Nơi ngoài hành tinh, NASA tìm ra ‘thành phần quan trọng cho sự sống’
Một loạt các hợp chất có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình tạo ra sự sống cổ đại trên Trái Đất vừa được tìm thấy ở một thế giới ngoài hành tinh.
“Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Enceladus là nơi chứa một số phân tử quan trọng nhất để tạo ra các khối xây dựng sự sống và duy trì sự sống đó thông qua các phản ứng trao đổi chất” – tờ Sci-News dẫn lời TS Jonah Peter từ Đại học Havard (Mỹ).
Enceladus chính là một trong những “mặt trăng sự sống” nổi tiếng của Sao Thổ.
Tàu Cassini, mặt trăng Enceladus và Sao Thổ khổng lồ – Ảnh đồ họa: NASA
Trước cú “tự sát” vào bầu khí quyển dày đặc của Sao Thổ, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã kịp để lại di sản khổng lồ là dữ liệu về Sao Thổ và nhiều mặt trăng của nó, trong đó có Enceladus.
Các nhà khoa học khắp thế giới vẫn đang “đãi cát tìm vàng” trong bộ dữ liệu đáng kinh ngạc đó. Một số bằng chứng cho thấy đại dương ngầm dưới vỏ băng của Enceladus có thể hỗ trợ sự sống.
Trong nghiên cứu vừa được TS Peter và các cộng sự – bao gồm các nhà khoa học NASA – công bố trên tạp chí Nature Astronomy, “vàng ròng” trong sinh học thiên văn là hydrogen cyanide đã được tiết lộ thông qua các mô hình toán học và thống kê.
Cùng với nó, acetylene, propylene và ethane cũng được ghi nhận từ Enceladus, cụ thể là từ các chùm hơi nước mà mặt trăng băng giá này liên tục phun thẳng về phía Cassini.
Trên Trái Đất, những hợp chất này có khả năng hỗ trợ các cộng đồng vi sinh vật sống.
Video đang HOT
Thậm chí các nghiên cứu “ngược dòng” về địa cầu sơ khai còn chứng minh chúng đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy quá trình tổng hợp hữu cơ phức tạp hàng tỉ năm trước, điều dã dẫn đến sự ra đời của sự sống.
“Enceladus dường như không chỉ đáp ứng các yêu cầu cơ bản về khả năng để sinh sống mà giờ đây chúng tôi còn có ý tưởng về cách các phân tử sinh học phức tạp có thể hình thành ở đó và các con đường hóa học liên quan” – TS Peter tiếp lời.
Việc phát hiện ra hydrogen cyanide vẫn là thú vị nhất, bởi nó từ lâu được coi là điểm khởi đầu cho hầu hết các lý thuyết về nguồn gốc sự sống.
Nghiên cứu cũng cho thấy có rất nhiều con đường hóa học có thể tạo ra và duy trì sự sống trong đại dương ngầm của Enceladus.
Chính các hợp chất hữu cơ bị oxy hóa trong luồng hơi nước chứa vật chất từ Enceladus lý giải điều đó, bởi quá trình oxy hóa thúc đẩy giải phóng năng lượng hóa học.
Phát hiện này một lần nữa cho thấy NASA đã đúng hướng khi đặt niềm tin vào Enceladus trong hành trình săn tìm sự sống ngoài hành tinh.
Trước đó, cơ quan vũ trụ của Mỹ này đã công bố về một con robot hình rắn đang được thử nghiệm. Nó sẽ được gửi đến Enceladus trong các thập kỷ tới với mục đích chui xuống các khe của bề mặt băng giá, tiếp cận đại dương ngầm và tìm bằng chứng trực tiếp về sự sống.
NASA: Vành đai sao Thổ sẽ 'biến mất' vào năm 2025
Theo các nhà khoa học, thời gian để con người có thể nhìn ngắm các vành đai sao Thổ rõ nét chỉ còn khoảng 18 tháng trước khi chúng trở nên 'vô hình'.
Daily Mail dẫn thông báo của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, các nhà khoa học và những người yêu thích thiên văn học chỉ còn 18 tháng để quan sát các vành đai của sao Thổ trước khi chúng trở nên "vô hình" vào năm 2025.
Ở thời điểm sự kiện này diễn ra, quỹ đạo của sao Thổ sẽ nghiêng về phía Trái Đất khiến việc quan sát các vành đai của hành tinh này không còn rõ ràng như trước do góc nhìn chính diện.
Các vành đai của sao Thổ là những cấu trúc khổng lồ có nơi kéo dài từ 70.000 đến 140.000km. Tuy nhiên vành đai này khá mỏng chỉ dày khoảng 10m ở một số điểm. Do đó khi quan sát sao Thổ một cách chính diện chúng gần như biến mất khi khoảng cách giữa hai hành tinh lên đến 1,2 tỷ km.
18 tháng tới là cơ hội cuối cùng để nhìn thấy các vành đai của sao Thổ trước khi chúng biến mất khỏi tầm nhìn do độ nghiêng của hành tinh này. (Ảnh: Daily Mail)
Do quỹ đạo nghiêng theo chu kỳ 29 năm, sao Thổ sẽ di chuyển ra xa Mặt Trời hơn trong suốt chu kỳ này.
Cũng với chu kỳ này, chúng ta có thể quan sát lại vành đai của sao Thổ một cách đầy đủ sau từ 13,7 đến 15,7 năm khi hành tinh này nghiêng trở lại trong một thời gian ngắn.
Như hiện tại, các vành đai của Sao Thổ nghiêng xuống phía Trái đất một góc 9 độ và đến năm 2024 góc đó sẽ giảm xuống chỉ còn 3,7 độ.
Lần cuối cùng sự kiện thiên văn hiếm hoi này xảy ra là vào tháng 9/2009 và trước đó là vào tháng 2/1996.
Các nhà thiên văn học sẽ không có cơ hội quan sát sao Thổ từ góc nghiêng như hiện tại cho đến tháng 10/2038. Bù lại các nhà khoa học có thể quan sát một số mặt trăng trong tổng số 156 mặt trăng của hành tinh này.
Trái đất đi qua góc nhìn có thể khiến không thể nhìn thấy các vành đai của Sao Thổ, nhưng các nhà thiên văn học cho biết đây sẽ là thời điểm tuyệt vời để quan sát một số trong số 156 mặt trăng của hành tinh này.
Vành đai của sao Thổ chủ yếu bao gồm băng, một tỉ lệ nhỏ bụi đá được tạo ra trong không gian do các mảnh vỡ của tiểu hành tinh và các vi thiên thạch va chạm nhau.
Hiện tại các nhà khoa học tin rằng các vành đai được hình thành từ phần còn lại của sao chổi, tiểu hành tinh và mặt trăng bị xé nát bởi lực hấp dẫn cực mạnh của sao Thổ.
Thời điểm chính xác vành đai này được hình thành vẫn là chủ đề tranh luận giữa các nhà thiên văn học với các lý thuyết cạnh tranh cho thấy chúng già như hệ mặt trời hoặc tương đối trẻ.
Mặc dù sự biến mất của các vành đai sao Thổ lần này chỉ là tạm thời nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng một ngày nào đó các vành đai này có thể biến mất vĩnh viễn.
Tàu thăm dò Cassini của NASA, đã bay qua các vành đai của sao Thổ 22 lần trước khi nó lao xuống hành tinh này vào năm 2017, phát hiện ra rằng các vành đai đang biến mất dần với tốc độ cực nhanh. Tàu Cassini phát hiện ra rằng các vành đai đang mất đi khoảng từ 400kg đến 2,8 tấn khối lượng/giây.
Tiến sĩ James O'Donoghue, một nhà khoa học hành tinh tại Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản cho biết giới thiên văn học vẫn đang cố gắng tìm hiểu chính xác tốc độ vành đai sao Thổ bị xói mòn theo thời gian.
Trong một hiện tượng được gọi là "mưa vòng", bức xạ từ Mặt trời khiến các hạt trong khí quyển tích điện.
Ngược lại, điều này làm cho các hạt liên kết với khí trong bầu khí quyển của Sao Thổ và bị lực hấp dẫn của hành tinh kéo ra khỏi các vành đai.
Tiến sĩ O'Donoghue nói thêm: " Hiện tại, nghiên cứu cho thấy các vành đai sẽ chỉ là một phần của Sao Thổ trong vài trăm triệu năm nữa".
Sinh vật ngoài hành tinh phun vật chất vào tàu NASA? Dữ liệu từ tàu vũ trụ Cassini cho thấy NASA đã đi đúng hướng trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh. Trong sứ mệnh quan sát Sao Thổ và các mặt trăng hứa hẹn có sự sống, tàu Cassini nhiều lần bắt được những dòng vật chất lạnh giá từ mặt trăng Enceladus. Luồng vật chất mà tàu Cassini nhiều lần...