công dụng rất hữu ích mà bạn chưa biết. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng chúng để biến các cửa sổ của xe tự lái thành camera, hay biến các cửa sổ của ngôi nhà thành một hệ thống camera an ninh. Camera không ống kính cũng sẽ giúp các bộ kính thực tế tăng cường (AR) trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn cho người đeo. Thay vì phải đeo những chiếc camera nặng nề, chúng ta chỉ cần gắn cảm biến lên trên kính đeo thông thường.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tiếp tục phát triển hệ thống camera không ống kính của mình, thêm khả năng chụp ảnh 3D và chụp trong trời nắng. Nếu dự án suôn sẻ như nhóm nghiên cứu kỳ vọng, ống kính sẽ sớm không còn là thành phần thiết yếu của camera nữa - mà là một tùy chọn bổ sung có phần thừa thãi và lạc hậu.
Theo cong nghe
Câu chuyện đằng sau chiếc áo đỏ huyền thoại được vị sếp lớn Microsoft liên tục mặc đi event suốt 11 năm qua Có bí mật gì về chiếc áo đỏ này mà vị sếp kia không chịu từ bỏ nó để mặc theo một phong cách khác nhỉ? Thông thường, văn hóa thời trang đi làm nơi văn phòng công sở cũng sẽ được nhiều người hướng đến phong cách thoải mái, nhã nhặn và thanh thoát là chính, hiếm có ai lại thể hiện...