Nỗi lo quản trị Vinaconex nhìn từ một thương vụ kín tiếng
Áp lực tài chính đối với nhóm nhà đầu tư An Quý Hưng là rất lớn. Nếu tính theo chi phí lãi vay, tổng mức đầu tư ở thời điểm hiện tại có thể lên tới cả chục nghìn tỷ đồng.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam ( Vinaconex) vừa được tổ chức cuối tháng 6 vừa qua. Không bất ngờ, Đại hội tiếp tục ghi nhận phong cách điều hành cứng rắn, có phần độc đoán của ban lãnh đạo hiện hành.
Sự cứng rắn đó, nhìn rộng ra, đã là phong cách điều hành của nhóm cổ đông lớn An Quý Hưng tại Vinaconex từ sau khi Nhà nước thoái vốn vào cuối năm 2018.
Khi đó, cái tên An Quý Hưng gây rúng động thị trường khi bỏ tới 7.400 tỷ đồng mua trọn lô 57,71% cổ phần Vinaconex từ SCIC. Số tiền tương đương 2,5 lần vốn pháp định của một ngân hàng thương mại không khỏi đặt ra băn khoăn An Quý Hưng, hay đứng sau doanh nghiệp này là ai. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm ngoái (khi cổ đông còn được phát biểu), Chủ tịch Đào Ngọc Thanh cho biết An Quý Hưng đại diện cho một nhóm nhà đầu tư, nhưng nhóm nhà đầu tư là ai thì ông không đề cập chi tiết.
Dù vậy, có những tín hiệu rõ nét cho thấy nhóm này đã và đang “căng tiền” sau thương vụ M&A Vinaconex. Đó là việc An Quý Hưng cùng công ty con An Quý Hưng Land huy động bất thành 5.300 tỷ đồng trái phiếu, dù đã thế chấp toàn bộ cổ phần Vinaconex và đẩy lãi suất lên 12%/năm. Hay đáng chú ý hơn, vào đầu năm ngoái, Vinaconex với sự chi phối của nhóm An Quý Hưng đã ban hành quy chế tài chính mới, trong đó cho phép Chủ tịch HĐQT quyết giao dịch tới 1.000 tỷ đồng, Tổng giám đốc quyết tới 500 tỷ đồng.
Dù gặp sự phản đối quyết liệt với từ các cổ đông lớn khác, song quy chế mới vẫn được ban hành. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm ngoái, ông Đào Ngọc Thanh khẳng định: “Tôi đã ký được đồng nào đâu mà cứ bảo rút ruột, thụt két. Mà có thiệt hại, thì chúng tôi bỏ ra 7.400 tỷ mua cổ phần cơ mà, cứ lấy đó mà trừ”.
Tại ĐHĐCĐ 2020 vừa qua, vấn đề này không còn được ông Đào Ngọc Thanh đề cập, không rõ là bởi cổ đông không còn chất vấn (ông Thanh yêu cầu viết câu hỏi vào phiếu, không cho chất vấn trực tiếp), hay trên thực tế, lãnh đạo Vinaconex đã áp dụng quy chế tài chính mới.
Cái bắt tay với “người quen” Chu Đức Lượng
Ngày 20/8/2019, Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Đông ký tờ trình số 15464/2019/TTr-ĐT về phương án hợp tác đầu tư dự án Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hoà Phú tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
Video đang HOT
Chỉ 3 ngày sau, Chủ tịch HĐQT Đào Thanh ngày 23/8/2019 có Quyết định số 0586/2019/QĐ-HĐQT phê duyệt thương vụ đầu tư này. Việc phê duyệt do đơn phương Chủ tịch Đào Ngọc Thanh ký, không căn cứ theo Biên bản họp HĐQT.
Theo phương án đầu tư, dự án Khu công nghiệp Hoà Phú có diện tích 207,45ha, vốn đầu tư 1.933 tỷ đồng. Vinaconex góp vốn với đối tác Công ty TNHH Hoà Phú Invest để triển khai với tỷ lệ góp vốn 45:55.
Đáng chú ý, dù nắm non nửa phần vốn, song Vinaconex không cử người quản lý, điều hành mà “uỷ quyền cho Hoà Phú Invest chủ động thực hiện triển khai các công việc đầu tư của dự án”. Trong trường hợp Vinaconex có nhu cầu rút vốn sớm, Hoà Phú Invest cam kết trả thêm phần lãi 10%/năm.
Việc TGĐ và Chủ tịch HĐQT cùng nhau trình và phê duyệt khoản góp vốn lên tới 870 tỷ đồng gây ra không ít lo ngại cho các cổ đông của Vinaconex. Tại phương án đầu tư, không có nhiều điều khoản chi tiết về kiểm soát sử dụng vốn hay hiệu quả đầu tư, mà mang nhiều đặc tính của một khoản cho vay không tài sản đảm bảo.
Những nỗi lo này còn lớn hơn bội phần, khi biết rằng Công ty TNHH Hoà Phú Invest, pháp nhân nhận 870 tỷ đồng từ Vinaconex, là thành viên 100% vốn của CTCP Tập đoàn Phú Mỹ của doanh nhân Chu Đức Lượng.
Tập đoàn Phú Mỹ là một trong số các nhà đầu tư thuộc nhóm An Quý Hưng đã tham gia thương vụ thâu tóm Vinaconex. Cụ thể, ngày 5/11/2018, tức là trước phiên đấu giá 2 tuần, Phú Mỹ và An Quý Hưng đã ký hợp đồng liên danh nhà đầu tư số 11/2018. Sau đó, Phú Mỹ chuyển 630 tỷ đồng cho An Quý Hưng để mua cổ phần Vinaconex. Số tiền này, tính theo giá trúng 28.900 đồng/CP, tương đương với khoảng 4,9% vốn Vinaconex.
Cập nhật tới đầu tháng 3/2020, số cổ phiếu này vẫn được “giữ” ở An Quý Hưng. Trong khi đó, vợ chồng doanh nhân Chu Đức Lượng – Nguyễn Thị Diệu Hiền đã gom thêm gần nửa triệu cổ phiếu Vinaconex.
Như đã lưu ý, áp lực tài chính đối với nhóm nhà đầu tư An Quý Hưng là rất lớn. Nếu tính theo chi phí lãi vay, tổng mức đầu tư ở thời điểm hiện tại có thể lên tới cả chục nghìn tỷ đồng. Và việc Vinaconex, bằng nhiều hình thức, “nắn” dòng tiền ngược về nhóm chủ chi phối không phải diễn biến quá bất ngờ.
Biết thêm rằng, năm 2019, Vinaconex đạt lợi nhuận khá cao, 787 tỷ đồng, song lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lại âm tới 1.493 tỷ đồng (năm 2018 chỉ âm 50 tỷ đồng), có nghĩa rằng doanh nghiệp này báo lãi nhưng không thu được tiền.
Ba tháng đầu năm 2020, một thông tin bất ngờ khác là dù ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính lên tới 633 tỷ đồng, chủ yếu từ thương vụ thoái vốn khỏi CTCP Đầu tư và Phát triển Năng lượng Vinaconex, song ban lãnh đạo Vinaconex lại dùng phần lớn (495 tỷ đồng) để trích lập dự phòng phải thu khó đòi, trong khi cả năm 2018 thậm chí còn hoàn nhập 2 tỷ đồng.
Những diễn biến này mang tới nhiều băn khoăn cho cổ đông Vinaconex. Trong thời gian tới, không loại trừ tổng công ty này sẽ tiếp tục gia tăng các hoạt động có tính chất tương tự, bởi trên thực tế, nhóm nhà đầu tư đứng đầu bởi An Quý Hưng đã sở hữu quá 65% cổ phần Vinaconex, trong đó trực tiếp An Quý Hưng nắm 57,7%, còn nhóm CTCP Tập đoàn Picenza Việt Nam sở hữu khoảng gần 8%.
An Quý Hưng làm ăn ra sao sau một năm làm cổ đông lớn nhất tại Vinaconex (VCG)?
Trong cơ cấu nợ, khoản phải trả dài hạn khác chiếm đến hơn 92% tổng nợ của doanh nghiệp, ở mức 6.943 tỷ đồng chủ yếu phát sinh từ thương vụ mua 57,7% cổ phần của Vinaconex từ SCIC vào cuối năm 2018.
Doanh thu giảm, lợi nhuận đột biến
Theo báo cáo tài chính năm 2019 - năm đầu tiên với vai trò là cổ đông nắm giữ hơn 57% cổ phần Vinaconex, Công ty TNHH An Quý Hưng ghi nhận hơn 566 tỷ đồng doanh thu, giảm 13,3% so với năm trước.
Chi phí lãi vay tăng cao từ 17,5 tỷ đồng lên 53,5 tỷ đồng tuy nhiên doanh thu tài chính cũng tăng mạnh gấp 14 lần năm ngoái, lên mức 49,7 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế của An Quý Hưng tăng đột biến lên 17,9 tỷ đồng, gấp gần 14 lần kết quả đạt được năm 2018.
Nhìn lại giai đoạn 3 năm trở lại đây có thể thấy kết quả kinh doanh của doanh của An Quý Hưng trồi sụt khá thất thường.
Ghi nhận trên báo cáo tài chính năm 2017, công ty đạt 956 tỷ đồng doanh thu thuần và 62,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, sang năm 2018, các chỉ tiêu kinh doanh đồng loạt sụt giảm mạnh với doanh thu thuần giảm 32%, còn 653 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm tới 98% chỉ còn vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng.
Nợ phải trả giảm còn hơn 7.500 tỷ đồng
Ghi nhận trên báo cáo, các chỉ tiêu tài chính năm 2019 của An Quý Hưng cũng có sự biến động mạnh trong đó đáng chú ý khoản nợ phải trả giảm tới hơn 4.500 tỷ đồng so với đầu kỳ, xuống còn 7.511 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn giảm gần 3.700 tỷ đồng trong khi nợ dài hạn giảm gần 1.000 tỷ đồng.
Nguồn tiền trả nợ chủ yếu đến từ việc thu hồi công nợ trong năm qua với khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh 4.185 tỷ đồng so với đầu năm, xuống 98 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ, khoản phải trả dài hạn khác chiếm đến hơn 92% tổng nợ của doanh nghiệp, ở mức 6.943 tỷ đồng chủ yếu phát sinh từ thương vụ mua 57,7% cổ phần của Vinaconex từ SCIC vào cuối năm 2018.
Trong năm 2019, Vinaconex đã chi 530 tỷ đồng trả cổ tức của năm 2018 theo 2 đợt với tổng tỷ lệ 12% bằng tiền (01 cổ phiếu nhận 1.200 đồng). Là cổ đông lớn nhất nắm giữ tới 57,7% cổ phần, An Quý Hưng nhận về gần 306 tỷ đồng cổ tức qua đó phần nào giảm bớt áp lực về mặt tài chính.
Vinaconex âm dòng tiền gần 1.500 tỷ đồng
Thương vụ "thâu tóm" Vinaconex của An Quý Hưng đã tạo ra một nghịch lý khi một công ty nhỏ "ít tên tuổi" đã vượt qua nhiều đối thủ để trở thành công ty mẹ của một doanh nghiệp lớn như Vinaconex. Tổng giá trị thương vụ lên tới 7.367 tỷ đồng, tương ứng số tiền An Quý Hưng chi ra cao hơn 2.000 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm của SCIC.
Ở thời điểm thâu tóm, quy mô của An Quý Hưng quá nhỏ so với mức vốn hóa 12.000 tỷ đồng của Vinaconex. Theo hồ sơ thẩm định đấu giá được công bố, đầu năm 2018, An Quý Hưng chỉ có tài sản ngắn hạn gần 550 tỷ đồng, dài hạn 450 tỷ đồng và tổng cộng nguồn vốn gần 1.000 tỷ đồng. Điều này khiến giới đầu tư lo ngại về nguồn tiền thực hiện thương vụ của An Quý Hưng. Nhiều khả năng khoản tiền này được An Quý Hưng vay từ bên thứ 3 để thâu tóm Vinaconex.
Đáng chú ý, chỉ sau một năm hoạt động "dưới trướng" An Quý Hưng, Vinaconex đã "lún sâu" trong tình trạng âm dòng tiền kinh doanh. Ghi nhận trên BCTC riêng năm 2019, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ từ âm 285 tỷ đồng năm 2018 đã lên thành âm 1.123 tỷ đồng. Con số này trên báo cáo hợp nhất lên đến âm 1.493 tỷ đồng trong khi năm trước chỉ âm 50 tỷ đồng.
Cùng với đó, hoạt động kinh doanh của Vinaconex cũng chưa có sự đột phá, lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động tài chính như cổ tức và lãi tiền gửi, cho vay, thu nhập từ thanh lý các khoản đầu tư, lãi đánh giá lại tài sản góp vốn và các hoạt động kinh doanh bất thường như hoàn nhập dự phòng.
Ngày 29/6, Vinaconex sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 nhằm thảo luận một số nội dung đáng chú ý như kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020, chào bán cổ phiếu tăng vốn điều lệ, chuyển sàn niêm yết HoSE...
Dư âm phiên họp năm 2019 ám ảnh phiên họp thường niên năm 2020 của Vinaconex Phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Vinaconex sẽ được tổ chức vào ngày 29/6 tiếp tục được cổ đông và giới đầu tư quan tâm không chỉ do dư âm của phiên họp thường niên năm 2019 mà cổ đông và giới đầu tư cũng muốn nhìn thấy thay đổi của Vinaconex sau hơn 1 năm nằm...