Nơi ‘tôm đi bộ’ trên cạn hút du khách
Hàng năm cứ tới mùa mưa (tháng 8 – 10) du khách lại đổ về khu thác Kaeng Lamduan để xem những cuộc “diễu hành” của tôm nước ngọt.
Trời cứ sẩm tối tôm bắt đầu lên khỏi mặt nước, bò dọc theo những hòn đá ven mép sông. Cuộc diễu hành kỳ lạ xuất hiện ở tỉnh Ubon Ratchathani, đông bắc Thái Lan này trở thành cảm hứng sáng tạo cho nhiều truyền thuyết, điệu nhảy và cả một bức tượng ở địa phương. Vào mùa mưa từ tháng 8 tới tháng 10, du khách khắp nơi kéo về chật kín hai bờ sông và bật đèn pin để theo dõi đàn tôm di chuyển.
Tôm đi bộ trên bờ đá vào mùa mưa. Video: Watcharapong Hongjamrassilp
Hiện tượng tôm “diễu hành” không chỉ có vào ban đêm mà diễn ra cả sau các trận mưa lớn hoặc khi nước chảy xiết, từ 15h – 16h tới tận rạng sáng hôm sau. Du khách có thể thấy tôm đi bộ nhiều nhất ở thác Kaeng Lamduan, trong Khu bảo tồn Yod Dom của Vườn quốc gia Phu Jong-Na Yoi. Số lượng các cuộc diễu hành phụ thuộc vào lượng mưa trong mùa đó, mưa càng nhiều thì tôm đi bộ cũng nhiều hơn. Mỗi đêm vào mùa mưa, cao điểm sẽ có tới hàng trăm nghìn con tôm cùng di chuyển.
Đây là loài tôm nước ngọt nhỏ có tên tiếng Thái Kung Foy và Kung Kam Kon. Chúng thường đi từ các sông, suối chảy qua đá nhấp nhô để hướng về đỉnh núi Phanom Dong Rak vì có nguồn nước sạch phù hợp để sinh sản.
Theo Watcharapong Hongjamrassilp, nghiên cứu sinh ngành sinh học tại Đại học California (Mỹ), khi hoạt động bơi trở nên khó khăn, việc bộ trên cạn có thể giúp tôm mở rộng môi trường sống. Ngày nay, số tôm diễu hành ở Thái Lan đang sụt giảm. Hongjamrassilp cho rằng nguyên nhân có thể là ảnh hưởng từ du lịch, việc nghiên cứu sâu hơn có thể giúp bảo vệ loài này.
Một công trình tạo hình tảng đá với những con tôm bằng kim loại đang bò ngược dòng nước ở cổng vào của khu thác Kaeng Lamduan. Ảnh: coconuts.co
Kaeng Lamduan có dòng nước chảy xuống các hòn đá lớn và kéo dài khoảng 200 m, là một phần của sông Lam Dom Yai. Bao quanh đó là những cây Lamduan rậm rạp xanh tốt. Nhờ vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, cùng hiện tượng tôm đi bộ trên đá mà nơi thu hút rất đông du khách. Đến Kaeng Lamduan, nhiều du khách thích đằm mình trong làn nước mát, tận hưởng không gian trong lành ban ngày và xem tôm diễu hành ban đêm.
Kaeng Lamduan cách sân bay tỉnh Ubon Ratchathani khoảng 116 km. Du khách nên thuê phương tiện để đi từ khách sạn, nhà nghỉ tới thác như ôtô, song thaew. Du khách vào thác không mất phí tuy nhiên cần chú ý các biện pháp phòng tránh Covid-19.
Hà Tĩnh chỉ đạo ứng phó với siêu bão Goni
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có công điện về việc ứng phó với siêu bão Goni và khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra.
Dự báo đường đi của siêu bão Goni. Ảnh: NCHMF
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay siêu bão Goni đang hoạt động phía đông Philippines, dự báo di chuyển nhanh, 24 đến 48h tới sẽ đi vào biển Đông. Thời gian qua do ảnh hưởng của mưa, lũ trên địa bàn tỉnh đã gây thiệt hại nặng nề đến dân sinh, cơ sở hạng tầng trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Công điện số 34/CĐ-TW hồi 15h00 ngày 31/10/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, để chủ động ứng phó với siêu bão Goni và công tác khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra trong thời gian qua, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh triển khai ngay một số nội dung sau:
Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công điện số 27/CĐ-UBND ngày 28/10/2020 về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với tình hình mưa, lũ.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển và các địa phương ven biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Goni, thông báo cho các chủ phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền.
Tiếp tục rà soát các khu vực dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập; khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực thấp trũng có nguy cơ ngập lụt sâu để chủ động sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn cho người dân.
Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các khu vực ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, các bến đò, khu vực đường bị ngập, đã, đang và có nguy cơ bị sạt lở.
Tổ chức vận hành, chủ động xả lũ đảm bảo an toàn các hồ, đập thủy lợi, thủy điện; đối với các hồ đập xung yếu cần chủ động hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn; phân công cụ thể, bố trí lực lượng thường trực tại các hồ chứa đã đầy nước, hồ chứa có nguy cơ mất an toàn để kịp thời xử lý khi có tình huống; triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu; chủ động tiêu thoát nước đệm để phòng, chống ngập úng; triển khai các phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả mưa, lũ.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh cập nhật diễn biến của bão và tình hình mưa, lũ; phối họp với Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Tĩnh kịp thời đưa tin về diễn biến của thiên tai cho các cấp, các ngành và Nhân dân biết để chủ động phòng tránh có hiệu quả.
Kon Tum: Ảnh hưởng bão số 9, cầu sắt bị lũ cuốn trôi Do ảnh hưởng bão số 9, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang có gió mạnh khiến nhiều cây xanh gãy đổ, đặc biệt gió mạnh làm tốc mái, sập đổ nhà cửa, công trình cầu đường. Theo báo cáo từ UBND huyện Kon Rẫy, vào lúc 11h15 ngày 28/10, tuyến đường huyện vào xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, Kon Tum đã...