Nỗi lo về xung đột thương mại hạ nhiệt, chứng khoán châu Á tiếp tục khởi sắc
Cổ phiếu tại châu Á tăng mạnh trong ngày 11/6 sau khi Mỹ đạt được một thỏa thuận với Mexico về thuế quan, xoa dịu một số nỗi lo về căng thẳng thương mại.
Chứng khoán châu Á tiếp tục phục hồi mạnh
Phần lớn các thị trường chứng khoán trong khu vực đều ghi nhận sắc xanh trong phiên giao dịch sớm ngày 11/6.
Cụ thể, chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản tăng 0,2%.
Tại thị trường Australia, chỉ số nhích 0,9%, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc cũng tăng 0,15%. Trong khi đó đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cộng 0,05%.
Chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên 11/6.
Chiến lược gia Masahiro Ichikawa của Sumitomo Mitsui DS Asset Management nhận xét: “sự nâng đỡ từ sự phát triển thương mại của Hoa Kỳ-Mexico có thể chỉ là tạm thời đối với thị trường chứng khoán”.
Đà phục hồi của thị trường cổ phiếu châu Á trong phiên giao dịch này vẫn bị hạn chế do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 10/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay ông đã sẵn sàng áp thêm thuế mới các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc nếu như ông không thể đạt được tiến triển trong đàm phán thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế lớn và mới nổi (G20) vào cuối tháng này.
Sau khi vòng đàm phán thứ 11 thương mại Mỹ – Trung tại Washington kết thúc hồi tháng 5 mà không đạt được thỏa thuận, ông Trump đã liên tục nói rằng ông dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 28 – 29/6 tới bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa xác nhận thông tin này.
Theo chiến lược gia Masahiro Ichikawa, tâm lý lo ngại về xung đột thương mại sẽ chiếm ưu thế trên thị trường cổ phiếu cho đến thời điểm kết thúc hội nghị thượng đỉnh G20. “Hiện không có gì đảm bảo rằng các vấn đề sẽ được cải thiện ngay cả khi các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20″, ông Ichikawa cho hay.
Video đang HOT
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá USD giảm
0,05% so với yen Nhật, xuống mức 1 USD đổi 108,370 yen sau khi tăng 0,2% trong phiên trước đó.
Chỉ số Dollar, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, giảm xuống còn 96,731 điểm sau khi tăng 0,2% trong phiên giao dịch ngày 10/6.
Dow Jones ghi nhận chuỗi phiên tăng dài nhất trong 13 tháng
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên ngày 10/6 kéo dài xu hướng tăng điểm của tuần trước. Chỉ số Dow Jones tăng phiên thứ 6 liên tiếp, đạt chuỗi phiên tăng dài nhất trong 13 tháng.
Lực đẩy cho các chỉ số chính trên sàn Phố Wall trong phiên này là việc Mỹ dừng “vô thời hạn” kế hoạch áp thuế quan lên hàng hóa Mexico và hai vụ sáp nhập doanh nghiệp quy mô lớn.
Trước đó, hôm 7/6 Mexico nhất trí với Mỹ về tăng cường nỗ lực ngăn chặn dòng người di cư từ Trung Mỹ tìm cách vượt biên trái phép vào Mỹ. Với thỏa thuận này, chính quyền Mỹ đình chỉ vô thời hạn một kế hoạch đưa ra trước đó về áp thuế quan 5% lên toàn bộ hàng hóa Mexico bắt đầu từ ngày 10/6.
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên ngày 10/6 kéo dài xu hướng tăng điểm của tuần trước.
Bên cạnh đó, một thương vụ sáp nhập khổng lồ đã được công bố vào ngày 10/6, khi tập đoàn United Technologies nhất trí hợp nhất mảng hàng không vũ trụ của mình với hãng công nghiệp quốc phòng Raytheon để tạo thành một công ty mới trị giá khoảng 121 tỷ USD.
Các chiến lược gia nhận định việc Tổng thống Donald Trump dừng áp thuế đối với hàng hóa Mexico đã khiến nhà đầu tư phấn chấn. Chỉ số S&P 500 hiện chỉ còn cách 2% nữa là trở lại mức kỷ lục thiết lập hồi đầu tháng 5.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng cả ba chỉ số đề kết thúc phiên đầu tuần ở mức thấp hơn nhiều so với mức cao trong phiên, và lo ngại phiên tăng này có thể chỉ là kết quả của những tia hy vọng thay vì dựa trên tình hình thực tế.
“Tất cả chỉ là một phiên mang tính chất giải tỏa vì Mỹ không áp thuế lên Mexico”, nhà quản lý danh mục Paul Nolte thuộc Kingsview Asset Management cho biết.
Tranh chấp thương mại Mỹ – Trung vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, và giới đầu tư có thể đã lạc quan thái quá về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất – chuyên gia Nolte nói. “Chỉ mong là FED sẽ có tín hiệu gì đó trong cuộc họp vào tuần tới”.
Một trong những nhân tố giúp thị trường Phố Wall phục hồi trong những phiên gần đây là hy vọng FED sẽ có một hoặc hai đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2019 để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của căng thẳng thương mại đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Chiến lược gia Michael O’Rourke thuộc JonesTrading nhận xét: “Có khả năng thị trường sẽ thất vọng nếu FED không phát tín hiệu giảm lãi suất.
Chốt phiên gia dịch, Dow Jones tăng 0,3%, đạt 26.062,68 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,47%, đạt 2.886,73 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,055, đạt 7.823,17 điểm.
Đây là phiên tăng thứ 6 liên tục của Dow Jones, chuỗi phiên tăng dài nhất của chỉ số này kể từ tháng 5/2018.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu tăng giá nhiều gấp 1,61 lần số mã giảm. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 1,85 lần.
Có tổng cộng 6,45 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng thành công ở Phố Wall phiên này, so với mức bình quân 6,99 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất./.
Theo kinhtedothi.vn
Nỗi lo về Huawei giảm bớt, chứng khoán Mỹ tăng điểm
Cổ phiếu công nghệ giúp thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tạm nới trừng phạt công ty Trung Quốc Huawei. Động thái của Washington giúp giải tỏa bớt nỗi lo của giới đầu tư về sức ép đối với lợi nhuận tương lai của các công ty công nghệ.
Một nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Reuters.
Trong phiên ngày thứ Hai, cổ phiếu các hãng sản xuất con chip, trong đó có nhiều hãng là nhà cung cấp của Huawei, bị bán tháo do ảnh hưởng của lệnh cấm mà Mỹ đưa ra đối với Huawei vào tuần trước. Tuy nhiên, vào cuối ngày thứ Hai, Chính phủ Mỹ cấp cho Huawei một giấy phép tạm thời để tiếp tục mua linh kiện và công nghệ Mỹ cho tới ngày 19/8.
Nhờ đó, áp lực bán đối với cổ phiếu con chip cũng dịu đi trong phiên ngày thứ Ba. Chỉ số Philadelphia Semiconductor Index, một thước đo giá cổ phiếu con chip tăng 2,1%, kết thúc chuỗi ba phiên giảm trước đó.
Cổ phiếu của các nhà cung cấp Mỹ lớn của Huawei, gồm Intel, Qualcomm, Xilin và Broadcom đồng loạt tăng từ 1-4,6%.
Toàn nhóm công nghệ tăng 1,2%, trở thành cú huých tăng điểm mạnh nhất của chỉ số S&P 500.
"Nhóm này đã khốn đốn mấy ngày qua, nhưng phiên này áp lực đã giải tỏa", chiến lược gia Keith Lerner thuộc SunTrust Advisory Services nhận định. "Vụ Huawei đã phủ một đám mây lớn lên ngành công nghệ. Có rất nhiều công ty có mối quan hệ với Huawei".
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 0,77%, đạt 25.877,33 điểm. S&P 500 tăng 0,85%, đạt 2.864,36 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,08%, đạt 7.785,72 điểm.
Dù hồi phục phiên này, S&P 500 vẫn đang trên đà hoàn tất tháng giảm đầu tiên trong năm nay. Chỉ số hiện giảm khoảng 3% so với mức kỷ lục mọi thời đại thiết lập vào hôm 1/5, do nỗi lo gia tăng về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài.
Trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P 500, duy nhất chỉ có nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu giảm phiên ngày thứ Ba, với mức giảm 0,3%.
Cổ phiếu hợp Kohl's và JC Penny sụt giảm tương ứng 12,3% và 7% sau khi hai công ty bách hóa tổng hợp báo kết quả kinh doanh quý 1 không đạt kỳ vọng.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu tăng giá nhiều gấp gần 3,6 lần số mã giảm. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 2,3 lần.
Có tổng cộng 6,09 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng thành công trên các sàn giao dịch ở Mỹ phiên này, so với mức trung bình 6,97 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Theo vneconomy.vn
Nhà đầu tư lo vụ Huawei, chứng khoán Mỹ sụt điểm Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, khi các hạn chế mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đặt ra đối với công ty Trung Quốc Huawei gây sức ép lên các cổ phiếu công nghệ và đặt ra nguy cơ thổi bùng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nhà...