Nơi ở của các công nhân sản xuất iPhone tại Trung Quốc
Môi trường sống của những lao động tại Pegatron, nhà máy chuyên sản xuất iPhone cho Apple, được đánh giá là tồi tàn.
Tờ MailOnline đã ghi lại quang cảnh ký túc xá mà các công nhân của Pegatron ở Thượng Hải (Trung Quốc) từng sinh sống. Cơ sở này đợt cao điểm đón nhận tới 6.000 nhân viên nhưng đã được chuyển đi. Những lao động này chịu trách nhiệm trực tiếp sản xuất iPhone, iPad cho Apple.
Bên trong khối ký túc xá “kỳ quặc và hoang vắng”, các phòng kê tối đa 12 giường tầng mà công nhân sẽ thuê để ở với giá 17,5 USD (khoảng 380.000 đồng) mỗi tháng, trừ vào tiền lương. Pegatron khẳng định mỗi phòng chỉ có 8 người, dù thế nó vẫn tối tăm và bí bách.
Hầu hết lao động tại đây đến từ các tỉnh nghèo nhất ở Trung Quốc. Họ quanh năm phải sống trong ký túc xá ảm đạm, thiếu sạch sẽ và không có các thiết bị vệ sinh ngay trong phòng.
“Chúng tôi làm lợi cho ông chủ nhưng họ không cung cấp điều kiện sống tốt. Mỗi lao động phải trả 160 yuan mỗi tháng cho căn phòng nhỏ, 8 người là 1.280 yuan (khoảng 4,4 triệu đồng)”, một lao động đến từ Giang Tây cho hay.
Để phục vụ, mỗi tầng có khoảng 50 phòng ở và một nhà tắm chung. Khu vực nhà vệ sinh bẩn thỉu với rêu mọc xanh, các trang bị chỉ ở mức tối thiểu. Một lao động 22 tuổi, đã làm việc tại Pegatron 18 tháng, cho biết: “Chúng tôi đã phải thuê một căn hộ bên ngoài nhà máy. Ký túc xá này không phù hợp cho con người – nó chỉ dành cho gia súc”.
“Có hàng trăm công nhân ở mỗi tầng nhưng chỉ có một khu vệ sinh và một phòng tắm. Vì thế, mỗi sáng thức dậy hoặc sau khi kết thúc ngày làm việc, người lao động phải xếp hàng dài đợi tắm vòi hoa sen hay dùng nhà vệ sinh”, một công nhân cho hay.
Video đang HOT
Khu vực gội rửa trong ký túc xá cũng được thiết kế để có thể phục vụ 20 người cùng một lúc. “Nhà vệ sinh dơ bẩn và không có chút nào cho sự riêng tư. Càng không có cách nào để thư giãn sau một ngày làm việc và chúng tôi không được đối xử như một con người”.
Khu ký túc xá nam và nữ được ngăn cách nhau bởi một hàng rào. Trên sân thượng, nhiều người bỏ đi mà vẫn để lại quần áo. “Mỗi ngày có nhiều người xin thôi việc. Họ cảm thấy quá khó khăn để tiếp tục, không chỉ bởi mức lương thấp mà điều kiện làm việc khắc nghiệt cũng như môi trường sống tồi tệ”, một điều tra viên từng trải qua 10 ngày sống tại ký túc xá này kể lại.
Theo MailOnline, ký túc xá đóng cửa bởi lượng đơn đặt hàng từ Apple ngày một ít đi. Vì thế, hàng trăm lao động phải nghỉ việc. Bên ngoài ký túc xá, giường tủ, đồ đạc được bỏ lại ngổn ngang.
Tại bếp ăn tập thể với các dãy bàn dài, người lao động cũng nhìn thấy các quy định ghi trên tường. Nơi này từng được trang trí để mừng lễ Giáng sinh.
Dường như các công nhân đã dọn đi vội vã. Trong đợt cao điểm sản xuất iPhone 6, ký túc xá từng đón 6.000 lao động song khoảng 1.000 người đã không trở lại sau dịp nghỉ Tết. Những người còn lại được chuyển sang ký túc xá khác trong khu phức hợp.
Một lao động ở Pegatron cho biết, ông chủ đối xử với họ như robot để kiếm tiền. Mức lương cơ bản ở đây chưa đến 360 USD mỗi tháng (khoảng 8 triệu đồng), một tuần làm việc 6 ngày. Nếu muốn tăng thu nhập, họ phải làm thêm ngoài giờ.
Các cửa ra vào khu ký túc xá được kiểm soát an ninh chặt chẽ, vì thế việc sinh hoạt của các công nhân tại Pegatron hoàn toàn phụ thuộc vào sự giám sát và cho phép của công ty.
Đình Nam
Theo VNE
Bên trong một nhà máy sản xuất iPhone
Sau nhiều chỉ trích, Apple cùng đối tác sản xuất linh kiện đã mở cửa để thế giới thấy rõ điều kiện làm việc của các công nhân tham gia tạo nên iPhone.
Những năm qua, Apple cùng chuỗi cung ứng khổng lồ Foxconn và Pegatron hứng chịu nhiều chỉ trích vì điều kiện làm việc nghèo nàn trong các nhà máy lắp ráp iPhone. Táo khuyết đã rất nỗ lực làm dịu dư luận, đồng thời tích cực cải thiện môi trường sống cho công nhân.
Bên trong nhà máy của Pegatron tại Thượng Hải.
Lần đầu tiên, gã khổng lồ xứ Cupertino cung cấp cho thế giới cái nhìn rõ nét về điều kiện sản xuất trong chuỗi cung ứng của mình. Hãng đã mời tờ Bloomberg vào thăm nhà máy của Pegatron ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Hình ảnh khác xa với những chỉ trích trước đó.
Tổng diện tích nhà xưởng gần bằng 90 sân bóng đá cộng lại, trở thành nơi làm việc của khoảng 50.000 công nhân. Ngoài ra, nhà máy còn bố trí không gian sân vườn gồm bãi cỏ, hồ cá koi, khu vực phục vụ ăn uống tự động ngoài trời hay như trạm xe bus đưa đón công nhân.
Những hình ảnh này khác xa so với mô tả về điều kiện làm việc nghèo nào của người lao động trong các chuỗi cung ứng linh kiện iPhone trước đó.
Không gian thoáng cho công nhân nghỉ ngơi.
Nhằm đảm bảo tránh không để công nhân làm việc quá giới hạn quy định theo luật lao động, Pegatron xây dựng hệ thống giám sát giờ giấc bằng máy quét ID và nét mặt. Mỗi công nhân đều phải đi qua máy quét và chỉ mất khoảng 2 giây để nhận diện.
Hệ thống tiện ích phục vụ người lao động.
Nếu người lao động có dấu hiệu quá sức hoặc vượt giới hạn 60 giờ (6 ngày), họ sẽ không được phép tham gia sản xuất. Hệ thống cũng góp phần làm minh bạch hóa việc chấm công, cho phép nhân viên tự kiểm tra thu nhập hàng tháng, bao gồm cả chi phí thức ăn và chỗ ở thông qua các màn hình cảm ứng bố trí ở nhiều nơi khác nhau.
Giải pháp mới của Pegatron đảm bảo tuyệt đối 100% các trường hợp đều làm việc theo đúng thời gian quy định, kể cả làm thêm giờ.
Hình ảnh công nhân treo trên tường.
Bài viết trên tờ Bloomberg cung cấp cái nhìn rõ nét hơn về một trong những nhà máy kín đáo bậc nhất thế giới. Nó phần nào thay đổi cái nhìn của mọi người theo hướng tích cực đối với điều kiện làm việc của chuỗi cung ứng linh kiện iPhone.
Nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện câu hỏi, liệu nhà máy của Pegatron có phải là trường hợp cá biệt trong số các đối tác của Apple hay không?
Minh Minh
Ảnh: Bloomberg
Theo Zing
Apple đang giảm lượng đặt hàng iPhone 6S? Thông tin từ Trung Quốc cho thấy, Apple đang ngưng nhiều dây chuyền sản xuất iPhone 6S tại Thượng Hải. iPhone 6S đã tạo ra kỷ lục mới với 13 triệu thiết bị bán ra trong vòng 3 ngày đầu, nhưng nhiều báo cáo cho thấy Apple có thể đã ngưng nhiều dây chuyền sản xuất mẫu điện thoại mới của mình ở...