Nơi thu dung 7.000 người nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc
Các chiến sĩ đồn biên phòng Xín Cái ( Hà Giang) trải qua 10 tháng trực chiến tại các chốt chống dịch, phát hiện hơn 7.000 trường hợp nhập cảnh trái phép qua biên giới.
Cách TP Hà Giang 180 km về phía đông bắc, đồn biên phòng Xín Cái (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) nằm trên núi cao, lạnh giá và hiểm trở. Đây là nơi có các chốt biên phòng chuyên phát hiện và tiếp nhận người vượt biên trái phép từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Đồn biên phòng Xín Cái quản lý gần 24 km đường biên với 72 cột mốc (từ mốc 429 đến mốc 490), thuộc địa bàn 2 xã biên giới Xín Cái và Thượng Phùng. Từ đầu năm đến nay, cán bộ, chiến sĩ của đồn phát hiện hơn 7.000 người nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở.
Phạm vi đường biên lên tới gần 24 km. Trong các số vụ vượt biên được đồn Xín Cái phát hiện tập trung ở 2 đường mòn là khu vực cột mốc biên giới 450 và mốc 457 cách đó khoảng 2 km.
Hơn 4.000 người đã nhập cảnh trái phép qua đường mòn tại cột mốc 450 và khoảng 2.000 người đi qua cột mốc 457. Những người này thường đi thành nhóm, có nhóm lên tới 70 người. Theo đại úy Nguyễn Xuân Cháng, Chỉ huy chốt kiểm dịch tại mốc 450, đa số người vượt biên chủ động trình diện khi gặp bộ đội Việt Nam. Nhiều người kể rằng đã bị lạc 2-3 ngày trong rừng do phải đi trong đêm tối. Nếu bật đèn, lực lượng chức năng phía Trung Quốc có thể phát hiện và bắt giữ trở lại.
Những người này chủ yếu là lao động người Việt sang làm việc tại Trung Quốc mà không có giấy tờ hợp pháp. Dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc khiến nhiều người thất nghiệp, cơ quan chức năng nước bạn phát hiện nhiều trường hợp là lao động trái phép và xử lý.
Với mong muốn trở về nước, họ tập trung thành từng nhóm, thuê một chuyến xe chở đến sát biên giới rồi đi bộ qua đường mòn về Việt Nam. Nhiều người đã trải qua 3, 4 ngày di chuyển bằng đường bộ từ các tỉnh sâu trong nội địa Trung Quốc để đến vùng biên giới. Bất chấp những biện pháp ngăn chặn, xử phạt, số vụ nhập cảnh trái phép qua đường mòn lối mở vẫn tiếp diễn và có xu hướng tăng vào thời điểm cận Tết.
Video đang HOT
Tại bãi đất trống gần mốc 457, có những bụi cây chứa đầy tư trang của người vượt biên bỏ lại. Các chiến sĩ biên phòng cho biết đây là dấu tích của những vụ vượt biên dưới trời mưa lạnh. Khi về đến Việt Nam, người vượt biên cởi hết đồ ướt và thay bằng quần áo khô mang theo.
Trong khi chưa thể ngăn chặn tuyệt đối việc nhập cảnh trái phép, lãnh đạo đồn biên phòng Xín Cái cho biết nhiệm vụ tối thượng lúc này là phải thu dung và đưa đi cách ly tất cả trường hợp nhập cảnh, không để sót một ai lọt sâu vào nội địa.
Sau khi khai báo họ tên, nguyên nhân vượt biên, tiền sử dịch tễ, những người nhập cảnh trái phép sẽ bị xử phạt hành chính (mức phạt khoảng 4 triệu đồng) và được đưa về nơi cách ly tập trung 14 ngày. Việc quản lý người cách ly được giao cho UBND xã. Bộ đội biên phòng cùng cán bộ y tế địa phương trực tiếp theo dõi sức khỏe và phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho những người này.
Giai đoạn cao điểm, số người cần cách ly lên tới trên 500 người. Chính quyền phải tận dụng một khu chợ dân sinh và một dãy nhà công vụ chưa đưa vào khai thác để làm nơi lưu trú cho họ. Điều may mắn là sau 10 tháng vận hành, các khu cách ly chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với SARS-CoV-2.
Mỗi chốt liên ngành phòng chống dịch Covid-19 ở các cột mốc biên giới có 3 chiến sĩ trực chiến, thay ca nhau để đảm bảo trực 24/7. Nhiều thời điểm, người vượt biên trái phép dồn về quá đông, các chiến sĩ phải tăng ca xử lý. Công việc này diễn ra kể từ tháng 2 đến nay. Nhiều chiến sĩ trực chiến liên tục suốt 10 tháng mà chưa về thăm nhà.
Chốt dã chiến thường chỉ là một chiếc lán nhỏ, vật dụng bên trong đơn sơ với ván gỗ kê thành giường. Do nhiệm vụ thường đến không báo trước, những quy định về ăn ở, sinh hoạt trong doanh trại quân đội không thể áp dụng chính xác. Có những chiến sĩ chủ động đi ngủ từ 19h vì biết đêm đến sẽ phải thức trắng để đón người vượt biên.
Những ngày này, nhiệt độ tại Xín Cái có thể xuống ngưỡng 0 độ C, băng giá thường xuyên xuất hiện. Các chiến sĩ phải đốt lửa sưởi ấm trong những đêm đông giá rét. Họ xác định tinh thần trực chiến lâu dài, đón Tết trên biên cương.
Câu chuyện về chiếc ống khói trên những mái nhà ở Paris
Bạn sẽ có thêm một bất ngờ nếu biết rằng tại kinh đô ánh sáng của thế giới - Paris, hình ảnh này xuất hiện dày đặc trên các mái nhà.
Ống khói có mặt ở Châu Âu từ thế kỷ 13 được dùng để đốt lửa bên trong sưởi ấm.
Những quảng trường xinh đẹp, những cây cầu cổ kính bắc qua dòng nước chảy hiền hòa hay những nhà thờ Hồi giáo, cung điện nguy nga, bạn nghĩ đâu là đặc trưng của vùng đất Châu Âu?
Câu trả lời mà chúng tôi đưa ra sẽ khiến bạn phải kinh ngạc. Đó chính là những chiếc ống khói đặt trên các ngôi nhà hay tòa cao ốc.
Đặc biệt ở kinh đô ánh sang Paris, hình ảnh này xuất hiện dày đặc trong thành phố. Bạn có thể dựa vào đó để đếm xem trong tòa nhà có bao nhiêu lò sưởi cá nhân được lắp đặt.
Ống khói có mặt ở Châu Âu từ thế kỷ 13. Trước đó, nhà của người dân được sưởi ấm bằng cách đốt lửa bên trong lò làm bằng đất nung hoặc gạch đặt ở giữa nhà.
Họ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên mái nhà hoặc các bức tường để tránh ám khói nhưng cách này không hiệu quả lắm. Những ống khói đầu tiên được sử dụng trong những ngôi nhà lớn đến thời Tudor thì chúng trở thành những món đồ thời thượng.
Những ống khói đầu tiên được sử dụng trong những ngôi nhà lớn đến thời Tudor đã trở thành một món đồ thời thượng.
Sự ra đời của ống khói không giúp loại bỏ hoàn toàn khói ra khỏi nhà bởi thiết kế chưa hoàn hảo và sự thô sơ của vật liệu đốt cháy để sưởi ấm.
Vào thế kỷ 18, hầu hết các nhà khoa học tin rằng khói được tạo ra khi sinh nhiệt. Khói sẽ di chuyển từ nơi ấm sang nơi lạnh. Vì vậy, khi trong nhà đủ ấm, khói sẽ thoát ra ngoài trời bằng đường ống.
Than đốt thời đó rất đắt đỏ nên chỉ những gia đình khá giả mới có đủ điều kiện sở hữu ống khói. Cũng vì thế, người dân bắt đầu phô trương sự giàu có bằng cách lắp thật nhiều ống khói phía trên các mái nhà.
Than đốt thời đó rất đắt nên chỉ những gia đình khá giả mới có đủ điều kiện để sở hữu ống khói.
Những gia đình nghèo hơn không đủ tiền mua than cũng cố gắng sở hữu một chiếc để chứng minh với hàng xóm của mình.
Thời kỳ Victoria là "Kỷ nguyên vàng" của những chiếc ống khói. Trong giai đoạn này, ống khói được làm bằng đất sét hoặc vật liệu kim loại đã trở nên phổ biến trong xã hội. Mọi người đã sử dụng những thứ này để xây dựng như một cách "cá nhân hóa" ngôi nhà của họ.
Ngày nay, con người đã phát minh ra hệ thống sưởi bằng điện nhưng trên bầu trời Paris vẫn còn những chiếc ống khói dù không được sử dụng.
Ngày nay, trên bầu trời Paris vẫn tồn tại những ống khói không sử dụng.
Một câu chuyện khác về những chiếc ống khói, ở châu Âu, ông già Noel sẽ chui theo đường ống khói để vào nhà tặng quà cho trẻ em trong đêm Giáng sinh. Nhưng tại sao ông không trực tiếp gõ cửa mà lại chọn đường ống khói?
Lò sưởi được coi là nơi ấm áp, nguồn gốc của mọi phước lành và người ta tin rằng hầu hết những người thân cận với ông già Noel và các vị thánh sẽ mang quà đến cho những đứa trẻ ngoan qua cánh cổng này.
Con đường đi vào qua chiếc ống khói của ông trở thành một truyền thống ở các nước phương Tây. Bài thơ "Chuyến thăm từ St. Nicholas" của Clement Clarke viết năm 1882 đã mô tả điều đó.
Chuyện kể rằng ông già Noel đi xuống ống khói của bạn để tặng quà.
Chọn thiết bị nào để sưởi ấm vào mùa đông? Miền Bắc đã trải qua đợt rét đậm rét hại lạnh nhất từ đầu mùa, đây là lúc để các hộ gia đình sắm sửa những thiết bị để sưởi ấm cho mùa đông giá rét này. Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, miền Bắc sẽ còn tiếp tục trải qua một đợt không khí lạnh...