Nỗi lo khi dậy thì muộn
Tuổi dậy thì là lúc cơ thể phát triển từ một đứa trẻ thành người lớn. Tuổi dậy thì diễn ra trong nhiều năm và độ tuổi mà nó bắt đầu và kết thúc cũng khác nhau với mỗi người.
Con gái thường bắt đầu từ 13 tuổi, con trai thường 15 tuổi, một số người có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Khi con gái 16 tuổi, con trai khoảng 18 tuổi mà chưa thấy có dấu hiệu dậy thì, thì có thể nghĩ đến dậy thì muộn.
Ảnh minh họa
Dậy thì muộn có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố như: di truyền, bệnh mạn tính, vấn đề về tuyến yên, tuyến giáp, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý…
Nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ tới khi thấy trẻ dậy thì muộn là do gene di truyền, khi trong gia đình có bố mẹ, cô dì chú, anh em, chị em, hoặc anh em họ (gần) chậm dậy thì. Với trường hợp này thì không cần biện pháp can thiệp. Trẻ sẽ phát triển sau so với bạn cùng tuổi và không ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của cơ thể cũng như khả năng sinh sản.
Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra khi tuyến yên hoặc tuyến giáp – các tuyến sản xuất hormon quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể gặp vấn đề.
Một số người dậy thì muộn do có nhiễm sắc thể bất thường, khiến ADN “lập trình” kế hoạch phát triển của cơ thể cũng trục trặc.
Trẻ mắc một số bệnh mạn tính cũng có thể gây ra sự chậm trễ trong tuổi dậy thì như: đái tháo đường, bệnh thận hoặc hen suyễn, vì những bệnh này có thể làm chậm quá trình phát triển của cơ thể. Khi con mắc những bệnh như vậy, gia đình nên cho con đi khám để bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị giúp con vượt qua tuổi dậy thì một cách bình thường.
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong vấn đề dậy thì sớm hay muộn. Một người đang bị suy dinh dưỡng cũng có thể phát triển muộn hơn những người có một chế độ ăn uống cân bằng đủ chất. Trường hợp ăn không đủ bữa, biếng ăn, rối loạn ăn uống hay thường xuyên áp dụng chế độ giảm cân quá mức sẽ khiến cơ thể không thể phát triển với tốc độ bình thường được.
Video đang HOT
Về cơ bản, dậy thì muộn không ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể nhưng lại dễ ảnh hưởng tâm lý. Vì vậy, nếu thấy con có dấu hiệu dậy thì muộn, nên đi khám để được tư vấn cụ thể.
Biến chứng nguy hiểm do cường giáp
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và tăng trưởng của cơ thể. Khi tuyến giáp bị rối loạn sẽ sinh ra cường giáp hoặc suy giáp.
Nhận biết bệnh cường giáp
Cường giáp là một hội chứng, tức là không phải một bệnh riêng biệt. Có nhiều bệnh gây ra hội chứng này, trong đó có thể kể đến bệnh Basedow - bệnh cường giáp hay gặp nhất với bướu cổ có lồi mắt, cường giáp; cường giáp do bướu nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp...
Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormon tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân...
Các triệu chứng bệnh cường giáp bao gồm:
Hồi hộp đánh trống ngực: cảm giác tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực, có thể cảm thấy đau ngực, khó thở.
Bướu cổ: vùng cổ, nơi chứa tuyến giáp phình to, nguyên nhân do tuyến giáp bị phì đại.
Run tay: Triệu chứng run tay khiến bệnh nhân không thể tự kiểm soát, thường run với tần số nhanh và biên độ nhỏ.
Sợ nóng: do mức chuyển hóa cơ bản cao, thân nhiệt của người bệnh cường giáp thường cao hơn bình thường, do vậy người bệnh thường không chịu được những nơi có nhiệt độ cao hay thời tiết nóng nực.
Tiêu chảy: Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh cường giáp, nguyên nhân do nhu động ruột tăng thường xuyên.
Sụt cân: người bệnh cường giáp thường bị sụt cân, dù chế độ ăn vẫn như bình thường thậm chí là nhiều hơn, có thể sụt nhiều kg trong vòng 1 tháng.
Ra mồ hôi nhiều: cùng với tình trạng sợ nóng, người bệnh cường giáp thường xuyên ra mồ hôi thậm chí cả khi không vận động gì chỉ ngồi yên một chỗ.
Thay đổi tính tình, dễ cáu giận, lo lắng.
Rối loạn giấc ngủ: người bệnh cường giáp hay bị khó ngủ, giấc ngủ không yên, giấc ngủ ngắn hơn bình thường.
Yếu mệt: mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, người bệnh không muốn vận động nhiều.
Bệnh cường giáp gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cường giáp có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:
Biến chứng tim mạch: tình trạng nhịp tim nhanh thường gặp ở bệnh nhân cường giáp, các rối loạn nhịp nghiêm trọng hơn như rung nhĩ có thể gặp phải. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy tim ở người bệnh cường giáp.
Cơn bão giáp: khi tình trạng hormon tăng quá cao, các triệu chứng đột ngột trở nên nặng nề, lúc này, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị.
Lồi mắt ác tính: Trong cường giáp do bệnh Basedow, người bệnh có thể bị lồi mắt, thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn với ánh sáng, hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.
Người bị bệnh cường giáp nên ăn gì?
Các loại quả giàu chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa tự nhiên có trong các loại rau quả giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời hỗ trợ cân bằng hormon tuyến giáp. Các loại quả mọng như: dâu tây, việt quất, kiwi, trái cây họ cam quýt, cà chua, cải mâm xôi hoặc các loại rau củ như: rau chân vịt, cải xoăn, ớt chuông hoặc bí đỏ có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, tốt cho người bị cường giáp.
Rau họ cải: Những thực phẩm thuộc nhóm họ rau cải như: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ... giúp làm giảm lượng hormon do tuyến giáp sản xuất ra trong cơ thể. Do đó, đây là lựa chọn rất tốt đối với người bị cường giáp. Tuy nhiên, việc sử dụng rau họ cải phải vừa đủ, tránh dùng quá nhiều vì các loại thực phẩm này lại có thể dẫn đến suy giáp. Vì vậy, trong chế độ ăn nên sử dụng rau họ cải một cách hợp lý, tránh lạm dụng.
Vitamin D và omega 3: omega-3 và vitamin D giúp tăng cường sức khỏe của tuyến giáp nói riêng và cả cơ thể nói chung. Trong số các thực phẩm thường dùng thì cá hồi cung cấp cả vitamin D và acid béo omega-3 nhiều nhất, do đó đây là thức ăn mà người bệnh cường giáp nên sử dụng. Trong trường hợp không ăn được cá, bạn có thể sử dụng trứng và nấm để bổ sung vitamin D. Còn omega-3 có nhiều trong quả óc chó, dầu oliu hoặc dầu hạt lanh.
Các thực phẩm giàu kẽm: Thiếu kẽm có thể cản trở sự phân chia tế bào, sự tăng trưởng và phân giải carbohydrate. Đồng thời, khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ dẫn đến cạn kiệt khoáng chất này. Vì vậy, người bị cường giáp nên bổ sung kẽm trong chế độ ăn bằng các loại các hạt như: hạnh nhân, hạt óc chó, hạt bí ngô hoặc hạt lanh.
Đạm thực vật: Giảm cân là một triệu chứng của bệnh cường giáp, do đó việc cung cấp đủ lượng đạm cho cơ thể để duy trì cân nặng hợp lý là vô cùng cần thiết. Trong đó, protein từ các loại đậu hạt đã được chứng minh là an toàn và tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho người bị cường giáp.
Các sản phẩm từ sữa: bệnh nhân cường giáp hãy sử dụng các sản phẩm làm từ sữa như: sữa chua, sữa ít béo hoặc phô mai để bổ sung canxi. Trong trường hợp bị đầy bụng khó tiêu do bất dung nạp lactose cần bổ sung canxi bằng những thực phẩm khác như rau xanh.
Thực phẩm người suy tuyến giáp nên tránh Tuyến giáp nằm ở giữa cổ, sản sinh ra hormon rất quan trọng với cơ thể. Nó điều khiển thân nhiệt, duy trì cân nặng và sự trao đổi chất phù hợp cho cơ thể, điều hòa nhịp tim và quá trình sản xuất năng lượng. Do đó, nếu chẳng may tuyến giáp của bạn bị suy, bạn nên biết cách ăn uống...