Nói lời sau cùng, Hà Văn Thắm nhận mình là “người chạy lại”
20h35 ngày 3/5, phiên xử phúc thẩm đại án Oceanbank kết thúc phần tranh luận. Trước khi HĐXX vào nghị án, các bị cáo được phép nói lời sau cùng.
Hà Văn Thắm: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”
Đứng lên bục nói đầu tiên, cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm cảm ơn đại diện Viện Kiểm sát đã ghi nhận 6 tình tiết giảm nhẹ mà bị cáo trình bày tại phiên phúc thẩm. Bị cáo Thắm mong HĐXX xem xét lại hậu quả, nhân quả có cấu thành hành vi giúp sức chiếm đoạt tài sản không vì bị cáo cho rằng, bản thân bị cáo không biết cựu Tổng Giám đốc Oceanbank Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt.
Cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm nói lời sau cùng.
“Nếu HĐXX thấy có căn cứ quy kết bị cáo có hành vi giúp sức anh Sơn chiếm đoạt tài sản, mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ, xem xét hoàn cảnh, bối cảnh của bị cáo. Mong HĐXX ghi nhận bị cáo thành khẩn khai báo.” – Hà Văn Thắm nói và xin được giảm xuống mức án có kỳ hạn thay vì án chung thân.
Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Thắm cho rằng, tại tòa phúc thẩm, đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm như án sơ thẩm.
“Bị cáo mong HĐXX xem xét thận trọng, không kết luận vội vàng. Số liệu trong vụ án rất rắc rối, cơ quan điều tra phải làm 3 năm mới ra. Tới đây, HĐXX chỉ có 1 buổi nghị án, đề nghị HĐXX ưu tiên xem xét phần tự bào chữa của bị cáo.” – cựu Chủ tịch Oceanbank trình bày.
Liên quan đối tượng phải bồi hoàn số tiền thiệt hại, theo bị cáo Thắm, chưa thể kết luận là không thể thu hồi được vì chưa thu hồi thì không thể nói không thu hồi được. Trước đó, Oceanbank đang tiến hành thu hồi thì dừng lại.
“Đến ngày hôm nay, bị cáo đã bị tạm giam 1.289 ngày. Suốt thời gian đó, bị cáo bị tạm giam ở hai trại T16 và T17, ở nhiều phòng giam, cùng nhiều bị can, bị cáo khác nhau, tội phạm ma túy cũng có, lừa đảo cũng có. Bị cáo được coi là có học hơn, có tuổi, được những người cùng phòng giam hỏi cách ứng xử với các cơ quan công tố. Bị cáo khuyên các anh em nên thành khẩn khai báo. Nhiều bạn bè của những anh em đó đã nghe lời, hợp tác với cơ quan điều tra. Bị cáo cũng đã thành khẩn khai báo, đại diện VKS cũng đã ghi nhận nhưng rất buồn tòa sơ thẩm lại không xem xét.” – bị cáo Thắm trình bày và mong muốn được hưởng khoan hồng.
“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Suốt 1.289 ngày qua và đến nay, trước HĐXX, bị cáo luôn thể hiện là “người chạy lại”. Xin HĐXX hãy giơ vòng tay ra cho bị cáo quay lại với gia đình, với xã hội. Bị cáo không phải đối tượng nguy hiểm mà phải cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội.” – cựu Chủ tịch Oceanbank nói lời cuối.
Nguyễn Xuân Sơn: “Xin hãy cứu một linh hồn con người tốt”
Tiếp sau bị cáo Thắm, cựu Tổng Giám đốc Oceanbank Nguyễn Xuân Sơn cũng gửi lời cám ở HĐXX, đại diện VKS, các luật sư bào chữa… Đặc biệt, bị cáo Sơn cảm ơn HĐXX vì đã có những nhìn nhận, đánh giá, điều hành phiên phúc thẩm thấm đẫm tính nhân văn.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn nói lời sau cùng.
“Bị cáo đang đối mặt án tử hình mà tòa sơ thẩm tuyên. Bị cáo thực sự xúc động vơi cách nhìn nhận, đánh giá của HĐXX. Bị cáo chỉ muốn trình bày về con người, về tính cách của bị cáo. Bản án sơ thẩm nhìn nhận, đánh giá, đẩy bị cáo thành hình ảnh quá khác biệt so với nhân cách, đạo đức của bị cáo. Bị cáo chỉ là người đi làm thuê nhưng bản án sơ thẩm bị đẩy lên ở vị trí chủ đạo, ngang hàng với Hà Văn Thắm. Bị cáo mong HĐXX thấu hiểu sự thật, thấu hiểu bản chất con người hiền lành chất phác của bị cáo, bị cáo không bao giờ nghĩ mình tư lợi.” – bị cáo Sơn trình bày.
Một lần nữa khẳng định bản thân không chiếm đoạt tài sản, cựu TGĐ Oceanbank Nguyễn Xuân Sơn nói thêm, trong 2 năm làm TGĐ, bị cáo chi 69 tỷ đồng ở khắp nơi. Số tiền này bị cáo nhận ở nhiều nơi, ở đâu cũng có giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch đi cùng để chi.
“Đó là sự thật, tại tòa sơ thẩm bị cáo đã nói rõ nhưng lại bị quy buộc chiếm đoạt toàn bộ số tiền đó. Bị cáo đã thành khẩn khai báo về 269 tỷ đã nhận. Sau phiên sơ thẩm, bị cáo đã khai báo chi tiết. Ngày 2/3, bị cáo đã có tờ trình gửi Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội, xin VKS ghi nhận rằng bị cáo đã rất thành khẩn khai báo chứ không giấu bất kỳ khoản chi nào, giấu bất kỳ ai được chi tiền trong khoản 269 tỷ đã chi. Bị cáo không còn có gì hơn có thể trình bày được nữa.” – bị cáo Sơn trình bày và mong VKS, HĐXX coi đó là tình tiết bị cáo đã ăn ăn hối lỗi, thành khẩn khai báo.
“Cuối cùng, xin HĐXX xem xét lại tội tham ô đối với bị cáo, xin hãy cứu lấy linh hồn một con người tốt cho xã hội, cho Đảng, cho dân. Xin cho bị cáo cơ hội được sống, có cơ hội tiếp tục làm những việc có ích cho xác hội, được đền bù những thiệt hại đã gây ra.” – cựu TGĐ Oceanbank nói.
Trình bày thêm về tình hình bệnh tật của bản thân và quá trình gia đình, bạn bè nỗ lực khắc phục hậu quả cho mình, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn một lần nữa xin HĐXX ghi nhận, không tuyên phạt bị cáo án tử hình.
Nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Minh Thu – cựu TGĐ Oceanbank – xin HĐXX xem xét về hoàn cảnh, động cơ, mục đích, tính chất, mức độ hành vi của bị cáo; xem xét sự thành khẩn, bị cáo chỉ làm công ăn lương, không tư lợi cá nhân, áp dụng chính sách khoan hồng đối với bị cáo.
Ngoài ra, cựu TGĐ Oceanbank cũng xin cho 2 cựu lãnh đạo của mình là Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn, xin tuyên cho bị cáo Sơn không bị tước đi mạng sống, không cách ly bị cáo Thắm ra khỏi xã hội.
Các bị cáo khác đều mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ, xem xét thái độ thành khẩn khai báo, từ đó giảm mức hình phạt đối với các bị cáo.
22h35 ngay 3/5, HĐXX nghi. 14h chiêu nay, ngay 4/5, toa tuyên an.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Một doanh nhân chi 32 tỷ đồng để "giúp" Nguyễn Xuân Sơn thoát án tử
Theo chủ tọa, nếu khắc phục được 3/4 tài sản tham ô, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn có thể được giảm từ án tử hình xuống chung thân. Luật sư của bị cáo Sơn thông tin, một doanh nhân sẽ cho gia đình bị cáo vay 32 tỷ đồng để bị cáo khắc phục hậu quả, thoát án tử hình.
Cựu Tổng Giám đốc Oceanbank thoát án tử?
Tại phần tranh luận phiên xử phúc thẩm đại án Oceanbank ngày 2/5, luật sư Trần Vũ Hải (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - cựu Tổng Giám đốc Oceanbank) đưa ra thông tin bất ngờ. Theo đó, một doanh nhân là bạn thân của bị cáo Sơn sẵn sàng chi 32 tỷ đồng để "cứu" bị cáo này thoát án tử hình. Ngoài ra, nhiều bạn bè khác của bị cáo Sơn cũng đã góp tiền để giúp đỡ bị cáo.
Cựu Tổng Giám đốc Oceanbank Nguyễn Xuân Sơn (áo trắng, hàng đầu) bị tòa cấp sơ thẩm tuyên án tử hình về tội "Tham ô tài sản".
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Sơn bị tuyên phạt án tử hình về hành vi tham ô 49 tỷ đồng. Số tiền này theo cáo buộc là 20% trong số 246 tỷ đồng thiệt hại tính theo tỷ lệ vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Oceanbank.
Luật sư Trần Vũ Hải cho biết, gia đình bị cáo Sơn sẽ tự lo 5 tỷ đồng, một doanh nhân là bạn thân của bị cáo Sơn sẽ cho vay 32 tỷ đồng để chuộc tài sản đã bị cơ quan điều tra kê biên. Số tiền 37 tỷ đồng vừa đủ để nộp khắc phục hậu quả, đúng bằng 3/4 số tiền 49 tỷ đồng bị cáo Sơn bị quy kết tham ô.
Trước đó, tại phần tranh luận trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thẩm phán Ngô Hồng Phúc - Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm - giải thích cho cựu TGĐ Oceanbank, nếu khắc phục được 3/4 tài sản tham ô, bị cáo Sơn có thể được giảm từ án tử hình xuống mức án chung thân, từ đó có thể giảm về mức án có thời hạn nếu cải tạo tốt.
Tự bào chữa sau đó, bị cáo Sơn cho biết, trong trường hợp vẫn bị kết tội "Tham ô tài sản", bị cáo này xin phép được dùng số tiền 20 tỷ đồng mà Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng PVN) sẽ bị buộc phải trả lại bị cáo tại một bản án khác để bồi hoàn một phần trong số tiền 49 tỷ đồng bị quy kết là tham ô. Mặt khác, bị cáo Sơn còn xin được bán một phần tài sản đã bị kê biên và tiền mặt trong tài khoản bị phong tỏa để bồi hoàn, khắc phục hậu quả đối với tội "Tham ô tài sản".
Tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bà Võ Thị Thanh Xuân (vợ bị cáo Sơn) đề nghị HĐXX phúc thẩm xem xét về số tài sản mà gia đình bà bị kê biên. Trước quy kết của cấp tòa sơ thẩm về tội "Tham ô tài sản" đối với bị cáo Sơn, bà Xuân khẳng định, bà sẵn sàng dùng tài sản riêng của mình để đền bù thay chồng với mong muốn chồng mình được hưởng lượng khoan hồng, không phải chịu mức án tử hình.
Bất ngờ bị triệu tập, nguyên Phó TGĐ Oceanbank khai gì?
Tại phiên xử sáng 2/5, HĐXX bất ngờ trở lại phần xét hỏi để làm rõ thêm một số vấn đề. Các bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang (nguyên Giám đốc khối khách hàng cá nhân), Nguyễn Thị Thu Ba (nguyên Giám đốc khối khách hàng bán lẻ) khai rằng, các bị cáo nhận chỉ đạo trực tiếp từ nguyên Phó Tổng Giám đốc Oceanbank Trần Thanh Quang. Ông Quang sau đó được triệu tập đến phiên xử chiều 2/5 để làm rõ các vấn đề liên quan.
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm.
Chiều 2/5, trả lời thẩm vấn của HĐXX, ông Trần Thanh Quang một mực phủ nhận lời khai của hai bị cáo trên. Ông Quang khẳng định mình không chỉ đạo cấp dưới chi lãi ngoài, cũng như chưa bao giờ nhận được chỉ đạo của Chủ tịch Hà Văn Thắm hay Tổng Giám đốc Nguyễn Minh Thu liên quan đến việc chi lãi ngoài.
Ông Quang cho biết, ông quản lý 3 khối IT, Marketing và Khối khách hàng bán lẻ. Hoạt động chung của từng khối do Giám đốc khối điều hành. Ông không biết Oceanbank chi lãi suất vượt trần từ bao giờ, chỉ nhớ từ năm 2009. Cả 3 khối do ông phụ trách đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
Về lời khai của 2 bị cáo Trang và Ba cho rằng các bị cáo đã thực hiện việc chi lãi ngoài theo chỉ đạo của mình, ông Quang trình bày, không phải đến phiên tòa này hai bị cáo trên mới nói ra việc đó.
"Tại cơ quan điều tra, hai chị, nhất là chị Trang, nói ra những câu chuyện không đúng sự thật về việc tôi chỉ đạo chị chi lãi ngoài, khiến tôi mất rất nhiều thời gian làm việc với cơ quan điều tra để giải thích rõ. Tôi hiểu chị Trang nói vậy sẽ làm nhẹ tội của chị ấy, nhưng như vậy không đúng sự thật cũng như đạo đức con người." - ông Quang nói trước tòa.
Được yêu cầu lên đối chất lời khai, bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang cho rằng, sự thật chỉ có một và bị cáo không thay đổi lời khai. Trong khi đó, ông Quang khẳng định, ông với CQĐT đã làm việc không ít hơn 5 lần.
"Có một lần đối chất với chị Trang và chị Thu Ba, chị Trang nói tôi tham gia cuộc họp bàn giao giữa chị Ba và chị Trang, tôi không đồng ý, vì tôi chưa tham gia cuộc họp nào như thế." - ông Quang trình bày.
Bị cáo Hà Văn Thắm trình bày trước tòa ngày 2/5.
Nêu quan điểm trước những mâu thuẫn trong lời khai các bị cáo và người liên quan, đại diện Viện Kiểm sát cho biết, VKS sẽ thể hiện quan điểm trong phần tranh tụng sau cùng, đồng thời yêu cầu ông Quang có mặt trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa.
Đề nghị triệu tập Cục C46 - Bộ Công an
Cũng trong phiên xử chiều 2/5, đại diện VKS đề nghị HĐXX triệu tập Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46 - Bộ Công an) đến tòa để làm rõ một số vấn đề. Theo đại diện VKS, bản án sơ thẩm đã đưa ra 7 kiến nghị đối với CQĐT, trong đó có kiến nghị về việc bị cáo Sơn đã chiếm đoạt hơn 246 tỷ trong số tiền hơn 1.576 tỷ bị thất thoát nhưng bị cáo chưa hợp tác, chưa thành khẩn khai nhận việc đã chi số tiền trên như thế nào, cho những ai. Việc này gây khó khăn cho việc thu hồi tài sản thất thoát.
Đại diện VKS cho rằng, 7 kiến nghị trong bản án sơ thẩm đều liên quan đến trách nhiệm của CQĐT - Bộ Công an. Từ đó,, đại diện VKS đề nghị đại diện C46 cho biết quan điểm về 7 kiến nghị này để VKS có cơ sở tranh luận.
Trước đề nghị của đại diện VKS, Chủ tọa phiên tòa giao Tổ thư ký liên hệ với đại diện C46 - Bộ Công an, yêu cầu 8h sáng 3/5 có mặt tại phiên tòa, có ý kiến để VKS và các luật sư nắm được những công việc của CQĐT liên quan đến 7 kiến nghị của HĐXX cấp sơ thẩm.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Phúc thẩm đại án Oceanbank: Bị cáo mang án tử tiếp tục kêu oan Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) tiếp tục kêu oan về 2 tội danh "Tham ô" và "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", đồng thời kháng cáo về bồi thường dân sự đối với tội danh "Cố ý làm trái...". Hà Văn Thắm: Ai tư...