Nỗi lo rắn cắn
Ngày 4-9, nhiều người dân sống gần khu vực Trường ĐH Y dược Cần Thơ (P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ) hoang mang về chuyện nhiều người bị rắn cắn.
Ngày 3-9, ông Trần Tấn Lợi (ở tổ 8, khu vực 3, P.An Khánh) bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân. Dù được người dân sơ cứu, đưa đi cấp cứu nhưng ông Út vẫn sốt cao, chân tê cứng và không đi lại được. Gần đó, bà Đỗ Thị Trâm nói rắn độc còn chui vào mùng cắn đứa cháu là sinh viên đang ngủ.
Gia đình đập chết con rắn, đem xác nó đến bệnh viện và được bác sĩ xác định đó là rắn tre, cho thuốc giải độc, cứu sống cháu bà.Ông Phan Văn Út – cán bộ về hưu, có nhà nằm cách phòng thí nghiệm của khoa dược trường này khoảng 400m – nói trong tháng qua ông đã đập chết ba con rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà ông.
Người hàng xóm của ông cũng đập chết hai con rắn có thân dài 0,8m, đầu to như ngón chân cái và đuôi có màu đỏ. Người dân nói nơi rắn ở nhiều nhất là các khu đất trống cỏ cây um tùm thuộc dự án “treo” rộng trên 10ha của Trường ĐH Y dược và các dự án “treo” ở khu vực lân cận khác.
Đến đêm, rắn bò vào nhà cắn người và chó nuôi. Theo bà Lê Ngọc Thanh (ở khu vực 3), bà đã đập chết hàng chục con rắn lục đuôi đỏ.Dù nhiều người dân bức xúc cho rằng hàng trăm con rắn độc đã bò ra từ phòng thí nghiệm khoa dược của Trường ĐH Y dược nhưng trường đã bác bỏ tin này.
Ông Phan Văn Kim, bảo vệ phòng thí nghiệm khoa dược, đưa chúng tôi đến từng bộ phận của phòng và khẳng định không có con rắn nào trong phòng. Nhóm sinh viên năm cuối khoa dược đang thực hành tại phòng thí nghiệm cũng cho biết năm năm học tại trường chưa lần nào làm thí nghiệm trên rắn.
Ông Lê Hồng Phước, phó phòng quản trị thiết bị Trường ĐH Y dược Cần Thơ, nói: “Nhà trường chỉ mua cóc, chuột, thỏ làm thí nghiệm, chưa bao giờ làm thí nghiệm trên loài rắn”.
Theo ông Lê Hoàng Vũ – phó chủ tịch UBND P.An Khánh, phường đang đề nghị các chủ đầu tư có dự án “treo” chưa thực hiện phải phát quang làm sạch các khu đất trống để trừ diệt rắn. Trước mắt, trạm y tế phường sẽ thông tin tuyên truyền cách phòng trừ sơ cứu khi bị rắn độc cắn.
Theo VNE
Trăn trở nỗi lo những bến đò ngang mùa tựu trường
Không thuận lợi như các bạn học sinh thành phố, trẻ em nhiều nơi thuộc ĐBSCL muốn đến trường phải liều mình qua sông trên những phương tiện không đảm bảo an toàn. Những tai nạn đau thương không phải chưa từng xảy ra!
Nhắc đến ĐBSCL, hình ảnh đầu tiên người ta nhớ đến là những cây cầu khỉ dài mong manh, bắc qua những con kênh. Trẻ ĐBSCL muốn đến trường, có thể phải qua cầu khỉ, nhưng cũng có thể phải vượt sông rộng bằng những chiếc thuyền nhỏ, ghe,... chòng chành ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
Một hình ảnh ghi nhận tại xã vùng sâu của huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Cần Thơ
Video đang HOT
Những ngày đầu năm học mới 2012 - 2013, PV Dân trí có dịp đến các huyện, xã vùng sâu của Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp,... chứng kiến hàng trăm em học sinh từ tiểu học đến THPT, hàng ngày phải liều mình qua sông trên những chiếc đò ngang lèn kín người, không có phương tiện bảo vệ.
Đặng Thị Bảo Trân, một nữ sinh lớp 12A7 trường THPT Nguyễn Việt Hồng, đang đứng trên bến phà Vàm Bà Hiệp (huyện Phong Điền, Cần Thơ), đợi sang sông cho biết: "Tụi em sinh ra đã thấy sông nước nhưng đi trên chiếc đò quá đông người, không áo phao, thì cũng thấy lo lắm. Nhưng vì muốn đến trường thì phải liều thôi chứ không còn cách nào khác!".
Mỗi ngày tại bến phà này có hàng trăm bạn học sinh từ tiểu học đến THPT qua sông. Nguy hiểm hơn, trên đoạn sông này (từ Vàm Bà Hiệp đến bến đò Gạch Cái Sung) có nhiều chiếc đò ngang tự phát, dùng ghe tam bản để đưa người và học sinh qua sông, rất nguy hiểm.
Anh Lê Phước Hồng - ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) - cho biết: "Về các tỉnh miền Tây này, đi sâu vào các xã vùng sâu, kênh rạch chằng chịt. Vì thế hàng ngày các em học sinh phải qua 1, 2 con đò đi học là chuyện bình thường. Nhưng đáng lo nhất là các bến đò tự phát, phương tiện thô sơ, nhỏ, không áo phao,... Vì thấy tiện, đỡ tốn thời gian chờ đợi nên nhiều em cứ lên đò qua sông. Vì vậy, theo tôi trước khi áp dụng việc mặc áo phao gì đó, cơ quan chức năng cần mạnh tay với các bến đò 3 không này (không phép, không bằng lái, không áo phao - PV) để tránh những điều đáng tiếc xảy ra".
Từ ngày 15/7 vừa qua, Thông tư 15/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông - Vận tải đã quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông bắt đầu có hiệu lực, nhưng ở vùng sông nước mênh mông này, quy định đó vẫn còn quá xa vời.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Tiến Dũng - Trưởng phòng Quản lí kết cầu hạ tầng thuộc Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ - cho biết: "Trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 106 bến đò đang hoạt động, đa số các bến đò đều trang bị đầy đủ phao cứu sinh, dụng cụ nổi. Trước khi thông tư 15 của Bộ Giao thông Vận tải có hiệu lực, đơn vị đã triển khai cho tất cả các bến đò. Tuy nhiên để người dân có ý thức mặc áo phao hay cầm dụng cụ nổi khi xuống phà qua sông, sắp tới thành phố sẽ tập trung tuyên truyền, kiểm tra liên tục trong 3 tháng, giúp người dân và chủ bến đò hiểu rằng việc mặc áo phao, cầm dụng cụ nổi khi đi phương tiện đường thủy cũng có ý nghĩa quan trọng như người đi xe máy đội mũ bảo hiểm".
Ông Dũng cũng cho biết thêm, riêng những bến đò trên địa bàn Cần Thơ có lưu lượng học sinh qua lại nhiều, đơn vị kết hợp với Ban An toàn giao thông thành phố tăng cường công tác kiểm tra và bắt buộc các bến đò này trang bị áo phao, dụng cụ nổi đầy đủ cho các em học sinh và cả hành khách, phòng ngừa những bất trắc xảy ra.
Được biết, trước thềm năm học mới, Ban An toàn giao thông của một số tỉnh thuộc ĐBSCL đã cấp phát miễn phí hàng ngàn dụng cụ nổi, áo phao cho học sinh vùng sâu, vùng xa qua sông tìm chữ mỗi ngày.
Tại huyện Phong Điền - Cần Thơ, hình ảnh đò tự phát chở người qua sông hoặc cha mẹ dùng ghe tam bản đưa con qua sông đi học vẫn thường xuất hiện
Vì thấy tiện, ít mất thời gian nên nhiều học sinh vẫn chọn cách qua sông bằng đò nhỏ
Những bến đò tự phát "3 không" tiềm ẩn nhiều rủi ro
Ở nhưng bến phà lớn tuy an toàn hơn nhưng phải chờ đợi và chen lấn
Trong 106 bến phà ở Cần Thơ, duy nhất có bến phà qua sông Hậu của anh Huỳnh Quang Thoại là có phát áo phao cho hành khách. Nhưng cũng phải năn nỉ lắm người dân mới chịu cầm trên tay chứ hiếm có ai mặc lên người.
Không thuận lợi như các bạn học sinh thành phố, trẻ em nhiều nơi thuộc ĐBSCL muốn đến trường phải liều mình qua sông trên những phương tiện không đảm bảo an toàn. Những tai nạn đau thương không phải chưa từng xảy ra!
Nhắc đến ĐBSCL, hình ảnh đầu tiên người ta nhớ đến là những cây cầu khỉ dài mong manh, bắc qua những con kênh. Trẻ ĐBSCL muốn đến trường, có thể phải qua cầu khỉ, nhưng cũng có thể phải vượt sông rộng bằng những chiếc thuyền nhỏ, ghe,... chòng chành ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
Một hình ảnh ghi nhận tại xã vùng sâu của huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Cần Thơ
Những ngày đầu năm học mới 2012 - 2013, PV Dân trí có dịp đến các huyện, xã vùng sâu của Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp,... chứng kiến hàng trăm em học sinh từ tiểu học đến THPT, hàng ngày phải liều mình qua sông trên những chiếc đò ngang lèn kín người, không có phương tiện bảo vệ.
Đặng Thị Bảo Trân, một nữ sinh lớp 12A7 trường THPT Nguyễn Việt Hồng, đang đứng trên bến phà Vàm Bà Hiệp (huyện Phong Điền, Cần Thơ), đợi sang sông cho biết: "Tụi em sinh ra đã thấy sông nước nhưng đi trên chiếc đò quá đông người, không áo phao, thì cũng thấy lo lắm. Nhưng vì muốn đến trường thì phải liều thôi chứ không còn cách nào khác!".
Mỗi ngày tại bến phà này có hàng trăm bạn học sinh từ tiểu học đến THPT qua sông. Nguy hiểm hơn, trên đoạn sông này (từ Vàm Bà Hiệp đến bến đò Gạch Cái Sung) có nhiều chiếc đò ngang tự phát, dùng ghe tam bản để đưa người và học sinh qua sông, rất nguy hiểm.
Anh Lê Phước Hồng - ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) - cho biết: "Về các tỉnh miền Tây này, đi sâu vào các xã vùng sâu, kênh rạch chằng chịt. Vì thế hàng ngày các em học sinh phải qua 1, 2 con đò đi học là chuyện bình thường. Nhưng đáng lo nhất là các bến đò tự phát, phương tiện thô sơ, nhỏ, không áo phao,... Vì thấy tiện, đỡ tốn thời gian chờ đợi nên nhiều em cứ lên đò qua sông. Vì vậy, theo tôi trước khi áp dụng việc mặc áo phao gì đó, cơ quan chức năng cần mạnh tay với các bến đò 3 không này (không phép, không bằng lái, không áo phao - PV) để tránh những điều đáng tiếc xảy ra".
Từ ngày 15/7 vừa qua, Thông tư 15/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông - Vận tải đã quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông bắt đầu có hiệu lực, nhưng ở vùng sông nước mênh mông này, quy định đó vẫn còn quá xa vời.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Tiến Dũng - Trưởng phòng Quản lí kết cầu hạ tầng thuộc Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ - cho biết: "Trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 106 bến đò đang hoạt động, đa số các bến đò đều trang bị đầy đủ phao cứu sinh, dụng cụ nổi. Trước khi thông tư 15 của Bộ Giao thông Vận tải có hiệu lực, đơn vị đã triển khai cho tất cả các bến đò. Tuy nhiên để người dân có ý thức mặc áo phao hay cầm dụng cụ nổi khi xuống phà qua sông, sắp tới thành phố sẽ tập trung tuyên truyền, kiểm tra liên tục trong 3 tháng, giúp người dân và chủ bến đò hiểu rằng việc mặc áo phao, cầm dụng cụ nổi khi đi phương tiện đường thủy cũng có ý nghĩa quan trọng như người đi xe máy đội mũ bảo hiểm".
Ông Dũng cũng cho biết thêm, riêng những bến đò trên địa bàn Cần Thơ có lưu lượng học sinh qua lại nhiều, đơn vị kết hợp với Ban An toàn giao thông thành phố tăng cường công tác kiểm tra và bắt buộc các bến đò này trang bị áo phao, dụng cụ nổi đầy đủ cho các em học sinh và cả hành khách, phòng ngừa những bất trắc xảy ra.
Được biết, trước thềm năm học mới, Ban An toàn giao thông của một số tỉnh thuộc ĐBSCL đã cấp phát miễn phí hàng ngàn dụng cụ nổi, áo phao cho học sinh vùng sâu, vùng xa qua sông tìm chữ mỗi ngày.
Tại huyện Phong Điền - Cần Thơ, hình ảnh đò tự phát chở người qua sông hoặc cha mẹ dùng ghe tam bản đưa con qua sông đi học vẫn thường xuất hiện
Vì thấy tiện, ít mất thời gian nên nhiều học sinh vẫn chọn cách qua sông bằng đò nhỏ
Những bến đò tự phát "3 không" tiềm ẩn nhiều rủi ro
Ở nhưng bến phà lớn tuy an toàn hơn nhưng phải chờ đợi và chen lấn
Trong 106 bến phà ở Cần Thơ, duy nhất có bến phà qua sông Hậu của anh Huỳnh Quang Thoại là có phát áo phao cho hành khách. Nhưng cũng phải năn nỉ lắm người dân mới chịu cầm trên tay chứ hiếm có ai mặc lên người.
Theo Dantri
Cứu người TNGT: Nỗi lo "làm ơn mắc oán" Một thanh niên bị tai nạn giao thông nằm bất tỉnh ngay giữa đường phố. Từng dòng người qua lại nhưng không ai dừng xe để đưa nạn nhân đi cấp cứu. Sự thờ ơ, vô cảm với nỗi đau người khác dường như trở thành chuyện quá đỗi bình thường (!?). Lạnh lùng nhìn người TNGT Mới đây nhất là vụ tai...