Nối lại vận tải hành khách các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Sau hơn 10 ngày hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ trên cả nước được phép hoạt động lại sau hơn 3 tháng tạm ngưng do dịch COVID-19, tại Đồng bằng sông Cửu Long, phần lớn các địa phương đều đã mở lại các tuyến giao thông liên tỉnh.
Quốc lộ 91B, đoạn qua quận Ninh Kiều (Cần Thơ). Ảnh tư liệu: Duy Khương/TTXVN
Mới nhất, Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ cũng đã có văn bản về việc hoạt động trở lại các tuyến xe khách liên tỉnh, bắt đầu từ ngày 23/10.
Theo đó, 7 tuyến xe khách từ thành phố Cần Thơ đi các tỉnh đã hoạt động trở lại, kể từ 23/10. Trước đó, Sở Giao thông Vận tải thành phố này đã có công văn gửi Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành về việc kết nối lại hoạt động vận tải hành khách cố định từ thành phố Cần Thơ đi đến 29 tỉnh, thành và ngược lại.
Đến ngày 22/10, có 7 tỉnh phản hồi đồng thuận và có ý kiến cùng thống nhất hoạt động lại tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có đối lưu với thành phố Cần Thơ gồm Cà Mau, An Giang, Trà Vinh, Long An, Bình Định, Lâm Đồng và Quảng Ngãi.
Trong đó, ba tuyến là Cà Mau, Long An, Trà Vinh có tần suất hoạt động 100%. Bốn tuyến còn lại gồm An Giang, Bình Định, Lâm Đồng và Quảng Ngãi hoạt động 50% tần suất. Đến nay, Cần Thơ – địa phương thứ mười ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long mở lại vận tải hành khách.
Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ cho biết, trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương mở lại các tuyến vận tải cố định. Mục đích là khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách trong tình hình mới, theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải.
Theo ông Lê Tiến Dũng, là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu di chuyển của người dân đi và đến thành phố Cần Thơ ngày càng lớn. Với việc các tuyến xe khách liên tỉnh được được mở lại sẽ giúp hành khách muốn đi đến các địa phương khác được dễ dàng hơn. Nhưng, có lẽ người vui nhất là chủ các nhà xe bởi sau nhiều tháng bị đóng băng vì dịch bệnh, dù quy mô nhỏ hay lớn, những doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đều đang gặp khó khăn về tài chính.
Để duy trì hơn 200 đầu xe loại 16 và 45 chỗ, mỗi tháng, Công ty TNHH Xây dựng – Du lịch – Vận tải Vũ Linh (Nhà xe Vũ Linh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ) phải tiêu tốn bình quân 1 tỷ đồng. Đó là chưa kể lãi ngân hàng và tiền thuê mặt bằng. Trước thông tin tin vận tải hành khách nối lại, gánh nặng cho doanh nghiệp đã giảm bớt phần nào. Tuy nhiên, để khôi phục hoạt động như trước đây, doanh nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ về vốn.
Video đang HOT
Theo ông Lý Anh Tuấn, Trưởng phòng Pháp chế Công ty TNHH Xây dựng – Du lịch – Vận tải Vũ Linh, dù phải tạm ngưng hoạt động suốt mấy tháng qua nhưng công ty vẫn phải duy trì chi phí cho các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa xe, chưa kể tiền lương cho nhân viên. Trong khi đó, ngân hàng vẫn tính lãi 100% cho các khoản vay của công ty, khiến doanh nghiệp gặp áp lực không nhỏ.
“Chúng tôi kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét cho doanh nghiệp vận tải được khoanh nợ. Không riêng Công ty Vũ Linh mà nhiều doanh nghiệp vận tải khác cũng đang rất cần được hỗ trợ, khoanh nợ và cho vay mới để có thể duy trì hoạt động”, ông Tuấn nói.
Trong khi đó, ông Trịnh Hoàng Huấn, chủ nhà xe Huấn Hồng chạy tuyến Cần Thơ – Hà Nội cho biết, nếu các tỉnh cứ tiếp tục đóng cửa bến xe thì nhà xe rất khó để tiếp tục tồn tại.
“Với những xe mua tiền mặt thì đỡ hơn đôi chút còn nếu chủ xe nào phải vay ngân hàng để mua rồi trả góp hàng tháng thì rất khó khăn. Tôi mong Nhà nước sớm mở lại nhiều tuyến để nhà xe xoay xở qua mùa dịch”, ông Huấn bày tỏ.
Cũng theo ông Huấn, các bến xe phải đồng loạt mở lại thì người dân đi lại mới thuận tiện, hiện nay bến này mở, bến kia lại đóng thì cũng khó khăn cho hành khách có nhu cầu di chuyển.
Ghi nhận thực tế tại bến xe trung tâm thành phố Cần Thơ ngày 23/10 cho thấy, dù Sở Giao thông Vận tải đã cho phép bảy tuyến liên tỉnh hoạt động nhưng lưu lượng xe qua bến còn rất ít. Trong ngày chỉ có tuyến Cần Thơ – Trà Vinh, Bình Định – Cần Thơ hoạt động nhưng hầu như không có khách, chỉ vận chuyển hàng hóa.
Sau nhiều tháng về quê ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, khi hay tin Cần Thơ mở tuyến liên tỉnh, anh Long vui mừng đón xe để về Phú Quốc, Kiên Giang thăm gia đình. Thế nhưng khi đến bến xe Cần Thơ anh mới biết được là hiện tuyến Cần Thơ – Kiên Giang chưa được phép hoạt động.
“Khi hay tin Cần Thơ đã có xe đi lại các tỉnh tôi đã làm xét nghiệm RT-PCR. Nhưng khi đến bến xe Cần Thơ thì mới biết xe về Kiên Giang vẫn chưa hoạt động, tôi không biết phải xử lý thế nào”, anh Long nói và cho biết anh là hành khách duy nhất trên chuyến xe từ Quy Nhơn vào Cần Thơ tối 22/10.
Trước tình hình trên, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở Đồng bằng sông Cửu Long mong muốn các tỉnh còn lại sớm nối lại vận tải hành khách. Bởi vẫn còn 3 tỉnh là Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng vẫn đang xem xét. Việc này vừa đảm bảo thông thương thuận lợi, đồng thời giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải.
Nước lũ "khoét" trơ khung đường sắt, tàu khách Bắc - Nam tê liệt
Một đoạn đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị lũ lớn "khoét" chỉ còn trơ khung đường ray khiến việc vận tải hành khách ngưng trệ.
Mưa lớn liên tục khiến lũ lên nhanh gây ngập nhiều nơi ở Quảng Ngãi. Tối 23/4, nước lũ chảy xiết đã gây sạt lở nền tuyến đường sắt Bắc - Nam, một đoạn dài khoảng 30 m chỉ còn trơ các thanh tà vẹt. Sự cố khiến các chuyến tàu Bắc - Nam phải tạm dừng hoạt động.
Nước lũ cuốn trôi đất đá khiến một đoạn đường sắt dài khoảng 30 m chỉ còn trơ những thanh tà vẹt (Ảnh: Phạm Anh).
Ngay trong 24/10, Công ty CP Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng đã đưa phương tiện, nhân công đến khắc phục sự cố nói trên. Tuy nhiên khu vực này vẫn còn ngập nước, nền đường sắt bị ảnh hưởng nhiều chỗ nên việc khắc phục vô cùng khó khăn.
Theo đơn vị thi công, dự kiến trong đêm nay mới có thể khắc phục tạm thời vị trí sạt lở để thông tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Tuyến đường sắt hư hỏng nặng khiến tuyến đường sắt Bắc - Nam bị ngưng trệ (Ảnh: Phạm Anh).
Mưa lớn trong 2 ngày qua còn gây sạt lở nhiều tuyến đường tại các huyện miền núi Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng. Trong đó, huyện Trà Bồng là địa phương có nhiều vụ sạt lở nhất trong đợt mưa lũ này.
Tình trạng sạt lở khiến nhiều tuyến đường bị chia cắt, hàng nghìn người dân huyện Trà Bồng bị cô lập suốt nhiều ngày qua.
Nhiều tuyến đường ở huyện miền núi Trà Bồng bị sạt trượt, lở núi vùi lấp khiến hàng nghìn người dân bị cô lập (Ảnh: M.T).
Theo ông Đặng Minh Thảo - Bí thư Huyện ủy Trà Bồng, vụ sạt lở gây chia cắt nhiều hộ dân nhất xảy ra tại xã Hương Trà. Đất đá sạt trượt khiến đoạn đường dài khoảng 200 m hư hỏng nặng, cô lập hoàn toàn 500 hộ dân với trên 2.200 nhân khẩu suốt 2 ngày qua.
"Hôm nay chúng tôi đã băng rừng, theo lối mòn vượt qua điểm sạt lở vào xã Hương Trà để nắm tình hình, động viên người dân. Ngay sau khi mưa dứt, địa phương sẽ triển khai ngay việc khắc phục những điểm sạt lở để người dân đi lại an toàn" - ông Thảo chia sẻ.
Mưa lớn trong 2 ngày qua làm 11.000 căn nhà ngập nước, gây hư hỏng nhiều tài sản của người dân.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, mưa lũ đã làm gần 11.000 nhà dân trên địa bàn tỉnh bị ngập lụt, nhiều nơi ngập sâu đến 2 m. Toàn tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức di dời, sơ tán 1.370 hộ dân với 4.541 nhân khẩu trong vùng bị ngập, vùng có nguy cơ bị sạt lở đến nơi an toàn.
Mưa lũ cũng làm nhiều tuyến đường ngập sâu, sạt lở khiến giao thông bị chia cắt. Có thời điểm, tuyến quốc lộ 1A qua tỉnh Quảng Ngãi bị chia cắt ở 6 điểm, có điểm ngập sâu trên 1 m.
Chưa thông vận tải hành khách đường bộ Trong khi Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đề xuất chưa cho xe khách hoạt động với tần suất 100%, chỉ đồng ý cho phép hoạt động vận tải khách liên tỉnh với tần suất từ 10 - 20%; thì tại các địa phương cũng cũng "nhìn nhau" đăng ký lịch trình chạy tuyến cố định. Kế hoạch của Hà Nội...