Nỗi nhớ mang tên… bánh chưng
Ở Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất ( UAE), người Việt đến từ mọi vùng miền đều coi nhau như một gia đình. Tết là dịp để những người con trong gia đình này sum vầy…
Thưởng thức bún chả cá và nem
Đi du học ở Nga rồi công tác, kết hôn và định cư tại Nga, Canada và hiện giờ là UAE, tính đến nay chị Lê Thị Thu Hà đã xa nhà 27 năm. Đó cũng là 27 lần chị không được hưởng không khí mà người người, nhà nhà nhộn nhịp đón Tết. Mỗi lần xé tờ lịch âm cuối cùng của năm cũ, trong lòng chị lại dâng lên một nỗi nhớ khôn nguôi về “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.
Không thiếu hương vị truyền thống
Chị Hà nhớ và thèm cái cảm giác được ngồi canh nồi bánh chưng đêm giao thừa… Hiểu vợ, ông xã chị xây một cái lò nho nhỏ trong sân nhà, ngoài việc sưởi ấm thì chị có thể dùng làm bếp luộc bánh chưng “nhưng chị chỉ dùng để nướng ngô, khoai thôi, chưa luộc bánh chưng vì ở UAE không có đủ nguyên liệu gói bánh”, Chị nói.
Dù xa quê hương đã lâu nhưng cái Tết của gia đình chị Hà ở xứ người không vì thế mà thiếu đi hương vị truyền thống. Cứ mỗi chiều 30 là chị lại cố gắng chuẩn bị đầy đủ bánh chưng, nem rán, canh măng…
Chị chia sẻ: “Ở Dubai, người Việt chẳng có nhiều. Vì thế, mọi người đến từ mọi vùng miền đều coi nhau như một gia đình. Tết là dịp để những người con trong gia đình này sum vầy, chuẩn bị các món ăn cổ truyền, kể những chuyện vui và dành cho nhau lời chúc an lành, thịnh vượng…”.
Tuy kết hôn với người ngoại quốc và sống ở một đất nước Hồi giáo nhưng chị Hà vẫn giữ gìn truyền thống của người Việt là có ban thờ tổ tiên trong nhà. Mỗi dịp Tết đến, ban thờ nhà chị lại được dọn dẹp và bày biện mâm ngũ quả, mứt tết, mâm cơm cúng.
Gia đình chị Hà trong những ngày đầu năm mới
Chị luôn kể, giải thích cho ông xã và hai cậu con trai nghe về phong tục cổ truyền tại quê hương. Hai người con 15 và 13 tuổi của chị đã được “đào tạo” kỹ lưỡng để giúp mẹ chuẩn bị cho dịp lễ quan trọng nhất của người Việt. Hai cậu luôn hào hứng chờ được đi hái lộc, xông nhà và được bố mẹ lì xì.
Video đang HOT
Có năm, chị được người nhà gửi cho ít pháo và phong bao lì xì, phải nói là rất quý. Pháo được đốt vào đêm giao thừa, còn bao lì xì dùng xong sẽ được giữ lại để năm sau dùng tiếp.
Chị chia sẻ: “Có lần về thăm nhà, khi quay lại UAE cũng là giáp Tết, hành lý chỉ có vài bộ quần áo, còn lại toàn là các đồ chuẩn bị cho Tết như bánh chưng, bánh đa nem, nấm hương, mộc nhĩ, miến, hạt bí, mứt, ô mai…” Có lần, chị mang được cả một cành mai vàng rất nhiều nụ sang đây. “Cành mai nở hoa đúng 30 Tết và chơi được đến tận rằm tháng Giêng”, chị hạnh phúc nhớ lại.
Tình đồng hương ấm áp
Người viết bài đã may mắn được chị Hà mời đến nhà ăn tối cùng các bạn Việt kiều trong một ngày cuối năm. Hai món bún chả cá và nem tưởng chừng đơn giản nhưng cũng khiến chị em mướt mồ hôi chuẩn bị vì thiếu thốn nguyên liệu. Người “kỳ cựu” đã xa Việt Nam gần ba thập kỷ, người mới đến cũng đã rời quê nhà khoảng hai năm. Những câu chuyện quanh mâm cơm đều xoay quanh chủ đề Tết Nguyên đán, về những phong tục ở từng địa phương… giúp họ cảm thấy gần nhau hơn, nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương.
Chị Ngô Hồng Như Thủy là người Lái Thiêu (Bình Dương). Chị sang Đức từ năm 1997 và chuyển đến Dubai theo chồng năm 2004. Chị nói: “Dù việc liên lạc dễ dàng hơn rất nhiều nhưng cuộc gọi đêm giao thừa vẫn luôn khiến tôi có cảm xúc đặc biệt. Tôi thèm lắm cái cảm giác được ngồi quây quần với bố mẹ, anh chị em…”
Chị Thu chuẩn bị mâm ngũ quả
Chị Đặng Minh Thu, quê Hà Nội, đã sống ở Abu Dhabi 15 năm. Chị Thu may mắn hơn nhiều người vì năm nào chị cũng cố gắng thu xếp để về Việt Nam ăn Tết do ở nhà chỉ còn mẹ và gia đình chị gái. “Mẹ chị nhiều tuổi rồi và sống một mình nên chị muốn ở bên Mẹ vào mỗi dịp Tết cổ truyền để mẹ chị cảm thấy con gái dù sống ở xa nhưng vẫn rất gần”.
Hiện nay ở UAE có khoảng 8.000 công dân Việt Nam. Họ chủ yếu làm các ngành nghề như vệ sĩ, dịch vụ khách sạn, dịch vụ hàng không. Đại sứ quán Việt Nam tại UAE được xem như ngôi nhà của tất cả người Việt tại quốc gia Trung Đông này. Cứ vào dịp cuối năm, “ngôi nhà chung” ấy lại tổ chức một buổi Tất niên với sự tham gia của toàn thể cộng đồng người Việt tại UAE. Bữa cơm tất niên thắm đượm tình quê với bánh chưng, giò chả, dưa hành, mứt tết, cành đào… gắn kết những người con xa xứ trong thời khắc thiêng liêng của một năm âm lịch.
Độc giả cùng chia sẻ Tết Việt xa xứ Xuân Ất Mùi đã đến, hòa chung không khí đón Tết của người Việt Nam tại quê nhà, người Việt khắp năm châu cũng đang rộn ràng chuẩn bị đón Tết. Báo Dân Trí mong được đón nhận mọi chia sẻ về không khí đón Tết Việt của đồng bào ta ở nơi xa xứ. Moi thông tin xin gưi vê dantri@dantri.com.vn hoăc thegioi@dantri.com.vn, tiêu đê ghi ro Têt Viêt xa xư. Chân thanh cam ơn
Theo Thanh Huyền (từ UAE)
Thế giới và Việt Nam
Đà Nẵng sẽ có đường hoa xuân đặc sắc đón Xuân Ất Mùi
Đường hoa Xuân Bạch Đằng - Đà Nẵng 2015 với chủ đề "Đà Nẵng - Rực rỡ Sắc Xuân" sẽ được mở cửa đón khách từ ngày 9/2/2015 - 23/2/2015, nhằm ngày 21 tháng Chạp đến mồng 6 tết Ất Mùi để phục vụ người dân.
Ngày 18/1, theo tin từ văn phòng TP.Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố đã thống nhất chủ trương của Sở Xây dựng cùng với các đơn vị liên quan tổ chức trang trí đường hoa Xuân Bạch Đằng 2015.
Tiểu cảnh Tết sum họp
Theo đó, năm nay đường hoa sẽ được bố trí chia làm hai khu vực, dọc theo 2 vỉa hè phía Tây chân cầu Rồng. Vỉa hè bên phải (đối diện Cổ Viện Chàm) là khu vực trang trí hoa. Vỉa hè bên trái là khu vực trình diễn ánh sáng.
Khu vực trang trí hoa bao gồm 6 tiểu cảnh với sự tiếp nối, hòa quyện về mặt nội dung và hình ảnh, dựa trên ngôn ngữ biểu cảm chính là hơn 2000 chậu hoa các loại như duyên cúc, cúc mâm xôi, trạng nguyên đỏ, dạ yến thảo... với nhiều màu sắc rực rỡ như hồng, đỏ, trắng, tím...
Chào năm mới
"Đại cảnh Linh Vật" là chủ đề của tiểu cảnh 1, được lấy ý tưởng từ linh vật của năm và hình ảnh đặc trưng về yếu tố địa danh nổi tiếng ở Đà Nẵng là núi Ngũ Hành Sơn, kết hợp để tạo nên một đại cảnh vừa tôn vinh tính đặc thù địa phương, vừa phù hợp với chủ đề xuân Ất Mùi 2015. Đà Nẵng là một thành phố du lịch trẻ trung và năng động nên hình ảnh linh vật được tạo hình từ những mảng gấp khúc nhằm tăng tính mạnh mẽ.
Đồng thời để tạo sự đa dạng trong các góc nhìn đối với đại cảnh này, một chiếc cầu bắc ngang qua nền hoa rực rỡ được thiết lập giúp gia tăng sự sinh động, tạo góc nhìn 350 độ cho khách du xuân.
Đại cảnh linh vật
Tiểu cảnh 2 với chủ đề "Cụm Làng Quê" sẽ là một góc trưng bày mang đậm tính truyền thống và hương Tết đậm đà của quê nhà, với bánh chưng xanh, mái nhà tranh, cặp liễn đỏ, nhành mai vàng hay những chòm hoa quanh hiên nhà rực rỡ đón xuân sang. Sự phát triển luôn mang đến hình ảnh hiện đại và văn minh nhưng những giá trị truyền thống vẫn mãi là hình ảnh in sâu trong trái tim cùa từng con người - đó chính là giá trị nhân văn sâu sắc. Tất cả được thể hiện hết sức mộc mạc qua cụm tiểu cảnh Sum họp ngày Tết. Nơi để khẳng định giá trị truyền thống luôn là nền tảng bền vững cho sự phát triển.
Tiểu cảnh linh vật
Tiểu cảnh 3 "Khung Tranh" như một sự nâng niu và lưu giữ niềm hạnh phúc sum vầy gia đình ngày Xuân, điều giản dị nhưng đôi khi khó kiếm tìm giữa cuộc sống hiện đại, tất bật. Những khung ảnh khổng lồ được trang trí tỉ mỉ kết hợp sắc hoa rực rỡ tạo nên không khí xuân. Đây cũng là khu vực để khách tham quan lưu giữ những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc bên người thân yêu vào dịp Xuân về.
Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, mùa của sắc màu tươi thắm sẽ được minh họa qua tiểu cảnh 4 "Cầu Vồng Khoe Sắc", đồng thời cầu vồng cũng thể hiện niềm tin về một năm mới nhiều thành công và hạnh phúc.
Tiểu cảnh trên đường hoa
Tiểu cảnh 5 "Cổng Sừng Dê" lấy chi tiết đặc thù là cặp sừng dê - linh vật 2015. Cổng chào được tạo hình nền hoa là 2 chiếc sừng khổng lồ phối hợp với độ chuyển của hệ khung đưa hoa lên cao tạo cánh cổng chào mừng du khách đến với vườn hoa xuân.
Các bé thiếu nhi luôn là đối tượng không thể thiếu khi đến với vườn hoa xuân, do đó năm nay đơn vị tổ chức đã dành riêng tiểu cảnh 6 với chủ đề "Vườn hoa Xuân", kết hợp với những bông hoa cách điệu nhiều màu sắc, những cánh bướm, chú chim xinh, tất cả làm nên một khu vườn như trong câu chuyện "Alice ở xứ sở thần tiên" dành cho trẻ em và cho cả những ai mong muốn được một lần tìm về tuổi thơ.
Khu vực ánh sáng được thực hiện theo chủ đề Lighting Garden (khu vườn ánh sáng) với làm 3 cụm trang trí chính bao gồm cụm 5 tháp ly và 3 vòng tròn tạo thành ma trận bao quanh. Đây là điểm nhấn của khu vực Lighting Garden. Toàn bộ khu vực này sẽ được trang trí bằng đèn Led với 3 màu sắc chủ đạo: xanh - vàng - trắng, cùng với hiệu ứng trình diễn đèn Led và âm thanh của DJ sẽ mang lại sự đồng điệu tới người xem.
Lighting tunnel bao gồm 1 cụm 3 khung trang trí bằng dây đèn Led được đặt trước lối vào đường hầm đi bộ, kết nối với khu vực trang trí hoa, tạo thành một mạch dẫn nối liền nhau.
Công Bính
Theo Dantri
Người dân tỉnh nghèo không "mặn mà" với hoa Tết Chỉ còn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, nhưng trên các nẻo đường ở thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), hình ảnh những chậu quất trĩu quả, những chậu mai đầy hoa, hoa cúc vàng rực rỡ... đang nằm "đắp chiếu" vì vắng bóng người mua. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên đào, mai, cúc, đỗ quyên......