Nói lời sau cùng, Nguyễn Đức Kiên vẫn một mực kêu oan
Chiều nay (11.12), nói lời sau cùng trước toà phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Đức Kiên vẫn một mực kêu oan, không chịu nhận tội.
“Tôi không nói về nhân thân, không nói về việc tôi đã làm vì hoàn toàn tin tưởng tôi không có tội. Xin cảm ơn bố mẹ là những nhà giáo đã sinh ra tôi, nuôi dậy tôi khôn lớn. Cảm ơn bố tôi đã giáo dục và truyền cho tôi nghị lực trong cuộc sống… Cảm ơn bạn bè, vợ tôi người phụ nữ chưa bao giờ làm kinh doanh đứng ra gánh vác trách nhiệm và phải một mình nuôi 3 đứa con nhỏ dại”, Nguyễn Đức Kiên nói trước HĐXX.
Bị cáo cho rằng, bản án sơ thẩm kết tội 30 năm tù đối với mình là quá dài và khẳng định mình vô tội, bị kết án vì những tội không làm.
Nguyễn Đức Kiên một mực kêu oan
Liên quan đến tội Cố ý làm trái và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo nói: “Toà sơ thẩm kết tội tôi 20 năm tù giam trong khi tôi hoàn toàn không có ý gian dối, không nghĩ đến việc lừa đảo bạn bè, đối tác. Tôi không thể gian dối với những người đã biết sự thật. Tôi và anh Trần Đình Long (Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát) là người bạn thân, nay người thì phải dời xa con nhỏ, mẹ già, người lại mang tiếng bỏ bạn vào tù. Tôi xin khẩn thiết đề nghị HĐXX xem xét kỹ”.
Trước đó, bị cáo Lý Xuân Hải (nguyên Tổng giám đốc ACB) khi được nói lời cuối cùng cũng đề nghị HĐXX mình oan cho mình và khẳng định mình không có tội. Bị cáo cho rằng, mình không chỉ đạo ai đi uỷ thác gửi tiền, không trực tiếp chỉ đạo cấp hạn mức đầu tư để ACB mua lại cổ phiếu của chính ACB.
Video đang HOT
“Tôi lớn lên trong gia đình có bố là giáo sư, mẹ làm giáo viên. Từ ngày xưa đã được giáo dục về đạo đức làm người, nên trong đầu tôi không bao giờ có mầm mống làm bậy, làm trái. Ngay cả nghĩ dưới khía cạnh tâm linh thì tôi không thể làm gì để có hại cho đất nước, không thể phá đi những gì mà cha mẹ, gia đình đã xây dựng lên. Nếu bị buộc tội này sẽ rất đau đớn đối với tôi”, bị cáo nói.
Các bị cáo còn lại gồm: Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang (nguyên Phó chủ tịch HĐQT ACB) đều mong được HĐXX xin được giảm án để về chăm sóc mẹ già và với lý do người đang mang nhiều thứ bệnh.
Riêng bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (thành viên HĐQT ACB) người duy nhất được Viện kiểm sát thay đổi quan điểm, đồng ý giảm nhẹ mức án 2 năm tù, bị cáo Tuấn nói: “Tôi muốn chia sẻ nỗi buồn của mình với các đồng nghiệp, với bạn bè và cá nhân tôi. Thực sự tôi không nghĩ được việc làm của chúng tôi có hậu quả đến như vậy. Nếu ý thức được dù chỉ chút ít, chắc chắn ít hay nhiều cố gắng để sự việc không xảy ra. Tôi chỉ mong trời phật phù hộ giúp cho các đồng nghiệp của tôi, bạn bè tôi, phù hộ cho tôi và tất cả chúng ta ngồi trong khán phòng này”.
Theo kế hoạch, vào 14 giờ chiều 15.12, HĐXX toà phúc thẩm Toà án tối cao sẽ tuyên án đối với các bị cáo.
Anh Vũ
Theo Thanhnien
Nguyễn Đức Kiên tiếp tục kêu oan không lừa tập đoàn Hòa Phát
Tại phiên xử sáng nay, bị cáo Kiên khẳng định việc chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu giữa ACBI với Hoà Phát đã thành công, hai chủ doanh nghiệp đều "đủ trí đức" nên "không ai lừa được ai" trong thương vụ trị giá 264 tỷ đồng này.
Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Đức Kiên (Chủ tịch HĐQT Công ty ACBI) đã chỉ đạo ông Trần Ngọc Thanh (Giám đốc ACBI) ký hợp đồng thế chấp gần 22,5 triệu cổ phần Công ty Thép Hoà Phát cho ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, dù chưa được giải chấp của ACB và ACBS, công ty ACBI đã ký hợp đồng bán 20 triệu cổ phần cho Công ty TNHH Một thành viên Thép Hoà Phát, thu về 264 tỷ đồng. Với hành vi này, Nguyễn Đức Kiên bị kết tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sáng nay, trình bày lý do kháng cáo, bị cáo Kiên cho rằng có quan hệ bạn bè tốt với ông Trần Đình Long (Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát) và Trần Tuấn Dương (Tổng giám đốc Hòa Phát). "Mối quan hệ của tôi và anh Dương, Long có trăm tỷ đồng không mua được", bầu Kiên nói. Theo bị cáo, cả ba đều có "đủ trí thức" vì vậy "không ai lừa ai được".
Theo bị cáo Kiên, Công ty TNHH Một thành viên Thép Hoà Phát đã nhận được 20 triệu cổ phiếu sau khi ký hợp đồng, thể hiện bằng bút toán ghi sổ. Chứng minh việc Thép Hòa Phát đã nhận được số cổ phiếu trên, bị cáo Kiên cho hay Thép Hoà Phát đã gửi đơn cho Sở Kế hoạch đầu tư Hải Dương nói về việc chuyển nhượng cổ phần với ACBI đã thành công, nâng tổng số cổ phần của tập đoàn tại Thép Hòa Phát... Bị cáo Kiên cho rằng ACBI mới là bên thiệt hại vì cổ phiếu đã giao, tiền bị thu.
Bầu Kiên bị dẫn giải ra xe thùng sau phiên toà chiều 2/12. Phía sau lưng là vợ bị cáo.
Có mặt tại phiên phúc thẩm, chiều 2/12, Chủ tịch Tập đoàn Thép Hoà Phát Trần Đình Long cho hay biết Nguyễn Đức Kiên muốn bán nên đặt vấn đề mua 20 triệu cổ phần Thép Hoà Phát. Ông Long khẳng định không biết việc bị cáo Kiên vì muốn phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng đã thế chấp hơn 22 triệu cổ phần Thép Hoà Phát cho ACB. Chỉ khi cơ quan chức năng thông báo với ông Long việc số cổ phần này đã được thế chấp và chưa được Ngân hàng ACB giải chấp, chủ tịch tập đoàn Hoà Phát mới "bất ngờ". Khi nghe tin này, ông Long đã hỏi ông Thanh và được động viên rằng cổ phần đã được ACB giải chấp, vấn đề còn lại chỉ là thủ tục.
Còn Tổng giám đốc Tập đoàn Hoà Phát Trần Tuấn Dương cho hay, biết số cổ phần mua đã bị thế chấp sau khi chuyển 264 tỷ đồng cho ACBI thì đã "không khỏi lo lắng". Tập đoàn sau đó có đơn yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ sự việc để lấy lại số tiền cho rằng đã bị Nguyễn Đức Kiên chiếm đoạt.
Ông Kiều Chí Công (Giám đốc công ty TNHH Một thành viên Thép Hoà Phát) - người đứng ra ký hợp đồng mua cổ phần với ACBI - cho hay đến nay đã nhận lại được toàn bộ số tiền do cơ quan điều tra chuyển trả. Năm 2013, tập đoàn đã mua được 20 triệu cổ phần trên. "Chúng tôi không có thiệt hại, kính mong toà xem xét sự việc nhè nhẹ", ông đề nghị.
Ông Long trình bày tại phiên phúc thẩm.
Trước các lời khai trên, HĐXX cho rằng cần phải làm rõ phía Thép Hoà Phát thiệt hại ra sao. Bởi trong phần kháng cáo, bị cáo Kiên cho rằng giữa tập đoàn Hoà Phát và ACBI có sự hoán đổi cổ phần.
Để làm rõ vấn đề này, một thành viên trong HĐXX chất vấn ông Dương và chỉ ra trên thực tế Thép Hoà Phát có thiệt hại. Bởi tại thời điểm xảy ra vụ án, tập đoàn này đã bị mất 264 tỷ đồng. "Ông phải trình bày rạch ròi, hiện nay Thép Hoà Phát không còn thiệt hại, chứ không phải tại lúc vụ án xảy ra. Bản thân phía tập đoàn còn có đơn đề nghị cơ quan điều tra lấy lại số tiền", một thành viên HĐXX nói.
Việt Dũng
Theo VNE
Viện trưởng VKSNDTC: Không phải vụ án nào cũng kêu oan cầu may "Chúng tôi mong dư luận hiểu quy định như thế thì mới thực thi được, không phải vụ nào cứ không ưng bản án phúc thẩm là kêu oan, cầu may". Huỳnh Văn Nén tại phiên tòa phúc thẩm lần 2 (Ảnh: NLĐ) Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) Nguyễn Hòa Bình chia sẻ với phóng viên bên lề...