Nói “việc nhẹ lương cao” ở Tây Ninh nhưng đưa sang Campuchia
Sau khi đăng ký trên mạng xã hội (MXH), đến tỉnh Tây Ninh làm việc, nhiều thanh niên Quảng Ngãi bất ngờ bị cưỡng ép đưa sang Campuchia, làm công việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chính người dân quê mình thông qua MXH.
Hầu hết nạn nhân bị đánh đập nếu không làm việc hoặc không đạt chỉ tiêu.
Ngày 4/4, anh Nguyễn Tấn Thanh (ngụ ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết cũng vì lên MXH tìm việc làm mà anh đã bị “ sập bẫy” lừa đưa sang Campuchia. “Không có việc làm nên đầu năm 2024, em lên Facebook tìm việc và thấy có đăng bài tuyển nhân viên bốc xếp hàng hóa lương tháng 10 triệu đồng ở tỉnh Tây Ninh. Em đón xe vào Tây Ninh rồi có người đưa em qua Campuchia lúc nào em không biết. Tại đây, người phiên dịch cho em biết là làm trên máy tính chứ không bốc hàng. Lúc này em mới tá hỏa, biết bị lừa”, anh Thanh kể lại và cho biết, mới đây, gia đình phải bỏ ra trên 100 triệu đồng mới chuộc Thanh về lại Việt Nam.
Một nạn nhân từng bị lừa sang Campuchia làm việc với Công an tỉnh Quảng Ngãi sau khi gia đình chuộc về.
Cùng chuyến đi lên Tây Ninh tìm việc làm với anh Thanh còn có ông Nguyễn Thanh Hùng, cũng cùng ở huyện Nghĩa Hành. Ông Hùng kể: “Họ bắt chúng tôi mỗi ngày phải lừa ít nhất được một người với số tiền 600 USD. Nếu không thì họ kéo chúng tôi ra đánh đập, chích điện. Không thể làm công việc lừa đảo người dân quê mình nên tôi chỉ còn đường cầu cứu gia đình bỏ tiền ra, chuộc tôi về”.
Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi, tuần qua có nhiều trường hợp là người ở Quảng Ngãi bị lừa sang Campuchia được gia đình chuộc trở về nước. Số tiền chuộc mỗi người khoảng trăm triệu đồng; có trường hợp đã chuyển tiền chuộc nhưng vẫn chưa được về. Trước đây, thủ đoạn của đối tượng lừa thường đăng bài tuyển dụng lao động trên MXH giới thiệu việc làm tại Campuchia nhưng gần đây, chỉ ghi tại tỉnh Tây Ninh. Thậm chí đối tượng trực tiếp gặp gỡ, rủ rê, lôi kéo, dẫn dắt người lao động đến Tây Ninh làm việc với những lời hứa hẹn về việc làm ổn định, lương cao kèm theo những chế độ đãi ngộ hấp dẫn như cho ứng trước tiền để lo chi phí. Do không có được nhiều thông tin, nhất là thông tin cảnh báo từ cơ quan Công an, nhiều người lao động nhẹ dạ, cả tin và bị “sập bẫy”.
Khi nạn nhân tới Tây Ninh thì các đối tượng đã sử dụng nhiều cách để lừa xuất cảnh sang Campuchia bằng cả đường chính ngạch và trái phép; đưa họ vào làm việc trong các cơ sở do người Trung Quốc làm chủ với tần suất làm việc cao (15 – 16h/ngày) nhưng mức lương chỉ từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Quá trình ở Campuchia họ bị quản lý chặt chẽ, không được tự do đi lại và liên hệ với bên ngoài. Khi không đáp ứng được tần suất làm việc, chỉ tiêu được giao, vi phạm quy định do phía chủ đề ra (như: làm việc không đủ giờ, không lôi kéo đủ số người tham gia đánh bạc trực tuyến, tìm cách liên hệ với bên ngoài…) thì bị tra tấn, đối xử thậm tệ.
Video đang HOT
Thượng tá Phạm Quang Tuấn, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi khuyến cáo, người dân cần nâng cao cảnh giác với các hình thức giới thiệu việc làm qua MXH, nếu có nhu cầu tìm việc làm nên tìm hiểu tại các đơn vị hoạt động dịch vụ việc làm được cấp có thẩm quyền cấp phép. Đồng thời, thông tin đến người thân trong gia đình và những người xung quanh biết để nâng cao cảnh giác, tránh bị lừa giới thiệu việc làm
Sự tinh vi của các 'bà trùm' trong tổ chức đường dây buôn lậu 6.150kg vàng
Các đối tượng cất giấu vàng lậu trong ngăn bí mật, dưới sàn xe ba gác chạy đến cửa khẩu Chàng Riệc với lý do mua đá lạnh sinh hoạt nhằm đưa vàng qua biên giới...
Như VietNamNet đã đưa, VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 24 bị can trong đường dây buôn lậu 6.150kg vàng 9999 từ Campuchia về Việt Nam. Hai đường dây buôn lậu vàng này do Nguyễn Thị Minh Phụng (SN 1981, quê Bình Định) và Nguyễn Thị Kim Phượng (SN 1985, ở Tây Ninh) cầm đầu.
Trong số hai "bà trùm" kể trên, Nguyễn Thị Minh Phụng từng có thời gian làm nhân viên tiệm vàng, kinh doanh tự do vàng bạc, thu đổi ngoại tệ nên quen biết nhiều người kinh doanh lĩnh vực mua bán vàng tại TP.HCM, Tây Ninh và Campuchia.
Năm 2022, Nguyễn Thị Minh Phụng thiết lập, điều hành đường dây mua bán vàng thỏi nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc, Tây Ninh với nhiều đối tượng tham gia, có sự phân công từng công đoạn, được tổ chức chặt chẽ từ khâu mua, vận chuyển đến tiêu thụ.
"Bà trùm" Nguyễn Thị Minh Phụng thỏa thuận, thống nhất để Nguyễn Thị Ngọc Giàu tổ chức vận chuyển tiền thanh toán mua vàng lậu từ Tây Ninh sang Campuchia và vận chuyển vàng từ Campuchia về Tây Ninh để giao cho nhóm người của Phụng.
Xe chở hàng qua cửa khẩu quốc gia Chàng Riệc, xã Tân Lập, huyện Tân Biên (Tây Ninh). Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Nguyễn Thị Minh Phụng giao cho nhóm Nguyễn Quý Trường vận chuyển vàng lậu từ Tây Ninh về TP.HCM và vận chuyển tiền từ TP.HCM lên Tây Ninh cho Nguyễn Thị Ngọc Giàu.
Nhóm của Giàu được trả tiền công vận chuyển là 170 USD/1 thỏi vàng đưa từ Campuchia về Tây Ninh và được trả 2.500 đồng/100 USD khi chuyển tiền thanh toán sang Campuchia.
Cuối mỗi ngày, Giàu và Phụng sẽ chốt số tiền hưởng lợi và thống nhất thanh toán sau 7- 10 ngày mua bán vàng lậu bằng hình thức chuyển khoản từ tài khoản của Phụng hoặc của Trường và tài khoản của Giàu tại ngân hàng.
Ngụy trang tinh vi
Từ ngày 3/8/2022 đến 28/9/2022, Nguyễn Thị Minh Phụng sau khi thống nhất với Giàu đã liên hệ với các nhà vàng số 31, 42 Chợ Olimpic PhnomPênh, Campuchia để đặt mua vàng.
Nguyễn Thị Ngọc Giàu liên hệ với nhóm đối tượng người Campuchia (Giàu khai tên là Sóc Liên, Lin và Mon) sống gần khu vực cửa khẩu Chàng Riệc bên phía Campuchia để nhận vàng từ các nhà bán vàng tại chợ Olympic Phnom Penh, sau đó vận chuyển đến cửa khẩu Chàng Riệc.
Lợi dụng chính sách đối với cư dân biên giới cho phép các phương tiện của cư dân thường xuyên qua lại cửa khẩu vì nhu cầu sinh hoạt không bắt buộc phải kiểm soát hải quan, các đối tượng này đã cất giấu vàng lậu trong ngăn bí mật dưới sàn xe ba gác của đối tượng người Campuchia, chạy xe đến cửa khẩu Chàng Riệc với lý do mua đá lạnh sinh hoạt nhằm đưa vàng qua biên giới.
Giàu giao cho con trai là Trần Thanh Thắng đi xe máy từ nhà đến cửa khẩu Chàng Riệc, để xe máy lại và chạy xe ba gác của các đối tượng người Campuchia có chứa vàng được cất giấu trong ngăn bí mật về xưởng đá lạnh của Giàu tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Tại đây, các đối tượng mở ngăn bí mật của xe ba gác lấy các hộp vàng ra, sau đó Thắng bỏ túi chứa tiền mua vàng lậu lên xe rồi chất các túi đá lạnh lên xe ba gác và chạy xe ra cửa khẩu Chàng Riệc giao xe cho các đối tượng người Campuchia và nhận xe máy đi về nhà.
Sau khi nhận được vàng, Giàu giao cho các đối tượng khác trong đường dây đi giao số vàng này cho nhóm của Nguyễn Quý Trường, Ngô Đình Đạt, Nguyễn Phạm Nhựt để chuyển từ Tây Ninh về TP.HCM giao cho người của Phụng hoặc trực tiếp giao vàng lậu cho khách hàng theo chỉ đạo của Phụng...
CQĐT làm rõ, Nguyễn Thị Minh Phụng dùng nhiều địa điểm để giao nhận tiền, vàng và bảo quản vàng lậu; mua nhiều điện thoại di động, cài đặt và sử dụng các ứng dụng Telegram, Viber, Zalo để giao dịch, mua bán, vận chuyển vàng lậu.
Căn cứ kết quả điều tra, các tài liệu, sổ sách ghi chép, theo dõi của Nguyễn Thị Minh Phụng và các đối tượng khác trong đường dây buôn lậu vàng xác định, từ 8-9/2022, Phụng đã buôn lậu 4.830kg vàng thỏi từ Campuchia về Việt Nam, với tổng trị giá hơn 6.644 tỷ đồng.
Số vàng lậu này Phụng bán cho tiệm vàng Khánh Kim Loan 560kg, với tổng trị giá hơn 761 tỷ đồng; tiệm vàng Kim Hiền Bình Minh 268kg, trị giá hơn 364 tỷ đồng; bán cho một người tên Hằng ở Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội 294kg, trị giá hơn 399 tỷ đồng; bán cho 36 khách hàng khác 1.828kg với tổng trị giá hơn 4.021 tỷ đồng. Còn lại 76kg vàng lậu bị CQĐT phát hiện, tạm giữ.
Cáo buộc cho rằng, cả đường dây của Nguyễn Thị Minh Phụng thu lời bất chính hơn 17 tỷ đồng, trong đó Phụng hưởng lợi hơn 2,4 tỷ đồng; nhóm của Giàu hưởng lợi hơn 13 tỷ đồng; nhóm của Nguyễn Quý Trường hưởng lợi hơn 1,4 tỷ đồng.
Đường dây thứ 2 do Nguyễn Thị Kim Phượng (em ruột bị can Ngọc Giàu) cầm đầu. Với chiêu thức tượng tự, đường dây của Phượng buôn lậu thành công 1.320kg vàng, trị giá hơn 1.817 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 6,8 tỷ đồng.
Cất giấu 250.000 USD trong cabin để vận chuyển qua cửa khẩu quốc tế Tài xế cất giấu khá tinh vi một lượng lớn tiền USD trong cabin xe tải, nhưng vẫn bị Công an huyện Bến Cầu (Tây Ninh) phối hợp cùng lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ. Lúc 14h ngày 8/1, tại luồng nhập khẩu hàng hóa Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, Công an huyện Bến Cầu (Tây Ninh), Đồn Biên phòng...