Nỗi niềm của cô gái không cha mẹ trước cánh cổng đại học
Bà của em đã lớn tuổi nên nhiều bệnh tật và di chuyển chậm chạp, phần lớn đều nhờ cháu gái giúp đỡ. Quanh nhà Trâm chẳng có gì giá trị, đẹp đẽ nhất chính là những tấm giấy khen về thành tích của cô bạn.
“Em gắng làm thêm đủ 10 ngày để nhận lương, có tiền mà trang trải chuyện học phí”, đó là lời tâm sự của Hồ Thị Bích Trâm (18 tuổi, cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) – một tân sinh viên sắp bước vào giảng đường đại học. Mất bố mẹ từ khi còn rất nhỏ, Trâm đã vượt qua nghịch cảnh, nỗ lực học thật tốt để đến gần hơn với ước mơ của mình, song con đường trước mắt của cô gái giàu nghị lực này vẫn còn thật lắm chông gai.
Bích Trâm sinh ra trong gia đình khó khăn, bố mẹ ra đi sớm.
Với nhiều người, học đại học là con đường để có tương lai tốt đẹp.
Báo Dân Trí viết, Bích Trâm sống cùng bà ngoại 84 tuổi trong căn nhà cũ đã xuống cấp tại một con hẻm nhỏ ở phường 2 (TP.Tuy Hòa). Bà của em đã lớn tuổi nên nhiều bệnh tật và di chuyển chậm chạp, phần lớn đều nhờ cháu gái giúp đỡ. Quanh nhà Trâm chẳng có gì giá trị, đẹp đẽ nhất chính là những tấm giấy khen về thành tích của cô bạn.
Trâm và bà sống trong căn nhà cũ đã xuống cấp.
“Lớn tuổi rồi, mấy năm nay tôi trở nên chậm chạp, bệnh tật, chứ trước đây một tay tui nuôi nó lớn đó. Hồi Trâm mới 21 tháng tuổi, ba mẹ nó đều ra đi trong một sự cố giao thông”, bà của Trâm kể. Cũng vì gia cảnh khó khăn nên từ bé, Trâm đã chịu thiệt thòi nhiều so với bạn bè đồng trang lứa. Dẫu vậy, em chưa bao giờ chểnh mảng việc học với thành tích đạt học sinh giỏi 11/12 năm học.
Từ bé cô bạn đã rất ngoan ngoãn và hiểu chuyện.
Đặc biệt, từ nhỏ Trâm đã được nhận xét rất biết quan tâm để ý người thân và những chuyện xung quanh. Ý thức được gia cảnh kém may mắn của mình, mỗi dịp hè đến em lại sắp xếp thời gian đi làm thêm, kiếm tiền dành dụm để học đại học. Sau kỳ thi trung học phổ thông vừa qua, Trâm đã xin làm phục vụ ở một quán cà phê với tiền lương 3 triệu đồng mỗi tháng. “Có hôm em làm 3 ca từ sáng sớm tối mới về. Tiền thù lao mỗi tháng chỉ 3 triệu đồng, em cũng không dám tiêu một đồng nào mà gửi cho ngoại để dành lo chuyện học hành”, Trâm nói.
Thời gian nghỉ hè, Trâm tranh thủ đi làm thêm kiếm tiền lo cho việc học.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bà ngoại Trâm cũng đã dành dụm được một ít tiền để em đóng học phí và mua các vật dụng sinh hoạt cần thiết trong thời gian đầu. Dẫu vậy, với hoàn cảnh khó khăn như hiện tại, Trâm không khỏi lo lắng về chặng đường gian nan phía trước vì chi phí ăn học trong 4 năm là không hề nhỏ. “Các kỳ sau, em sẽ cố gắng vừa đi học, vừa làm thêm, mong sẽ vượt qua được khó khăn để được tiếp tục đến trường”, cô bạn tâm sự.
Cả bà ngoại và Trâm đều cố gắng để lo cho tương lai.
Vừa rồi, Trâm đã nhận được giấy báo trúng tuyển trường Bách Khoa Đà Nẵng chuyên ngành Công nghệ sinh học. Mong rằng trong thời gian tới, sẽ có những nhà hảo tâm giúp đỡ Trâm có cuộc sống đỡ vất vả hơn để em yên tâm học hành và cố gắng thực hiện được những dự định của mình.
Mong rằng con đường phía trước của Trâm sẽ dễ dàng hơn.
Trong khi việc được bố mẹ hỗ trợ hết mình trong học tập là một chuyện rất đời thường nhưng nhiều tân sinh viên vẫn phải đau đáu nỗi lo cơm áo gạo tiền trước khi bước vào cánh cổng đại học. Còn nhớ hồi năm 2019, nữ sinh Trần Thị Hồng Ngọc (ở xã Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An) từng định bỏ ngang giấc mơ vì gia cảnh quá khó khăn, may mắn đã nhận được ưu ái của nhà trường.
Nhà khó khăn, mẹ bị bệnh khiến Ngọc từng định bỏ ngang việc học.
Trí Thức Trẻ viết, gia đình Ngọc thuộc diện khó khăn, mẹ lại bị bệnh bên cô có ý định cất giấy báo nhập học, không đi học nữa. Thế nhưng đại diện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã vượt hơn 300km về tận nhà cô để hỏi thăm, động viên gia đình và quyết định miễn toàn bộ chi phí của khóa học, bố trí chỗ ở trong ký túc xá cho Ngọc yên tâm học hành. Nhờ vậy mà cô nữ sinh ngày nào đã có thể lên đường rời quê hương để đến gần hơn với ước mơ của mình.
Nhờ được nhà trường và mọi người hỗ trợ mà cô mới có thể đi học đại học.
Cuộc sống của mỗi người mỗi khác, có người hạnh phúc, suôn sẻ thì cũng có những người kém may mắn như Trâm và Ngọc. Quan trọng là đừng bỏ cuộc mà hãy luôn phấn đấu, rồi thành quả sẽ sớm đến với chúng ta.
Học vấn của Tân Hoa hậu các dân tộc Việt Nam Nông Thúy Hằng: Được tuyển thẳng vào Đại học
Tân Hoa hậu các dân tộc Việt Nam hiện đang là sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế ở Viện thương mại và Kinh tế Quốc tế, thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tối qua (16/7) đêm chung kết Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã khép lại với chiến thắng thuộc về Nông Thúy Hằng, người dân tộc Tày, đến từ Hà Giang.
Nông Thúy Hằng cao 1m68, số đo 3 vòng 87-62-91cm, nhan sắc, phong thái trình diễn nổi bật. Cô được đánh giá là có phần thi ứng xử tốt nhất top 5. Do đó, chiến thắng của Nông Thúy Hằng được công chúng nhận xét là xứng đáng.
Tân Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, Nông Thúy Hằng.
Thúy Hằng sinh năm 1999, quê Hà Giang.
Tân Hoa hậu năm nay 23 tuổi, hiện đang theo học chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế ở Viện thương mại và Kinh tế Quốc tế, thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân. Học vấn của Nông Thúy Hằng được đánh giá cao, cô từng là học sinh giỏi 12 năm liền, đạt giải Ba môn Văn kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia và được tuyển thẳng vào Đại học. Khả năng sử dụng tiếng Anh của Tân Hoa hậu cũng được đánh giá tốt.
Ngoài việc học tập, Nông Thúy Hằng cũng rất tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Cô là người sáng lập ra CLB Phong cách sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tân Hoa hậu sở hữu vóc dáng nuột nà.
Trong phần thi ứng xử tại đêm Chung kết Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, Nông Thúy Hằng thể hiện được sự thông minh và khả năng giao tiếp khéo léo.
Nhận được câu hỏi: " Em mong thế giới sẽ trân trọng điều gì nhất ở con người Việt Nam?" từ giám khảo Nguyễn Phi Vân, Nông Thúy Hằng tươi cười trả lời: " Em muốn thế giới biết đất nước Việt Nam của em rất giàu, giàu bản sắc, giàu tình yêu thương và giàu lòng nhân ái. Chúng ta được biết đến vì những anh hùng bất khuất, nhưng em muốn họ biết thêm rằng, Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa, tất cả đều là anh em".
Nhan sắc đời thường gây ấn tượng.
Học vấn của Nông Thúy Hằng được công chúng đánh giá tốt.
Trước khi đăng quang ngôi vị cao nhất tại Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022, Nông Thúy Hằng từng ghi danh trong nhiều sân chơi nhan sắc: Top 16 Sinh viên Thanh lịch trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Top 39 Miss World Vietnam; Top 35 Hoa hậu Việt Nam 2020.
Chính nhờ kinh nghiệm "chinh chiến" dày dặn nên Nông Thúy Hằng đã thể hiện được sự bản lĩnh, giữ được phong độ tốt trong suốt cuộc thi và giành chiến thắng thuyết phục.
Người cha làm rẫy nuôi 128 người con 128 người con đến với ông Nhật đều có những hoàn cảnh khác nhau. Đa phần các em đều bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra, hay bị mất cha mẹ. Không đành lòng nhìn những đứa trẻ bị bỏ rơi, ông Đinh Minh Nhật (SN 1962, ngụ thôn 1, xã la H'Lốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) sẵn sàng nhận...