Nơi phụ nữ sinh con luôn để ngực trần, nam giới tán tỉnh con gái bằng cách sờ ngực
Sau khi sinh con, những người phụ nữ nơi đây thường để ngực trần tới tận khi con được 3 tuổi vì tin rằng như vậy sẽ giúp đứa con mạnh khỏe hơn.
Trong khi xã hội hiện đại ngày một phát triển, trên thế giới vẫn còn tồn tại nhiều bộ tộc có lối sống nguyên thủy, ẩn sâu trong núi rừng, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và giữ nguyên bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời. Bộ tộc người Akha ở Lào là một trong số đó. Người Akha được tìm thấy nhiều nhất ở Lào nhưng cũng có một số ít sống tại Trung Quốc, Thái Lan và Myanmar.
Thuở ban đầu, tộc người Akha sống tại Trung Quốc từ khoảng 2.000 năm trước nhưng sau đó di dời về Đông Nam Á từ khoảng đầu thế kỷ 20. Cho đến nay, bộ tộc này còn khoảng 80.000 người, sống chủ yếu tại các vùng sâu vùng xa, giữ nguyên những phong tục tập quán vô cùng đặc biệt và kỳ lạ.
Người Akha chủ yếu sống tại Lào.
Do sống trong núi rừng, người Akha chủ yếu sinh sống nhờ canh tác trồng trọt và chăn nuôi. Đàn ông Akha giỏi đi rừng, đốn củi, săn bắt và xây nhà, còn phụ nữ Akha lại cực kỳ khéo léo, giỏi chăn nuôi và đan may quần áo. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trên những bộ trang phục của người dân. Đó thường là những bộ quần áo có nền đen, bên trên thêu các họa tiết sặc sỡ, bắt mắt, tất cả đều do người dân tự chế tạo ra. Ngoài ra, người Akha cũng rất chuộng đeo trang sức trên đầu và tay chân.
Bộ tộc Akha thường dựng vợ gả chồng từ khá sớm, bắt đầu từ 12-14 tuổi. Nơi đây cũng duy trì chế độ phụ hệ, đàn ông được phép lấy nhiều vợ, tuy nhiên không vì thế mà phụ nữ mất đi tiếng nói trong gia đình. Người Akha khá “trọng nam khinh nữ”, do đó người đàn ông thường lấy vợ cho tới khi nào sinh được con trai để nối dõi mới thôi. Người phụ nữ nào không sinh được con trai cho chồng sẽ bị coi là chưa hoàn thành thiên chức của mình.
Phụ nữ Akha luôn để ngực trần từ khi mang thai cho đến khi đứa con được 3 tuổi.
Có một điều vô cùng đặc biệt về những người phụ nữ Akha sau khi sinh con. Khi trở thành những người mẹ, phụ nữ nơi đây sẽ luôn để ngực trần, không hề mặc áo ngực từ tháng thứ 3 của thai kỳ cho đến tận khi đứa con được 3 tuổi. Họ tin rằng việc này sẽ giúp đứa con khỏe mạnh hơn và tránh được tà ma. Mỗi phụ nữ Akha thường có 7-8 đứa con, nghĩa là họ sẽ để ngực trần từ 10-15 năm trong cuộc đời của mình. Ngoài ra, phụ nữ Akha cũng thường nhuộm răng đen khi trưởng thành.
Trẻ em người Akha.
Chuyện yêu đương và hôn nhân của người Akha cũng rất tự do, bố mẹ hầu như không bao giờ can thiệp vào chuyện chọn vợ/chồng của con cái. Vào ban đêm, những chàng trai cô gái độc thân sẽ cùng tụ tập để ca hát và nhảy múa. Nếu chàng trai để ý tới một cô gái, anh ta sẽ tiến lại gần rồi sờ vào ngực của cô. Nếu cô gái không có cảm tình, cô sẽ chỉ im lặng và bỏ đi. Ngược lại, nếu cô gái cũng thích chàng trai đó, cả hai sẽ nắm tay nhau đi chỗ khác tâm sự.
Người Akha cũng rất thoáng trong chuyện quan hệ trước hôn nhân. Nếu một chàng trai và một cô gái có tình cảm yêu đương, họ có thể thoải mái làm “chuyện ấy” mà không sợ bị ai trách mắng, kiện cáo. Người Akha thậm chí còn xây hẳn một nhà chòi dành riêng cho các cặp đôi muốn tìm chỗ riêng tư để “ân ái”.
Người Akha có quan điểm thoáng về hôn nhân và tình dục.
Cho đến tận bây giờ, người Akha vẫn đi theo truyền thống do cha ông để lại là tự cung – tự cấp. Họ dựa vào thiên nhiên để sản xuất mọi thứ, sau đó sử dụng chính cái mình làm ra. Nhờ điều đó, nền văn hóa cũng như những phong tục tập quán đặc sắc không bị mất đi. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà người Akha hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Khi cuộc sống hiện đại ngày một phát triển hơn, một số người Akha bắt đầu cảm thấy không thể bắt được nhịp của cuộc sống. Một số người trẻ đã dấn thân lên thành thị với mong muốn cải thiện cuộc sống nhưng do trình độ học vấn thấp, khác biệt văn hóa và ngôn ngữ khiến họ không thể theo kịp được.
Vì sao có hẳn một câu lạc bộ những người sinh 29/2
Ngoài ra, tỷ lệ người sinh vào ngày 29/2 là 1/1.461. Thậm chí tỷ lệ này còn thấp hơn so với việc sinh ra với 11 ngón tay hoặc ngón chân.
1. Ngày bổ sung: Cứ mỗi 4 năm, trên bảng lịch tháng 2 lại xuất hiện thêm một ngày: 29/2, còn được gọi là ngày nhuận (Leap Day). 24 giờ này là khoảng thời gian được thêm vào để đảm bảo phù hợp với chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Cụ thể, một năm có 365 ngày song thời gian thực tế để Trái Đất quay quanh Mặt Trời dài hơn một chút; khoảng 365,2421 ngày hoặc 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 45 giây.
Nếu không thêm một ngày vào 29/2 thì gần như cứ sau 4 năm, chúng ta sẽ mất gần 6 giờ/năm. Sau 100 năm, lịch của chúng ta sẽ mất khoảng 24 ngày.
29/2 được gọi là ngày nhuận, 4 năm có một lần. Ảnh Shutterstocks.
2. Ở các loại lịch Do Thái, Trung Quốc và Phật giáo hay còn gọi là Âm lịch, dựa trên các chu kỳ của tuần trăng, mỗi năm có đến một tháng nhuận.
Có một khoảng lệch 11 ngày giữa năm đo bằng chu kỳ mặt trăng so với năm đo bằng quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời, nên các lịch này định kỳ thêm các tháng nhuận để theo dõi.
3. Những người sinh vào ngày nhuận thường tự gọi mình là Leaping, Leapers, Leapsters hay L eap Day babies. Một câu lạc bộ dành cho những người sinh vào 29/2 có tới 10.000 thành viên trên toàn thế giới.
4. Tỷ lệ người sinh vào ngày 29/2 là 1/1.461. Thậm chí tỷ lệ này còn thấp hơn so với việc sinh ra với 11 ngón tay hoặc ngón chân. Trên thế giới chỉ có khoảng 5 triệu người sinh vào ngày nhuận.
Tỷ lệ được sinh ra vào ngày 29/2 còn thấp hơn so với có 11 ngón chân hay ngón tay. Ảnh: St. Clair Hospital.
5. Cứ 5 cặp vợ chồng ở Hy Lạp thì một cặp k hông có ý định kết hôn vào năm nhuận. Họ tin rằng đó là điều xui xẻo.
6. Các nhà chiêm tinh học tin rằng những người sinh vào ngày nhuận sẽ sở hữu tài năng đặc biệt, thường là về nghệ thuật.
7. Karin Henriksen người Na Uy đã sinh ba đứa con vào ngày 29/2 liên tiếp - một cô con gái vào năm 1960 và hai con trai vào năm 1964 và 1968.
8. Tại Hong Kong, sinh nhật hợp pháp của những người sinh vào ngày nhuận là 1/3 trong khi tại New Zealand là 28/2. Nếu canh đúng thời gian, người sinh ngày nhuận có thể bay từ nước này qua nước kia và đón sinh nhật dài nhất thế giới.
9. Ở Đài Loan, nhiều người tin rằng con gái có chồng trở về nhà trong tháng nhuận âm lịch không tốt cho sức khỏe cha mẹ . Con gái được khuyên nên mang mì về để chúc cha mẹ mình sức khỏe và may mắn.
Nhiều cô gái chọn ngày 29/2 để ngỏ lời với chàng trai mình thích. Ảnh: bridesblush.
10. Theo truyền thuyết ở Ireland, Thánh Patrick đã chỉ định ngày xảy ra 4 năm một lần - ngày 29/2 - là ngày phụ nữ chủ động cầu hôn đàn ông. Tại một số nơi, Leap Day được gọi là "Ngày của người chưa vợ".
Năm 1288, Scotland thậm chí còn thông qua đạo luật cho phép phái yếu chủ động cầu hôn nam giới vào năm nhuận.
Vào ngày này, nếu được một cô gái cầu hôn, phái nam nếu không đồng ý sẽ tặng lại một chiếc khăn lụa (hoặc áo khoác lông, tiền) thay vì từ chối thẳng thừng. Tại một số nước châu Âu, lời từ chối sẽ là 12 cặp găng tay.
Theo news.zing.vn
Nghịch lý thời hiện đại: "Đại dịch cô đơn" và thang đo nỗi đau nào ai thấu? Chúng ta tự nhốt mình trong chiếc lồng KẾT NỐI đầy đủ với WiFi, Internet, Smartphone nhưng lại NGẮT KẾT NỐI với những con người bằng xương, bằng thịt. Một thế kỷ trước, phần lớn nhân loại không phải sống trong sự cô đơn. Trước thế kỷ 20, chỉ có 1% dân số thế giới sống cô đơn một mình. Vậy mà giờ...