Nội lực tài chính: “Yếu huyệt” của các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng?
Với cam kết lợi nhuận hấp dẫn (8 – 14%/năm, trong 8 – 10 năm…), bất động sản nghỉ dưỡng được xem là kênh đầu tư tối ưu để giữ tiền và tăng trưởng lợi nhuận lâu dài. Tuy nhiên, không có đồng tiền nào kiếm được dễ dàng mà không đi kèm rủi ro.
Tìm một giải pháp đầu tư tài chính lâu dài, sinh lợi bền vững khiến nhà đầu tư phải cân nhắc rất nhiều yếu tố
Phụ thuộc vào vốn huy động – chủ đầu tư đang “chơi dao”
Hiện chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ vay vốn của các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, nhưng tình hình tài chính của các doanh nghiệp này đều có thể đánh giá được phần nào qua cách vận hành sản phẩm.
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản chia sẻ, với bất động sản nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng, chủ đầu tư cần có sức mạnh tài chính nhất định, ít nhất đảm bảo được tiền sử dụng đất và triển khai các dự án đến một giai đoạn nhất định theo cam kết. Với bất động sản nghỉ dưỡng, rủi ro về mặt luật pháp khiến các chủ đầu tư đôi khi gặp bế tắc trong trường hợp buộc phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Những lúng túng về mặt pháp lý nhiều khi cũng bắt nguồn từ sự thiếu chu đáo, hụt vốn…
Bên cạnh đó, câu chuyện phụ thuộc vào vốn đầu tư không chỉ khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong triển khai dự án, mà còn ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành, thu hút và giữ chân khách du lịch về sau. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đưa ra ví dụ, không ít khách Nhật Bản muốn tới Việt Nam để nghỉ dưỡng, tránh đông, nhưng cuối cùng họ không lựa chọn. Đơn giản vì các khu resort Việt Nam hầu hết chưa đi kèm với bệnh viện đạt chuẩn quốc tế, hoặc thiếu các khu vui chơi đi kèm tổ hợp như quán bar, phố mua sắm, trung tâm thương mại, trung tâm chăm sóc sắc đẹp. Chỉ trừ một số “ông lớn” hiếm hoi mạnh về tài chính như Vingroup mới đủ năng lực đầu tư, vận hành cả một quần thể bất động sản nghỉ dưỡng kèm các dịch vụ giá trị gia tăng – hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Chọn sai chủ đầu tư – nhà đầu tư lãnh đủ
Video đang HOT
Khi chọn “nhầm” chủ đầu tư, chọn nhầm dự án kém uy tín, không ít nhà đầu tư đã lâm vào tình cảnh “bỏ thì thương vương thì tội” với khối tài sản khổng lồ. Cùng cam kết một tỷ lệ chia lợi nhuận như nhau, với các chủ đầu tư khác nhau, số tiền thu về của nhà đầu tư có thể chênh lệch khác biệt do tỷ lệ lấp đầy phòng khác nhau.
Theo Công ty Tư vấn Bất động sản Savills Hà Nội, khu nghỉ dưỡng vận hành với công suất bình quân trên 70%/năm thì mới có thể trả cho nhà đầu tư mức cam kết lợi nhuận tối thiểu 10% mỗi năm. Tuy nhiên, trên thực tế những thương hiệu duy trì được công suất này không thực sự nhiều, chỉ những đơn vị quản lý nghỉ dưỡng chuyên nghiệp, có chuỗi hệ thống mới có thể đảm bảo được mức công suất một cách liên tục. Còn những thương hiệu duy trì mức công suất trên 90% đều đặn trong suốt 8 tháng đầu năm 2016 chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Lựa chọn chủ đầu tư đủ khả năng cam kết và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là việc cực kỳ quan trọng
Tại Việt Nam, chỉ một số thương hiệu đủ tiềm lực tài chính, năng lực đầu tư, vận hành cả một quần thể bất động sản nghỉ dưỡng kèm các dịch vụ giá trị gia tăng đẳng cấp đáp ứng tốt mọi nhu cầu khách hàng, trong đó có Tập đoàn Vingroup.
Trong nhiều dự án được ông lớn này đầu tư, Vinpearl Resort & Villas là một trong số những dự án có quy mô 1-2 tỷ USD. Nơi đây hội tụ tiện ích đẳng cấp để tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm sân golf tiêu chuẩn quốc tế, công viên vui chơi giải trí Vinpearl Land, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, công viên chăm sóc và bảo tồn động vật Vinpearl Safari… phục vụ hàng triệu lượt khách mỗi năm.
Tập đoàn Vingroup còn hợp tác cùng các hãng lữ hành trong nước và quốc tế để Vinpearl luôn là sự lựa chọn đầu tiên của các đoàn khách du lịch lớn. Điều này giúp công suất phòng lên tới 90-95%, và đạt 100% vào mùa cao điểm. Đây được xem là một trong những tiêu chí lựa chọn hàng đầu của những nhà đầu tư có tầm trên thị trường bất động sản hiện nay
Bất động sản nghỉ dưỡng hiện trở thành một trong những kênh đầu tư tài chính trọn đời, đảm bảo sinh lời hiệu quả. Vì thế lựa chọn chủ đầu tư đủ khả năng cam kết và đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng là việc cực kỳ quan trọng. “Sai một ly, đi một dặm” – câu nói này nhắc nhở không ít nhà đầu tư khi bắt đầu giải bài toán đầu tư này.
Phương Linh
Theo Dantri
Bán nhà ở xã hội phải nộp từ 50-100% tiền sử dụng đất
Từ 15/11/2016, nếu bán nhà ở xã hội là căn hộ nhà chung cư thì người bán phải nộp cho ngân sách nhà nước 50% tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó. Trong trường hợp bán nhà ở xã hội thấp tầng liền kề thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
Đây là một trong những nội dung mới tại Thông tư Thông tư số 139/2016/TT- BTC mà BộTài chính vừa ban hành hướng dẫn miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; hoàn trả lại hoặc khấu trừ cho chủ đầu tư khi xây dựng nhà ở xã hội và phương pháp xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi người mua, thuê mua được phép bán lại nhà ở xã hội.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/11/2016.
Theo Thông tư quy định về việc nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội:
Việc nộp tiền sử dụng đất của người mua, thuê mua nhà ở xã hội khi được phép bán lại nhà ở xã hội sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP.
Trường hợp bán nhà ở xã hội là căn hộ nhà chung cư thì người bán phải nộp cho ngân sách nhà nước 50% tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó.
Trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
Dự án nào sẽ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất?
Bên cạnh quy định về nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội, Thông tư 139 của Bộ Tài chính cũng quy định việc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Theo đó, sẽ miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, bao gồm cả quỹ đất để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội.
Đồng thời miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sử dụng quỹ đất 20% của các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị theo quy định của pháp luật về nhà ở, bao gồm cả phần diện tích đất 20% để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội.
Theo Hải Yến (Infonet)
Cuối năm, dự án nghỉ dưỡng "khủng" "đua nhau" đổ bộ thị trường Hà Nội Trên 80% căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng tại Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Phan Thiết.. được mua bởi khách hàng Hà Nội! Đây là một con số giật mình vì sự áp đảo của khách hàng Hà Nội với các vùng miền khác khi đổ tiền vào bất động sản nghỉ dưỡng tại Miền Nam và miền Trung. Và đâu là...