Nơi ở khắc nghiệt như địa ngục của loài thủy ngư
Ở độ sau hàng trăm mét, trên miệng núi lửa, hồ lưu huỳnh hay trong những hồ nước nóng vẫn tồn tại nhiều loài cá kỳ lạ nhất thế giới.
1. Cá lưỡi Trâu sống dưới “địa ngục trần gian”
Ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đáy đại dương, nơi các núi lửa ngầm vẫn đang hoạt động. Nhiệt độ có thể lên tới 186 độ C, khí sunfuric và các khí độc chết người khác không ngừng được phun ra.
Không chỉ có núi lửa, nơi đây còn xuất hiện dày đặc các hồ chứa lưu huỳnh lớn nhỏ. Điều kiện môi trường như vậy được cho là không thể sống sót với bất kỳ sinh vật nào. Tuy nhiên, các nhà khoa học không khỏi kinh ngạc khi tìm thấy rất nhiều cá thể cá lưỡi trâu (Symphurus civitatium) sống ở đây.
Số lượng cá lưỡi trâu được tìm thấy thậm chí còn nhiều hơn hàng 100 lần những nơi khác trên thềm lục địa. Tại các hồ chứa lưu huỳnh cá lưỡi trâu vẫn thản nhiên bơi lội, thậm chí chúng còn tập trung rất đông. Đến nay các nhà khoa học vẫn không thể giải thích chính xác bằng cách nào mà cá lưỡi trâu có thể sống sót ở môi trường chết chóc như vậy.
2. Cá cạn Killifish
Nước là môi trường sống không thể thay thế đối với hầu hết các loài cá trên hành tinh. Khi môi trường sống bị mất nước chúng sẽ yếu đi rồi chết không lâu sau đó. Tuy nhiên loài cá có tên Killifish lại có khả năng sống sót rất lâu ngay cả khi môi trường không có nước.
Khi môi trường mất nước, Killifish tìm cách giữ ẩm cho cơ thể bằng việc chui vào thân cây cổ thụ, cây dừa rỗng ruột hoặc ẩn dưới lớp lá rụng. Bằng cách này cơ thể Killifish không bị mất nước và chúng có thể sống như vậy tối đa 66 ngày.
Cơ thể chúng vẫn duy trì các trao đổi chất như bình thường nên chúng không hề bị đuối sức. Lớp da của Killifish có khả năng đặc biệt giúp chúng trao đổi không khí và duy trì lượng muối cần thiết cho cơ thể.
3. Cá Mummichog có khả năng sống thần kỳ
Ở bất kỳ môi trường nào chúng đều có thể sinh sống và phát triển tốt – đó là kết luận của các nhà khoa học về loài cá có tên Mummichog (Fundulus heteroclitus) – từ những dòng sông bị ô nhiễm, các vùng biển bị dầu loang đến các vịnh có chứa PCB – chất gây tổn thương gan và gây tử vong cao.
Ở trong các môi trường đó, Mummichog đều có thể sống khỏe mạnh bình thường. Ngay cả khi điều kiện thiếu oxy chúng vẫn có thể thở trên mặt nước hoặc biến đổi máu của mình để tăng cường khả năng trao đổi khí. Cá Mummichog cũng có thể vẫn sống trong môi trường không trọng lực như bình thường.
4. Cá Pupfish đắm mình trong nước nóng
Con người được khuyến cáo là không nên tắm nước nóng quá 40 độ C. Một số trường hợp bị đột quỵ khi tắm nước nóng cao hơn 43 độ C.
Tại thung lũng chết ở Hoa Kỳ, các dòng suối ở đây luôn có nhiệt độ rất cao khoảng 47 độ C. Ở nhiệt độ như vậy hầu như không có loài sinh vật nào chịu được.
Thực tế là người ta không tìm thấy một loài nào ở đây trừ loài cá Pupfish. 20.000 ngàn năm qua, loài cá này vẫn sống và sinh trưởng tốt ở đây. Không những vậy, các nhà khoa học còn phát hiện ra Pupfish còn có khả năng chịu mặn đáng nể. Trong môi trường nước nóng mà chúng sống độ mặn được đánh giá là cao gấp 4 lần tại các đại dương.
5. Cá hang mù Mexico
Cá hang mù Mexico (Astyanax mexicanus) sống trong các hang tối suốt đời nên phần thị giác của chúng tiêu biến khiến chúng không có mắt. Tuy nhiên để sống sót được dưới đáy đại dương nguy hiểm, chúng lại phát triển một khả năng cảm giác siêu việt.
Tất cả các loại cá đều có một cơ quan gọi là “đường bên” chạy theo chiều dài của cơ thể, giúp chúng có thể phát hiện rung động và dòng chảy của nước xung quanh. Nhưng cơ quan này ở cá hang mù được cho là phát triển nhất.
Cá hang mù có thể cảm nhận được các chướng ngại vật ngay cả khi chúng bất động chỉ bằng cách bơi vòng quanh đối tượng. Thậm chí các nhà khoa học còn tin rằng cá hang mù có khả năng xây dựng một bản đồ về những gì xung quanh chúng rõ nét như chúng ta nhìn thấy.
6. Cá rồng – Dragon fish
Loài cá rồng sống ở độ sâu 600m tối tăm của đại dương. Chúng dài 16 cm, da trơn, răng nhọn, trên cơ thể của cá rồng có một bộ phận phát sáng (photophore) để thu hút con mồi, nó chỉ cần đợi cho con mồi tới gần rồi tóm gọn. Cá rồng vừa có thể phát ra ánh sáng xanh hoặc ánh sáng đỏ, khác với các loài vật biển sâu khác thường chỉ phát được ánh sáng xanh.
(Theo VTC)
Các cầu thủ Việt Nam ngày xưa được huấn luyện khắc nghiệt như thế nào?
Không có khổ luyện sẽ không có thành công, điều đó đúng với lứa cầu thủ hiện tại của ĐT Việt Nam. Nhưng bạn có biết cách đây hàng chục năm các cầu thủ Việt Nam cũng được đào tạo hết sức nghiêm khắc.
Theo youtube
Cá mắc cạn trên tường 4 năm không chết Trong vùng sa mạc Sahara châu Phi không xa phía đông Libya, có một vùng sâu vùng xa có tên Vaduz. Nơi đây ban ngày thường có nhiệt độ trung bình lên đến 42 độ. Ngoài mùa mưa ngắn trong mùa thu, phần lớn thời gian đều nóng như thiêu như đốt . Tuy nhiên, trong một môi trường khắc nghiệt như vậy...