Nơi sản xuất iPhone ở Trung Quốc từ 50.000 người bỗng hóa “thị trấn ma”
Chỉ một số rất ít các tòa nhà vẫn đang được Foxconn sử dụng, trong khi phần lớn bỏ trống hoặc cho thuê.
Tờ Apple Insider đưa tin, việc Foxconn đang đóng cửa hàng loạt nhà máy và chuyển ra khỏi Trung Quốc đã có những tác động rõ rệt đến nhiều khu vực ở quốc gia này.
Từ lâu, các đối tác của Apple đã vận hành nhà máy sản xuất tại Trung Quốc nhưng những năm gần đây, hãng này dần chuyển hướng sang các nước lân cận. Hoạt động sản xuất của Apple ở Ấn Độ và Việt Nam đang tăng trưởng mạnh cũng khiến cho các nhà máy ở Trung Quốc bị ảnh hưởng.
Trong một báo cáo của China Observer công bố cuối tháng 4 vừa qua, nhà máy Foxconn Nam Ninh, Trung Quốc từng thu hút 50.000 lao động đang dần bị bỏ hoang. Khi hoạt động sản xuất của Apple chuyển đi nơi khác, nhân lực trở nên thừa thãi, công nhân đi tìm việc ở địa phương khác khiến các nhà máy phải đóng cửa.
Video đang HOT
Một người dân địa phương cho biết, trước kia, cần một nguồn nhân lực lớn để hỗ trợ 50.000 nhân sự ở nhà máy. Mỗi ngày, nhu cầu ăn uống ước tính khoảng 60 tấn gạo, 280 con lợn, 1,2 triệu quả trứng và 80.000 con gà. Phòng ăn của nhà máy có thể chứa 12.000 công nhân cùng lúc.
Tuy nhiên, hiện tại gần như cả khu vực bị bỏ hoang. Những ngôi nhà được xây dựng làm chỗ trọ cho công nhân đang gặp khó khăn trong việc tìm khách thuê mới, doanh thu giảm mạnh, ngay cả khi giảm giá kịch sàn. Những con đường trở nên vắng vẻ.
Các nhà máy và tòa nhà đang dần bị bỏ hoang
Người dân địa phương không có nhiều hi vọng về việc Foxconn sẽ sớm vận hành lại cơ sở sản xuất vì các biển hiệu đã bị tháo dỡ. Chỉ một số rất ít các tòa nhà vẫn đang được Foxconn sử dụng, trong khi phần lớn bỏ trống hoặc cho thuê.
Các nhà máy, tòa nhà dần xập xệ và bị bỏ hoang. Đây chắc chắn là dấu hiệu về việc chuyển đổi trong hoạt động tổng thể của Foxconn. Đặc biệt khi Apple muốn chuyển hoạt động sản xuất lấy Trung Quốc làm trung tâm sang hệ thống phân phối khác. Một nguồn tin cho biết, máy móc trong các nhà máy ở đây đã được đưa sang các cơ sở tương tự ở Việt Nam.
Đối với người dân địa phương, việc Foxconn đóng cửa hàng loạt nhà máy sản xuất của Apple đã chứng tỏ các cơ sở này từng mang lại nguồn lợi ích lớn như thế nào cho khu vực, đồng thời, sự hưng thịnh cũng có thể biến mất nhanh như cách nó bắt đầu.
Máy ATM cao nhất thế giới nằm trên ngọn núi hơn 4.600 mét
Máy rút tiền tự động (ATM) cao nhất thế giới được đặt trên đoạn đèo Khunjerab giữa Trung Quốc và Pakistan, ở độ cao 4.693 mét.
Cỗ máy ATM của Ngân hàng Quốc gia Pakistan nằm ở độ cao 4.693 mét. Ảnh: Wikimedia
Trong vài thập kỷ qua, máy ATM đã trở thành một trong những thiết bị công nghệ phổ biến nhất trên thế giới. Nhưng thật bất ngờ, bạn thậm chí có thể bắt gặp một chiếc máy rút tiền này trong lúc chinh phục những ngọn núi phủ đầy tuyết của Pakistan. Đoạn đèo cửa khẩu biên giới Khunjerab thuộc tỉnh Gilgit-Baltistan phía Bắc Pakistan chính là nơi đặt cỗ máy ATM đầy đủ chức năng cao nhất thế giới.
Đài BBC đưa tin Ngân hàng Quốc gia Pakistan (NBP) đã lắp một cỗ máy rút tiền ở đoạn đèo Khunjera vào năm 2016. Hình ảnh chiếc máy chạy bằng năng lượng mặt trời và gió này đứng giữa đoạn đèo Khunjerab vắng vẻ và lạnh giá là vô cùng kỳ lạ.
Lắp đặt cỗ máy ATM cao nhất thế giới - danh hiệu được Kỷ lục Guinness Thế giới chứng nhận - là một thử thách không hề dễ dàng đối với NBP. Cơ quan này đã mất khoảng bốn tháng để hoàn thành dự án trên. Vấn đề bảo trì và nạp tiền cho máy thường xuyên cũng là một công việc khá khó khăn, vì ngân hàng gần nhất cách đó ít nhất 82 km.
Ông Zahid Hussain, Giám đốc Sost NBP - chi nhánh ngân hàng gần cỗ máy ATM cao nhất thế giới -thường xuyên phải lái xe tới đây, bất chấp thời tiết nguy hiểm như sức gió cực mạnh, bão tuyết và những chặng đường đèo hiểm trở, thường xuyên xảy ra sạt lở để đảm bảo máy hoạt động bình thường.
Như bạn có thể tưởng tượng, nằm ở độ cao 4.693 mét so với mực nước biển và ở nơi vắng bóng người qua lại, điều đó có nghĩa là cỗ máy ATM cao nhất thế giới sẽ không được sử dụng liên tục. Nó chủ yếu phục vụ lính biên phòng, số ít người dân địa phương và một vài người đi xuyên biên giới qua đoạn đèo này. Lượng tiền được rút khỏi máy sau vài tuần là khoảng 4 - 5 triệu rupee (tương đương 18.350 - 23.000 USD).
Người phát ngôn của Ngân hàng Quốc gia Pakistan cho biết kỹ thuật viên phải di chuyển từ hai đến hai tiếng rưỡi để đến máy ATM cao nhất thế giới khi nó cần sửa chữa khẩn cấp. Mặc dù khối lượng giao dịch thấp, ngân hàng của Pakistan vẫn coi trọng chiếc máy này và những đối tượng sử dụng.
"Số lượng khách hàng có thể không đáng kể, nhưng họ là người cư trú ở vùng đất rộng lớn này, và không có cách nào khác để chuyển tiền lương cho người thân và gia đình", ông Zahid Hussain nói.
Trung Quốc phản đối việc Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn Theo Tân Hoa xã, ngày 10/10, một người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố chính phủ nước này kiên quyết phản đối quy định mới của Mỹ về kiểm soát xuất khẩu chip và thiết bị bán dẫn sang Trung Quốc. Trung Quốc phản đối việc Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn. Ảnh minh họa: Bloomberg Theo...