Nơi người dân lên núi quan hệ với người lạ để lấy may, 35 ngày phải “ân ái” 7 lần
Từ những người đàn ông đã có vợ, phụ nữ có chồng, quan chức chính phủ hay gái mại dâm, tất cả đều có thể tham gia vào phong tục kỳ lạ này để cầu may cho bản thân.
Là một quốc gia đa số theo đạo Hồi, Indonesia có những phong tục và quan niệm khá khắt khe trong những mối quan hệ ngoài hôn nhân. Thế nhưng cũng tại chính quốc gia này, có một vùng đất tồn tại phong tục quan hệ tình dục với người lạ để cầu may. Đó chính là tại đỉnh núi Gunung Kemukus, thuộc huyện Sragen, tỉnh Trung Java, Indonesia. Chính vì phong tục kỳ lạ này, núi Gunung Kemukus còn có tên gọi khác là “Núi tình dục”.
Năm 2014, nhà báo Patrick Abboud người Mỹ đã có chuyến thăm tới ngọn núi này để tìm hiểu và khám phá phong tục cũng như cuộc sống đáng kinh ngạc của người dân địa phương. Chương trình của ông đã được phát trên đài SBS của Mỹ.
Bắt nguồn của phong tục
Nghi lễ kỳ lạ này bắt nguồn từ thế kỷ 16, một hoàng tử trẻ của Indonesia có tên Pangeran Samudro, con trai của một vị vua Java, đã có mối tình ngang trái với người mẹ kế là vương phi Nyai Ontrowulan. Hai người yêu nhau bất chấp những mối quan hệ ràng buộc quanh mình, sau đó cùng bỏ trốn tới ngọn núi Gunung Kemukus. Tuy nhiên, họ đã bị bắt quả tang khi đang “ân ái” và bị nhà vua giết chết. Mộ của họ được người dân dựng đền thờ và kể từ sau đó, rất nhiều người tới đây dâng hoa để cầu may.
Ngọn núi Gunung Kemukus tại Indonesia.
Cũng kể từ đó, lễ hội Pon trên đỉnh núi Gunung Kemukus được mở ra. Người dân tin rằng cặp đôi trên đã chưa hoàn thành được “chuyện chăn gối”, nên nếu bạn tới đây và quan hệ tình dục với một người lạ thì sẽ gặp may mắn và tài lộc, có cuộc sống hạnh phúc và giàu có hơn.
Theo nhà báo Patrick, đây là một nghi thức của người Java và nó khác hoàn toàn so với thế giới của người Hồi giáo hay bất cứ nơi nào ở Indonesia. Nó là sự pha trộn tín ngưỡng giữa đạo Hồi, đạo Hindu và đạo Phật.
Video đang HOT
8.000 người lên núi để làm “chuyện ấy” với người lạ
Trong lễ hội Pon trên núi Gunung Kemukus, những người tới tham dự sẽ tìm một người lạ để quan hệ tình dục. Hơn thế nữa, để điều ước thành hiện thực, họ phải làm chuyện này 7 lần trong 35 ngày.
Chứng kiến phong tục này, nhà báo Patrick đã thốt lên rằng: “Không thể tin nổi”. Thế nhưng điều khiến ông kinh ngạc hơn nữa là quy mô lớn của lễ hội này, mỗi đêm lên tới hàng nghìn người, có đêm đỉnh điểm lên tới hơn 8.000 người tới đây để cầu may. Họ sẽ phải mất vài tuần để thực hiện nghi lễ này.
Những người hành hương lên núi để cầu may.
Từ những người đàn ông đã có vợ, phụ nữ đã có chồng, quan chức chính phủ hay gái mại dâm, tất cả đều có thể tham gia vào nghi lễ để cầu may. Hầu hết đều là người Indonesia đến từ khắp mọi vùng miền. Buổi sáng, họ sẽ tới đền để dâng hoa và cầu nguyện. Đến tối, họ sẽ đi tìm những người lạ để qua đêm cùng nhau.
Nghi lễ này phổ biến tới mức núi Gunung Kemukus trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Indonesia, thu hút hàng chục nghìn khách mỗi năm. Chính phủ và người dân địa phương đã cho phép thu phí tại núi Gunung Kemukus, đồng thời xây dựng nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu dịch vụ và tuyến xe buýt để phục vụ du lịch.
Những hậu quả khó lường trước
Trong quan niệm của người Indonesia, việc lên núi Gunung Kemukus quan hệ tình dục với người lạ là để cầu may, không liên quan gì tới những mối quan hệ ngoài hôn nhân. Tuy nhiên cũng chính việc này đã để lại nhiều hậu quả khó lường, Gunung Kemukus vô tình trở thành lãnh thổ chính của những người hành nghề mại dâm.
Nhà báo Patrick đã theo chân những người hành hương lên núi cầu may, sau đó tiếp cận một người phụ nữ có tên Mardiyah, một góa phụ có điều kiện tài chính khó khăn. Khi gặp ông Patrick, cô Mardiyah vừa hoàn thành nghi thức quan hệ tình dục 7 lần trong 35 ngày. Cô cho biết nghi lễ đã thật sự linh nghiệm bởi việc kinh doanh của cô trở nên tốt hơn, giúp cô kiếm được nhiều tiền hơn.
Những cặp đôi thoải mái “ân ái” với hy vọng sẽ có cuộc sống may mắn, giàu sang hơn.
Cô Mardiyah kể: “Tôi đã gặp một người đàn ông cũng tới đây để hành hương tên là Gepeng và đi cùng bạn bè của anh ta. Anh ấy không muốn tiết lộ câu chuyện vì không muốn vợ phát hiện ra nhưng cuộc sống của anh ấy cũng đã thay đổi nhiều”.
Theo nhà báo Patrick, lễ hội Pon đã vô tình biến núi Gunung Kemukus thành địa điểm tốt để hành nghề mại dâm. Nó có thể gây ra các vấn nạn về bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS, đồng thời để lại nhiều hậu quả về hôn nhân gia đình, tiêu biểu như chuyện ngoại tình hoặc con cái ngoài giá thú.
“Tôi nghĩ rằng có một sự mâu thuẫn giữa nghi lễ này với hoạt động mại dâm. Đó là lý do khiến nó bị chính phủ và các nhà lãnh đạo lên án. Rất nhiều người đã bị bệnh lây truyền qua đường tình dục nên có nhiều phòng khám sức khỏe được xây dựng trên núi. Tôi đã nói chuyện với một bác sĩ và được biết, hầu hết người hành nghề mại dâm đều bị bệnh tình dục, đàn ông lại không thường xuyên sử dụng bao cao su, vì vậy nguy cơ là rất lớn”, nhà báo Patrick chia sẻ.
Ngoài ra, lễ hội này còn kéo theo nhiều hoạt động kinh doanh sinh lợi như quán karaoke, nhà nghỉ trá hình ổ mại dâm, gây ra những tác động xấu, làm lu mờ giá trị tôn giáo. Mặc dù vậy, những tín đồ tôn giáo vẫn một mực tin tưởng vào sự linh nghiệm của lễ hội, còn chính quyền địa phương lại nhắm mắt làm ngơ.
Bí ẩn 1.500 người biến mất trong ngôi làng Kuldhara
Ngôi làng bị "nguyền rủa" Kuldhara ở Ấn Độ từng là nơi sinh sống của khoảng 1.500 người trong hơn 500 năm. Thế nhưng, cách đây khoảng 200 năm, toàn bộ dân sống ở ngôi làng Kuldhara biến mất.
Không ai nhìn thấy dân làng Kuldhara chuyển đi trong đêm hay tìm thấy nơi họ chuyển tới định cư. Theo đó, chỉ sau một đêm, ngôi làng Kuldhara trở nên hoang vắng, lạnh lẽo vì không còn một bóng người.
Ngôi làng Kuldhara trở nên hoang vắng, lạnh lẽo vì không còn một bóng người.
Việc biến mất của toàn bộ dân làng Kuldhara để lại nhiều bí ẩn và nghi vấn mà đến nay giới chuyên gia vẫn chưa thể giải mã được.
Liên quan đến sự việc này, người dân sống ở khu vực xung quanh tin rằng làng Kuldhara vướng vào một "lời nguyền" hắc ám khiến bất cứ ai sống ở đây đều bỏ mạng.
Một số câu chuyện nói về việc có vài người từng cố gắng sinh sống ở làng Kuldhara sau khi người ta bỏ đi. Thế nhưng, kết cục của những người này là chết một cách kỳ bí, không rõ nguyên nhân.
Sự việc này khiến nhiều người không khỏi lo lắng, sợ hãi. Vì vậy, trong suốt nhiều năm qua, không ai dám tới và ngủ lại qua đêm ở làng Kuldhara vì lo sợ sẽ vướng phải "lời nguyền" và trở thành nạn nhân tiếp theo.
Theo Kiến thức
Loài chim di cư có thực sự là do chúng sợ lạnh? Chim di trú, chim di cư hay sự di cư của chim chỉ sự di chuyển đều đặn theo mùa, thường trên một đường bay theo chiều bắc nam giữa nơi sinh sản và nơi trú đông. Nhiều loài chim có tập tính di cư, nhưng thực sự quá trình thay đổi chỗ ở này có phải là do chúng sợ lạnh? "Có...