Nới lỏng giãn cách: Nhất định làm lại tóc mới dám ra đường
Hơn 5 tháng “nhịn” làm tóc, nhịn chăm da.. nhiều chị em cho biết mình “không dám ra đường” vì tóc xơ xù, da nổi mụn…
Nay nghe thông tin 1.10 nới lỏng giãn cách, các tiệm tóc sẽ mở lại, ai nấy đều mừng húm.
Một tiệm tóc trên đường Cách Mạng Tháng 8 khử khuẩn để chuẩn bị mở cửa trở lại. Ảnh NGUYỄN TÙNG
“Ơn trời sắp tự tin soi gương lại được rồi”
Nguyễn Thị Liên (32 tuổi), ngụ tại Chung cư Dream Home, đường 57, Q.Gò Vấp, TP.HCM cho biết khi nghe tin từ 1.10 thành phố nới lỏng giãn cách và cho phép các tiệm tóc được hoạt động trở lại, Loan lập tức liên hệ với chủ tiệm tóc gần nhà để đặt lịch.
“Mình ưu tiền làm tóc đầu tiên vì suốt 5 tháng ở nhà vì dịch Covid-19, tóc mọc dài và xù lên. Cách đây một tuần mình thấy khó chịu quá nên tự lấy kéo cắt ở nhà, ai dè làm hư luôn mái tóc. Phần đuôi thì bắt đầu xơ vì không được chăm sóc thường xuyên. Bởi vậy mình đếm từng ngày để được đi chỉnh chang lại mái tóc. May quá, mình canh hẹn lịch sớm nên ngay trong ngày đầu tiên đã có thể tới tiệm để làm”, chị Liên chia sẻ.
Chị em sẽ tự tin hơn nếu có mái tóc vừa ý sau 5 tháng giãn cách. Ảnh T.T
Không chỉ Liên mà rất nhiều bạn gái khác đều mong đợi đến ngày tiệm tóc mở để được chăm chút lại cái “góc con người” này. Ngô Thanh Xuân (28 tuổi), ngụ tại 53 Nguyễn Sơn, Q.Tân Phú, TP.HCM cảm thấy vô cùng mất tự tin với mái tóc bông xù của mình sau nhiều tháng không duỗi. Xuân kể: “Chất tóc của em là tóc bông xoăn, phần chân tóc của em xù lên do mọc dài ra, trong khi phía đuôi tóc lại thẳng, nhìn rất kỳ tục. Chưa kể bây giờ “đầu 2 thứ tóc” nửa vàng nửa đen. Mỗi lần soi gương là em lại thấy nản, không dám soi lâu vì nhìn ghê quá. Nếu chưa làm lại được tóc là em không dám lên cơ quan hay hẹn hò ai”.
Video đang HOT
Không chỉ có nhu cầu làm tóc, mà chị em còn nóng lòng đợi các phòng điều trị, chăm sóc da mở cửa để được chăm sóc da mặt, hay đi làm móng, nối mi… “Hiện tại tóc mình xơ xác, da nổi mụn, mi thì rụng. Bản thân nhìn còn thấy ghê, làm sao dám tự tin đi ra ngoài. Đọc thông tin 1.10 nới lỏng giãn cách mà mình vẫn còn hồi hộp, vì chỉ sợ phút cuối lại có thay đổi bất ngờ. Mình đã đặt lịch làm tóc và chữa mụn ở một phòng khám da liễu. Ơn trời sắp tự tin soi gương lại được rồi”, Lê Phương Hà, ngụ tại Chung cư Khang Phú, đường Huỳnh Thiện Lộc, Q.Tân Phú, TP.HCM, hài hước nói.
Chỉ nhận khách đã tiêm vắc xin
Lương Văn Trung, chủ salon tóc tại đường số 8, Q.Gò Vấp, TP.HCM, chia sẻ: “Quả thật, cái răng cái tóc là góc con người, nhất là với chị em. Trong thời gian qua, ngay khi đang giãn cách đã có nhiều chị em nhắn tin hỏi tôi là có làm tóc không, làm “lén” cũng được vì không thể chịu được mái tóc rối bù của mình. Điều đó cho thấy các bạn gái đặt vẻ đẹp mái tóc lên hàng đầu. Nếu tóc xấu là mất tự tin ngay. Dù nhiều người muốn đến làm nhưng mình đều nói khách cố gắng đợi, đến khi dịch được kiểm soát tiệm mới mở lại để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Hơn nữa, mình an ủi thời gian giãn cách không đi đâu, không gặp gỡ ai nên tóc có “xấu” một chút cũng không sao”.
Theo Trung, đến thời điểm này khách quen đã đặt kín lịch trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác phòng chống dịch, Trung chỉ nhận khách nào đã chích vắc xin ít nhất 1 mũi. Đồng thời, tiệm chỉ nhận mỗi lượt là 5-7 khách để đảm bảo giãn cách.
Các tiệm tóc sau giãn cách sẽ chỉ nhận rất ít khách để phòng dịch. Ảnh N.K
Võ Khanh, chủ tiệm tóc mang tên mình ở trên đường Trần Văn Đang, Q.3, TP.HCM cũng cho biết thời gian qua, rất nhiều khách quen nôn nóng gọi điện, nhắn tin hỏi khi nào tiệm mở cửa chính thức. “Chất tóc của đa số người Việt mình là phần chân mọc ra bị xoăn, gợn hoặc xù nên nếu không xử lý nhìn sẽ không được đẹp. Chưa kể nắng nóng là phần đuôi tóc dễ bị xơ và chẻ ngọn. Phụ nữ sau một thời gian dài không chăm sóc tóc là sẽ mất tự tin. Nên chắc chắn những ngày sắp tới các tiệm tóc sẽ tiếp nhận rất nhiều lịch hẹn của chị em tới làm đẹp”, Khanh nhìn nhận.
Khanh cho biết khi mở lại tiệm, Khanh cũng chỉ nhận khách từng chích ít nhất 1 mũi vắc xin và mỗi lượt chỉ làm cho tối đa 5 khách.
Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Duy Hải, chủ một phòng khám da liễu ở khu chung cư Hà Đô, Q.10, TP.HCM hiện cũng đã nhận được nhiều lịch hẹn đến khám và chữa trị da của khách ngay khi có tin nới lỏng giãn cách. Bác sĩ Hải cho biết: “Chị em vẫn than với mình là mấy tháng nay da không được chăm sóc nên nổi mụn không dám soi gương. Nhiều bạn đang điều trị da dang dở cần tái khám đành phải chấp nhận tình trạng da chưa được đẹp suốt thời gian dài. Hiện có nhiều khách ở tỉnh đã được chích đủ 2 mũi vắc xin nhưng không biết khi nào mới được lên để chữa trị tiếp. Để đảm bảo an toàn và dịch không bùng phát trở lại, chị em đành phải chịu “xấu” một chút và đợi thêm vậy”.
Người dân Đà Nẵng được tắm biển trở lại
Từ 0h ngày 30/9, người dân TP Đà Nẵng được đi tắm biển vào buổi sáng; các khách sạn, chợ truyền thống, cơ sở tôn giáo, tiệm tóc... được hoạt động trở lại
Tối 28/9, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh ban hành Chỉ thị 08 về các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19, thay thế cho Chỉ thị 05 cách ly xã hội "cao hơn Chỉ thị 16" (áp dụng từ 18h ngày 31/7).
Người dân Đà Nẵng tắm biển ngày 10/7. Ảnh: Nguyễn Đông
Theo đó, chính quyền Đà Nẵng cho phép người dân được tắm biển từ 4h30 đến 6h30 và phải rời đi ngay (chưa cho tắm nước ngọt); không tập trung đông người trên bãi biển; cấm tụ tập vui chơi, chơi thể thao, ăn, uống, bán hàng rong... tại bãi biển; giữ khoảng cách ít nhất một mét với người khác; đeo khẩu trang trước và ngay sau khi tắm biển.
Chợ truyền thống cũng được phép mở lại với điều kiện bố trí luân phiên tối đa 50% số lượng gian hàng/quầy hàng; có vách ngăn giữa người bán, người mua; tiểu thương và những người làm việc trực tiếp tại chợ phải được tiêm ít nhất một mũi vaccine sau 14 ngày hoặc đã khỏi Covid-19. Mỗi hộ gia đình được đi chợ 3 ngày/lần và phải có giấy đi mua hàng QRCode.
Các cuộc họp, tập huấn, hội thảo... trong nhà do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức (trừ hoạt động, sự kiện được cấp có thẩm quyền cho phép), không tập trung quá 20 người một phòng. Nếu người tham gia đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong 6 tháng thì được tăng số lượng không quá 100 người.
Đầu tháng 7, Người dân Đà Nẵng được đi thể dục ngoài trời. Ảnh: Nguyễn Đông
Thành phố cũng cho các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự hoạt động trở lại, nhưng không được tập trung quá 30 người cùng một thời điểm. Các hoạt động thể dục, thể thao trong nhà, ngoài trời không tiếp xúc trực tiếp được mở lại, nhưng không được tập trung quá 20 người.
Các khách sạn, cơ sở lưu trú được hoạt động không quá 30% số phòng hiện có, nếu khách đã tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 thì được lưu trú tối đa không quá 50% số phòng (chưa được tổ chức dịch vụ khác tại cơ sở lưu trú).
Phương tiện vận chuyển khách công cộng hoạt động tối đa không quá 50% số ghế quy định. Người vận chuyển hàng hóa, shipper phải đeo khẩu trang y tế đạt chuẩn, găng tay và khử khuẩn tay bằng nước sát khuẩn sau mỗi lần tiếp xúc; đã được tiêm ít nhất một liều vaccine sau 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh Covid-19.
Các cơ sở cắt tóc, gội đầu được mở lại nếu chủ tiệm, nhân viên đã tiêm ít nhất một liều vaccine sau 14 ngày, không phục vụ quá 3 người cùng một thời điểm. Đám đang được tổ chức không quá 48 tiếng và không tập trung quá 20 người ở cùng một thời điểm.
Các tiệm tóc ở Đà Nẵng cũng được mở cửa trở lại. Ảnh: Nguyễn Đông
Người dân khi tham gia các hoạt động này phải tuân thủ việc đeo khẩu trang, khuyến khích sử dụng thêm kính chống giọt bắn. Người dân cũng được cấp mã QR và thường xuyên sử dụng mã này khi đến nơi đông người, đến làm việc, học tập và sử dụng các dịch vụ - thương mại.
Đà Nẵng tiếp tục tạm dừng 7 loại hoạt động , gồm các cơ sở kinh doanh, dịch vụ vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp (trừ cắt tóc, gội đầu), karaoke, massage, quán bar, vũ trường, rạp phim, casino, điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng, trò chơi điện tử; lễ hội văn hóa, thể thao, các sự kiện biểu diễn nghệ thuật, giải đấu thể thao; khu phố đi bộ, chợ đêm; phòng tập gym, yoga, bida; hoạt động thể thao có tiếp xúc trực tiếp...
Ngoài ra, thành phố tiếp tục tạm dừng hoạt động động dạy và học trực tiếp tại các đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục; phục vụ khách ăn, uống tại chỗ của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống; tổ chức ăn, uống tập thể tại đám hiếu, đám hỉ, tiệc liên hoan, tân gia; vận chuyển hành khách liên tỉnh.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tối 28/9, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho biết thời điểm này Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành quả trong chống dịch, nhiều ngày liên tiếp không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng nguồn lây bệnh vẫn còn.
Thời gian tới khi thành phố mở lại các hoạt động, ngành y tế và các địa phương phải cách ly F1 tại nhà với các gia đình đủ điều kiện (đã thí điểm tại quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang); những khu vực phát sinh F0 là kiệt, hẻm hoặc nơi đông người thì cần giãn dân, đưa đến các cơ sở cách ly tập trung.
Ông Quảng cũng đề nghị các địa phương rà soát điểm cách ly tại trường học để bàn giao lại cho ngành giao dục vệ sinh, khử khuẩn, chuẩn bị đón học sinh, sinh viên đi học trở lại. Thành phố tiếp tục sử dụng các khu cách ly của quân đội như trước đây để phục vụ cách ly tập trung.
Từ ngày 3/5 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 4.913 ca Covid-19. Hiện có 49/56 xã, phường là vùng xanh. Thành phố đã tiêm vaccine mũi một cho hơn 713.000 người (số cần tiêm khoảng 800.000 người); hơn 84.000 mũi hai.
Sẵn sàng cho cuộc sống 'bình thường mới' - Bài cuối: Đoàn kết, quyết tâm tạo dựng tương lai an toàn, bền vững Chính quyền TP Hồ Chí Minh đã chuẩn bị các chiến lược để chuyển sang giai đoạn bình thường mới, sống trong môi trường có COVID-19 và chuẩn bị thói quen, tinh thần để ứng phó với môi trường có virus. Yêu cầu mở cửa lại nền kinh tế, nới lỏng các điều kiện giãn cách là vấn đề tất yếu đối với...