Nơi phố trập trùng bên những miệng núi lửa
Pleiku có địa hình khá độc lạ. Đó là thành phố chen chúc bên những miệng núi lửa cổ sơ tròn vành vạnh.
Những miệng núi lửa chìm thành đồng, thành đầm, thành hồ man mác trầm mặc. Những miệng núi lửa nổi thành núi, thành đồi mờ ảo hoang sơ.
Giữa trung tâm phố, miệng núi Ia Soi được quây bởi vành tròn mái phố nghiêng quanh cánh đồng lúa xanh mướt. Nhìn từ xa, miệng núi lửa này như một cái sân bóng khổng lồ với những khán đài lô nhô nhà phố.
Phía tây Pleiku, miệng núi lửa Ia Pe là thung lũng trên cao, ngay sát cạnh đồi 37 Pháo Binh. Ở đó có một cánh đồng nho nhỏ giữa lòng thung và một vòng phố như cái vành khăn nạm ngọc, bên cạnh là đồi thông miên man, với mặt đất trải dài những thảm cỏ mướt mát, ngút tầm mắt.
Cũng ở trung tâm nhưng lệch về hướng bắc là miệng núi lửa Ia Xí, giáp con đường Phan Đình Phùng, như một thảm lụa xanh trải ra mênh mang trước ba bề mái phố, tấp nập người xe náo nức. Ở đó có làng Jrai – Pleiku Róh, người Jrai nhưng biết làm lúa nước, chắc ảnh hưởng những người Kinh đã ở đây từ hàng trăm năm, giờ như một làng thuần nông tĩnh lặng trong lòng phố xá ầm ào.
Hồ TNưng (Biển Hồ) cũng là một miệng núi lửa nguyên sơ nhất, sâu nhất, nguyên vẹn nhất.
Ia Nung, Ia Lâm là 2 miệng núi lửa có vách núi dựng đứng thành rừng ngay trong lòng Pleiku. Ia Nung là một cánh đồng trải rộng tới suối Ia Linh, ngay cạnh sân bay Pleiku, ở đó có những mái rừng cổ thụ rậm rì, những khu phố chênh vênh trên triền dốc, có nhà hàng, có cụm dân cư ở ngay thung lũng, có đồng lúa, có đầm hoang mỗi năm cho hàng tấn cá.
Ia Lâm sâu hoắm ngay cuối đường Tô Vĩnh Diện, với thung lũng dã quì, mùa khô trở thành một miệng phễu khổng lồ vàng rực đê mê. Cạnh đó là Plei Ốp, một ngôi làng cổ của người Jrai với đủ kiến trúc nhà rông, tượng mồ, giờ khá nhiều những quán ăn mang đậm văn hóa ẩm thực Tây Nguyên, gà nướng cơm ống nứa, lá mì, rượu ghè, lửa…
Xích ra ngoại ô, những miệng núi lửa Ia Choh, Ia Pơi, Ia Á… rộng hơn, ít tròn hơn và hoang vu hơn. Đó là những mảng xanh điểm xuyết cho Pleiku mông lung hơn, lãng mạn hơn.
Mùa hoa dã quỳ trên đỉnh Chư Đăng Ya.
Video đang HOT
Xa về hướng bắc, hồ Tơ Nưng (Biển Hồ) là một miệng núi lửa nguyên sơ nhất, sâu nhất, nguyên vẹn nhất. Cái hồ nước lớn ấy được bao bọc bởi những lưng đồi bazan đất đỏ mọc đầy những cây thông cao vi vút. Cạnh đó là đồi Đức Mẹ hoang sơ như chưa hề có dấu ấn của bàn tay con người. Xa nữa là núi lửa Chư Đăng Ya, như một kim tự tháp khổng lồ của người Maya huyền thoại.
Ngược lại hướng nam, có một ngọn núi lửa sừng sững bên con dốc quanh năm sương mù, đó là núi Hàm Rồng. Hòn núi có dáng một mái nhà rông khổng lồ giữa cao nguyên Pleiku, là một miệng núi lửa nổi. Theo dọc kinh tuyến Bắc – Nam, núi Hàm Rồng và hồ Tơ Nưng nằm trên một đường thẳng. Pleiku tựa lưng vào núi Hàm Rồng, mặt quay ra hồ Tơ Nưng, âm dương giao hòa mà phong thủy tuyệt đẹp.
Chư Đăng Ya từng được bình chọn là một trong những ngọn núi lửa đẹp nhất hành tinh.
Pleiku, xen giữa những thung lũng miệng núi lửa là mênh mang đồi, mà bây giờ đã là phố, dày đặc phố. Những con đường uốn lượn quanh lòng thung, trườn qua những lưng đồi thoai thoải, với san sát nhà, ngàn ngạt cây.
Ngoại ô Pleiku có đến 40 làng người Jrai sinh sống, với nhà sàn, lễ hội… Mùa khô, mùa Ning Nơng, đêm đêm từ ngoại ô vẫn vọng về những âm thanh cồng chiêng mờ ảo, xao xuyến.
Lang thang đêm ngoại ô không ngủ
Hồn cồng chiêng thao thức gọi nhau hoài!
(Thơ Phạm Đức Long)
Những làng ngoại ô, hàng trăm năm nay vẫn bám víu vào những miệng núi lửa. Họ trồng lúa theo các thung lũng, các giọt nước. Những ngày mùa, người làng chạy xe công nông vào phố để xuống đồng. Quanh năm từng dòng người bắt cá bắt cua trên những miệng núi lửa bán cho dân phố như một kế mưu sinh.
Bây giờ nhiều làng Jrai ngoại ô Pleiku đã dần hình thành những hoạt động dịch vụ du lịch, như ẩm thực, homestay… Nó góp phần làm nên bản sắc độc đáo của Pleiku, phố gập ghềnh bên hỏa diệm sơn triền triền đất đỏ!
Đến xứ sở các miệng núi lửa cổ xưa của Việt Nam
Nơi đây có hơn 30 miệng núi lửa, trong đó Chư Đang Ya được xếp vào danh sách những ngọn núi lửa có cảnh quan kỳ vĩ, ấn tượng nhất trên thế giới; còn Biển Hồ thì lọt tốp 5 hồ tự nhiên thơ mộng nhất Việt Nam.
Tuy miệng núi lửa đã phủ xanh câu cỏ, hình dáng của miệng núi lửa vẫn rõ nét
Gia Lai là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, đa dạng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thắng cảnh đẹp... là sự hòa hợp của hệ thống sông suối xen lẫn núi đồi, ao hồ, ghềnh thác và những khu rừng nguyên sinh.
Cùng với nền văn hóa bản địa đặc sắc của đồng bào dân tộc địa phương, mà chủ yếu là Jrai, Bahnar thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, y phục và nhạc cụ, ... Đặc biệt "Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên" đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Dưới chân núi lửa, người dân trồng trọt, cây phát triển rất tốt
Các loại củ, quả đều phát triển mạnh
Tuy nhiên, điểm đặc biệt nhất ở đây so với các nơi khác là Gia Lai được các nhà khoa học xem là "xứ sở của các miệng núi lửa" cổ xưa, với hơn 30 miệng núi lửa tồn tại ở dạng cổ âm (chìm phía dưới) và cổ dương (nổi trên mặt đất) được phát hiện trong quá trình khảo sát.
Đầu tiên phải kể đến núi lửa Chư Đăng Ya, núi này cách cách Pleiku khoảng 30km, đây là ngọn núi lửa đã tắt, được thế giới đánh giá là một trong số 10 ngọn núi lửa ấn tượng nhất thế giới. Núi thuộc xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, vào mùa hoa dã quỳ địa phương đều tổ chức lễ hội, lúc đó một con đường nhỏ được mở ra lên đỉnh cao nhất của Chư Đăng Ya, vòng qua miệng núi, sau đó đi xuống trong thảm hoa dã quỳ vàng rực.
Núi lửa ở Gia Lai giúp phát triển du lịch tại đây
Theo những người dân ở đây, dã quỳ ở Gia Lai chỗ nào cũng có, cũng nhiều nhưng không đâu lại dày, đẹp và độc đáo như núi lửa Chư Đăng Ya.
Nhiều du khách rất thích thú với lễ hội hoa dã quỳ nơi đây, họ được đi bộ trong lòng núi lửa, trên một miệng vực tựa như sân đấu trung cổ La Mã, bằng trũng ở giữa và các vách núi xung quanh vuốt lên dựng đứng.
Xung quanh miệng núi chỉ có chỗ đường dẫn từ lòng núi ra nơi dòng nham thạch triệu năm cũ đổ xuống là thấp hơn so với xung quanh. Đây cũng đồng thời là đường đi vào miệng núi lửa.
Vào mùa khô, đất bazan ở Chư Đăng Ya rực lên màu đỏ gạch cua, ấn tượng hơn bất cứ cảnh quan địa chất nào trên thế giới.
Chỗ dòng nham thạch chảy xuống dưới hiện nay là cánh đồng của xã Chư Đăng Ya tiếp giáp với Biển Hồ (cũng là núi lửa, nhưng miệng âm, không nhô lên, hay còn gọi là núi lửa chìm).
Biển Hồ cũng là một miệng núi lửa
Giữa Biển Hồ có một khu đất nối dài, tại đây có tượng Phật
Nước trong Biển Hồ (hay còn gọi là hồ T'Nưng) lúc nào cũng trong xanh, là nguồn cấp nước cho người dân trong khu vực.
Theo các tài liệu lịch sử, địa lý, hồ chính là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm trước. T'Nưng trong tiếng của dân tộc Jrai có nghĩa là "biển trên núi". Bên cạnh đó, sự rộng lớn của hồ nước này tựa như biển khơi nên người dân địa phương đã đặt tên là Biển Hồ.
Biển Hồ luôn thu hút nhiều du khách đến tham quan
Du khách đến Gia Lai cũng không thể nào bỏ qua núi Hàm Rồng, đây là ngọn núi lửa dương, nổi trên mặt đất. Với độ cao 1.092m, vào sáng sớm, du khách đứng trên đỉnh núi sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp hiếm có ở nơi đây, mây nằm dưới chân, sương mù lẩn khuất khắp nơi, giống như chốn bồng lai tiên cảnh dưới trần gian.
Ở nhiều nơi tại Việt Nam cũng có núi cao, mây vờn dưới chân, nhưng điểm khác biệt khi bạn đặt chân đến đây, đó là bạn đang đứng trên miệng núi lửa để ngắm mây, cái khác biệt mà khó nơi nào có được.
Chiêm ngưỡng núi lửa Chư Đăng Ya lúc mặt trời mọc Khoảng 4.500 vận động viên sẽ tranh tài giải Tiền Phong Marathon 2021 tại thành phố Pleiku (Gia Lai) ngày 28/3. Từ thành phố Pleiku chỉ khoảng 20 phút đi xe máy là tới núi lửa Chư Đăng Ya, một điểm đến lý tưởng, hấp dẫn các vận động viên, du khách. Núi lửa Chư Đăng Ya cách trung tâm thành phố Pleiku...