Nơi sóng biển hình vuông
Những ô kẻ xuất hiện khi hai vùng biển gặp nhau theo phương gần như vuông góc.
Sóng biển giao nhau tại hòn đảo le de Ré ngoài khơi phía tây nước Pháp, gần thành phố cảng La Rochelle. Ảnh: Michel Griffon/Wikimedia Commons
Sóng có thể lướt hàng nghìn kilomet trên mặt nước. Ngay cả vào những ngày lặng gió nhất, nếu bão tố nổi lên từ đâu đó ngoài đại dương, những con sóng cũng có thể cuộn từ tâm bão vào đến bờ của một miền đất xa xôi. Đó là sóng do biển động, khác với sóng từ gió biển.
Sóng kẻ ô bàn cờ có thể xảy ra khi những con sóng của một hệ thời tiết gặp những con sóng do gió từ một hệ thời tiết khác tạo ra, thành vùng biển giao nhau. Tuy nhiên, con người chỉ có thể nhìn thấy mặt biển chia ô bàn cờ từ xa trên cao, do những con sóng sẽ không rõ hình dáng khi vào bờ.
Hiện tượng tự nhiên này thường xuất hiện tại đảo le de Ré, phía bờ tây nước Pháp. Hòn đảo chỉ rộng 5 km, dài 30 km này trở thành điểm đến nổi tiếng nhờ những con sóng kỳ lạ, khách du lịch thường trèo lên ngọn hải đăng hay đứng từ vách đá gần bờ biển để nhìn ngắm dễ hơn.
Những nghiên cứu chỉ ra rằng tai nạn xảy ra tại vùng biển giao nhau không ít. Điều này có lẽ vì những con sóng đến từ hai hướng khác nhau có thể khiến tàu thuyền chòng chành hơn. Tuy nhiên, nguy cơ này chỉ tồn tại khi những con sóng lớn giao nhau ngoài đại dương. Không có bằng chứng cho thấy những vùng biển giao nhau tạo ra sóng nhỏ gần bờ có thể gây nguy hại tới tàu thuyền nhỏ, người lướt sóng hay tắm biển.
Tắm tại vùng biển giao nhau không quá nguy hiểm. Ảnh: Flipboard
Video đang HOT
Thực tế, điều đáng ngại nhất với những bãi tắm chính là dòng chảy xa bờ hiếm khi lộ diện trên mặt biển. Nhiều người thích tắm ở vùng biển tĩnh lặng, ít sóng, mà không biết có thể họ đang bơi vào chỗ chết – nơi có những dòng chảy xa bờ chực chờ cuốn mọi thứ ra khơi. Phần lớn nạn nhân chết vì hoảng loạn, dẫn đến kiệt sức và bị đuối nước.
Ô nhiễm nhựa tại đại dương có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người thế nào?
Các nhà khoa học cảnh báo rằng ô nhiễm nhựa tại các vùng biển có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người do tiêu thụ thủy hải sản đã hấp thụ vi khuẩn gây bệnh từ nhựa.
Nhiều vùng biển đang bị ô nhiễm nặng bởi rác thải nhựa, không chỉ phá hủy hệ sinh thái tại đại dương mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Trends in Microbiology cảnh báo rằng, ô nhiễm nhựa trong các đại dương có thể lây lan các bệnh chết người vào chuỗi thức ăn thông qua các loại hải sản nuôi như trai và hàu.
Vi nhựa là các hạt nhựa có đường kính nhỏ hơn 5mm, có thể đến từ các sản phẩm nhựa lớn đã bị phân hủy, sợi dệt, đầu lọc thuốc lá hoặc thậm chí các sản phẩm làm đẹp. Vi nhựa xâm nhập vào vùng biển có thể hoạt động như một cơ chế vận chuyển đường dài của mầm bệnh cho người và động vật, lây lan vào các khu vực mới.
Những hạt nhựa siêu nhỏ này thúc đẩy sự hình thành các màng sinh học, một cộng đồng vi khuẩn, bao gồm cả mầm bệnh, tạo thành một lớp nhầy trên bề mặt. Động vật thân mềm như trai và hàu rất dễ ăn phải những mảnh nhựa ô nhiễm này. Việc mầm bệnh từ nhựa sang xâm nhập vào sinh vật biển có thể quét sạch các quần thể nhuyễn thể ở một số vùng, hoặc thậm chí truyền mầm bệnh cho người ưa thích các món hải sản.
Tiến sĩ Ceri Lewis tại Viện Hệ thống Toàn cầu của Đại học Exeter cho biết: "Các mảnh vi nhựa khác biệt rõ rệt với các hạt trôi nổi tự nhiên và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chúng là một ổ chứa mầm bệnh tiềm tàng. Điều đặc biệt cần quan tâm là các báo cáo ngày càng tăng về sự hiện diện của nhiều mầm bệnh trên bề mặt nhựa ở các đại dương khắp thế giới".
Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu tấn nhựa được thải ra và hàng nghìn tỷ hạt trôi nổi trên bề mặt các đại dương. Những hạt nhựa này có thể mang theo kim loại, chất ô nhiễm và mầm bệnh, nhiều loại vi khuẩn, vi rút và vi sinh vật gây bệnh khác. Một nghiên cứu đã phát hiện ra vi khuẩn kháng thuốc ở nồng độ cao hơn từ 100 đến 5000 lần trên bề mặt vi nhựa so với trong nước biển xung quanh.
Hình ảnh mô phỏng những nguyên nhân làm xuất hiện của vi nhựa ở đại dương.
Kháng kháng sinh (AMR) là khi vi khuẩn thích ứng với các loại thuốc và hóa chất kháng khuẩn hiện đại. Nhưng tác động của tất cả những điều này đối với động vật biển, nuôi trồng thủy sản và con người ở đầu chuỗi thức ăn vẫn chưa được biết, Tiến sĩ Lewis nói.
Nghiên cứu mới này tập trung vào các tác động đối với ngành nuôi trồng thủy sản - chăn nuôi, nuôi và thu hoạch cá, động vật có vỏ và các sinh vật biển khác. Nuôi trồng thủy sản hiện là ngành thực phẩm phát triển nhanh nhất và là một con đường tốt để tăng sản lượng lương thực trên toàn cầu, nhằm đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng.
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đã nhận thấy nhu cầu sản lượng thủy sản sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu toàn thế giới, với mức thiếu hụt 28 triệu tấn dự kiến trong thập kỷ tới. Trong đó, các một loại động vật thân mềm có 2 mảnh vỏ như trai và hàu, được cho là con đường chính để tăng cường sản xuất bền vững trên toàn cầu, các chuyên gia nói.
Các loại động vật 2 mảnh ăn các mảnh thức ăn hoặc các sinh vật nhỏ bằng cách lọc ngẫu nhiên chúng khỏi nước xung quanh vì thế mà chúng rất dễ hấp thụ vi nhựa. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thực địa cũng đã xác nhận rằng trai và hàu dễ dàng hấp thụ các hạt vi nhựa từ nước biển xung quanh chúng.
Mức độ ô nhiễm vi nhựa trung bình đối với những loài động vật này nằm trong khoảng từ 1,5 đến 7,64 hạt trên mỗi cá thể, và thậm chí mức cao nhất được ghi nhận lên tới 178 hạt trên mỗi cá thể. Đáng lo ngại hơn cả là một số lượng cao của vibrio - một loại vi khuẩn biển, được ghi nhận với hàm lượng lớn trên vi nhựa, bao gồm cả những vi khuẩn từ giữa Bắc Đại Tây Dương.
Tiến sĩ Craig Baker-Austin tại Đại học Exeter cho biết: "Một số vi khuẩn vibrio được biết đến là nguyên nhân gây bệnh và thường gây chết hàng loạt ở ấu trùng.
Nhóm nghiên cứu cho biết các màng sinh học phát sinh nhanh chóng trên bề mặt vi nhựa có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các cộng đồng gây bệnh nguy hiểm nhất trên bề mặt của chúng. Các bề mặt nhẵn và tương đối lớn của chất nhựa ở kích thước siêu nhỏ có thể phù hợp với sự phát triển của các nguyên nhân gây bệnh.
Đối với vi khuẩn Vibrio cholerae, với mức độ phản ứng trao đổi chất tăng lên, sống trong màng sinh học rất có lợi cho vi khuẩn và khiến chúng trở nên dễ lây nhiễm hơn. Và nghiên cứu trước đây cũng đã phát hiện ra lượng vi sinh vật có gen chống vi khuẩn trên nhựa phong phú hơn nhiều so với trong nước biển.
Chưa có nghiên cứu nào xem xét sự khác biệt giữa cách thức hình thành màng sinh học trên nhựa và các phần tử tự nhiên như thực phẩm và động vật phù du, và các nhà khoa học đã có kế hoạch điều tra trong tương lai.
Tiến sĩ Lewis nói rằng: "Có một số bài báo đã phát hiện ra vi khuẩn nguy hại có khả năng gây bệnh với số lượng cao hơn nhiều so với trên các hạt tự nhiên, nhưng các nghiên cứu khác không tìm thấy sự khác biệt thực sự của số lượng mầm bệnh tiềm ẩn giữa nhựa và các hạt tự nhiên".
Sự phân bố của vi nhựa trên toàn cầu có thể cần được xem xét trong quá trình phát triển các địa điểm nuôi trồng thủy sản trong tương lai nếu việc truyền mầm bệnh này được chứng minh là một rủi ro có thể xảy ra. Nhiều nghiên cứu cũng đã gợi ý rằng sự truyền bệnh từ nhựa sang sinh vật tiêu thụ phải nhựa có thể xảy ra nhưng chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.
Geir Myre, người đứng đầu toàn cầu của công ty bảo hiểm nuôi trồng thủy sản AXA XL, cho biết: "Hiểu mối liên hệ giữa vi nhựa và nguy cơ truyền mầm bệnh qua động vật có vỏ là rất quan trọng đối với công việc của chúng tôi nhằm quản lý và chuyển giao rủi ro cho ngành nuôi trồng thủy sản. Đó là một trong nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn đang nổi lên mà chúng ta phải xem xét do tác động của con người lên đại dương và nhấn mạnh mối liên hệ giữa rủi ro đại dương với sức khỏe và an toàn cộng đồng".
Phát hiện 'vua bọ cạp' to hơn con người, móng vuốt khủng long Vua bọ cạp hơn 500 triệu tuổi dài tới 2,5 m, có móng vuốt như khủng long và hoành hành ở vùng biển quái thú cạnh siêu lục địa đã mất Pangaea. Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học Gondwana Research đã tái hiện chân dung của "ông tổ" loài bọ cạp: một "quái thú" có chiều dài gấp...