Nơi sa mạc Namib “hẹn hò” với đại dương
Nước biển lạnh tương tác với sa mạc nóng bỏng tạo nên cảnh tượng ngoạn mục như trên hành tinh khác.
Sa mạc Namib ở Namibia nổi tiếng với những cồn cát cao và đẹp nhất thế giới.
Các cồn cát trên sa mạc Namib có nhiều màu sắc khác nhàu từ hồng cho tới cam nhạt, chạy dài ra tới bờ biển Đại Tây Dương.
Nước biển lạnh tương tác với những cồn cát trên sa mạc nóng bỏng tạo nên một cảnh tượng ngoạn mục như trên hành tinh khác.
Một trong những địa điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các côn cát là thị trấn Swakopmund ở Namibia.
Video đang HOT
Swakopmund là thị trấn ven biển lớn nhất ở Namibia. Đây cũng là địa điểm du lịch phổ biến nhất đối với người dân nước này.
Du khách có thể lựa chọn trực thăng hoặc máy bay loại nhỏ để chiêm ngưỡng phong cảnh tại điểm giao thoa giữa sa mạc Namib và Đại Tây Dương.
Sự tương phản giữa nhiệt độ nóng bỏng trên sa mạc Namib và nước biển mát lạnh ở Đại Tây Dương.
Những cồn cát nhấp nhô đẹp như tranh vẽ trên sa mạc lớn nhất tại Namibia.
Không khí trên sa mạc Namib bớt khắc nghiệt hơn nhiều khi được làm mát bởi biển Đại Tây Dương.
Theo Huy Phong (Theo Amusing) (Dân Việt)
Khám phá đảo hình nhẫn giữa Thái Bình Dương
Nằm giữa Thái Bình Dương, đảo Mataiva ấn tượng nhờ có hình thù độc đáo và thiên nhiên đa dạng.
Mataiva là đảo san hô có hình chiếc nhẫn thuộc quần đảo Tuamotu của Pháp ở Thái Bình Dương.
Hình vòng tròn của đảo Mataiva là phần nổi lên mặt nước của một núi lửa đã ngừng hoạt động. Qua thời gian, các rạn san hô đã hình thành quanh sườn núi lửa trong khi vùng lòng chảo của nó đã biến thành một hồ nước khổng lồ.
Đảo Mataiva cũng có dân cư sinh sống, nhưng mật độ tương đối thưa thớt. Ngôi làng duy nhất là Pahua, nằm dọc hai bên dòng kênh kết nối hồ khổng lồ với biển. Dòng kênh này dài 110m, nhưng chỉ sâu vài mét và tàu thuyền không thể qua lại. Một cây cầu bằng bê tông được xây dựng để kết nối hai phía của ngôi làng.
Đảo Mataiva bao gồm một mạng lưới những dải đất có màu trắng trong những bức ảnh chụp từ trên cao hay từ vệ tinh. Chúng được hình thành bởi các rạn san hô bị xói mòn.
Hồ chính trên đảo Mataiva có độ sâu trung bình khoảng 8m và nước ở đây rất trong xanh, có thể nhìn thấy đáy.
Đảo Mataiva có chiều dài khoảng 10 km và phần lớn diện tích được che phủ bởi rừng.
Có một số đảo nhỏ nằm trong hồ và được bảo vệ như một khu sinh thái dành cho các loài chim biển quý hiếm.
Bên cạnh dòng kênh chính chảy qua ngôi làng Pahua, đảo Mataiva cũng có nhiều kênh hẹp khác kết nối hồ với biển và chúng cũng là một phần trong tên của hòn đảo này. Mataiva có nghĩ là "9 mắt", tương ứng với 9 dòng kênh thông giữa hồ chính trên đảo và biển.
Đảo Mataiva chứa nhiều khoáng chất photphat, nhưng người dân địa phương và các nhà bảo vệ sinh thái đã ngăn cản những người khai thác mỏ tới khu vực này. Hoạt động khai thác photphat trên đảo Nauru ở châu Úc đã phá hủy hệ sinh thái và khiến cư dân bản địa phải tìm nơi ở mới để định cư.
Nguồn thu nhập chính của người dân trên đảo Mataiva là canh tác cây vani, dừa, đánh bắt hải sản và dịch vụ du lịch.
Theo Huy Phong (Theo Amusing) (Dân Việt)
Những ngôi nhà mái cỏ đẹp như tranh vẽ ở Iceland Du khách có cảm giác như lạc vào thế giới thần tiên khi chiêm ngưỡng những ngôi nhà mái cỏ ở Iceland. Nhà thờ Hofskirkja với mái bằng cỏ được xây dựng vào năm 1884 ở vùng Oaefi, Iceland. Nhiều du khách miêu tả công trình này trông giống như xứ sở thần tiên trong truyện cổ tích. Ngôi nhà đặc biệt được...