Nỗi kinh hoàng mang tên Trans Fat
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 2 giây có 1 người chết vì bệnh tim, cứ 5 giây thì có 1 trường hợp nhồi máu cơ tim và 6 giây thì có một trường hợp đột quỵ.
Thật đáng sợ! Và bạn có biết rằng nguy cơ mắc bệnh tim mạch có khi đến từ một nguyên nhân bạn không ngờ tới là các loại mì ăn liền có chứa chất béo độc hại Trans fat không?
Kẻ thù của tim mạch ẩn mình trong thực phẩm
Sau khi các chất béo bão hòa bị vạch mặt và hạn chế từ nhiều năm trước, tới nay chất béo chuyển hóa Trans fat với mức độ nguy hại lớn hơn nhiều đang trở thành tâm điểm quan tâm của cả thế giới. Bởi đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch với những con số thống kê đáng sợ ở trên.
Chất béo chuyển hóa Trans fat này được sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao sử dụng phương pháp Hydro hóa. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trans fat vừa làm tăng “cholesterol xấu” vừa hạ mức “cholesterol tốt”. Khi xâm nhập và đông đặc trong máu, chất béo này tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch máu, dần dần bịt kín mạch máu, làm cho máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Theo nghiên cứu của Ngành Y tế Công cộng trường đại học Harvard, ước tính ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm có sử dụng trans fat đã gây ra từ 72.000 đến 228.000 ca bệnh nhồi máu cơ tim và khoảng từ 30.000 đến 100.000 người chết vì nhồi máu cơ tim mỗi năm. Kết quả này đáng sợ đến nỗi chuyên viên dinh dưỡng của trường đã phải thốt lên: “Trans fat phải được coi là thảm họa lớn nhất về chế biến thực phẩm trong lịch sử Hoa Kỳ!”.
Video đang HOT
Nguy hiểm là thế, nhưng Trans fat lại chẳng hề ở đâu xa mà trú ngụ ngay trong những món ăn quen thuộc như mì ăn liền, bánh cookie, vv… Công cuộc phòng chống bệnh tim mạch vì thế mà trở thành một cuộc “thanh trừng” gay gắt nhằm loại bỏ Trans fat ngay từ chính trong căn bếp và bàn ăn của mỗi gia đình.
Hãy nói “Không” với thực phẩm có Trans fat!
Từ rất lâu mì ăn liền đã trở thành món ăn quen thuộc của đông đảo người tiêu dùng Việt Nam. Vì thế, con số 38% mẫu mỳ gói trên thị trường Việt Nam có chứa Trans fat do Trung tâm Dịch vụ Phân tích thí nghiệm TPHCM (thuộc sở Khoa học và Công nghệ TPHCM) công bố đã thực sự làm người tiêu dùng lo lắng.
Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đan Mạch… để bảo vệ người dân trước tác hại của Trans fat, cơ quan quản lý thực phẩm luôn yêu cầu khắt khe đối với tỷ lệ Trans fat và quy định rất rõ rằng các nhà sản xuất phải ghi rõ thành phần, hàm lượng Trans fat lên bao bì sản phẩm. Tình hình tuy nhiên lại hoàn toàn trái ngược ở Việt Nam khi mới chỉ có một vài nhãn hiệu mì ăn liền ghi rõ thông tin không có Trans fat trên bao bì. Còn hiện nay đa phần các nhà sản xuất vẫn chưa có bất kỳ động thái nào do các cơ quan chức năng vẫn chưa có quy định nào về tỉ lệ Trans fat hay phương thức cảnh báo trên bao bì nhãn mác.
Vì thế trong lúc chờ đợi các cơ quan chức năng công bố các qui định về Trans fat, điều tốt nhất mà giới y khoa và truyền thông có thể làm là kêu gọi người tiêu dùng hãy thông minh hơn khi lựa chọn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình. Nên nhớ rằng: Chỉ sử dụng các sản phẩm có ghi rõ thông tin không có Trans fat trên bao bì.
Theo Duệ Kha
Dân trí
Cái chết dần từ thực phẩm chế biến sẵn
Mì ăn liền, khoai tây chiên, gà rán... là những thực phẩm được dùng rộng rãi. Tuy nhiên, chúng chứa một loại chất béo rất nguy hiểm là trans fat.
Thông tin được các chuyên gia cho biết trong hội thảo về Tác hại của việc sử dụng thực phẩm có chất béo Trans tổ chức 14/6, tại Hà Nội.
Trans fat còn được gọi là chất béo chuyển hóa là loại chất béo nguy hiểm nhất trong nhóm các chất béo gây hại. Nó làm tăng mức cholesterol xấu, vì thế tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây đông đặc máu, tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch, dần dần bịt kín khiến máu không thể lưu thông, gây tắc nghẽn và từ đó dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, sự xuất hiện của nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn như: mì ăn liền, bánh kẹo, khoai tây chiên, gà rán... một mặt mang lại nhiều tiện lợi trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng lại tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Lý do là vì muốn tăng thời gian bảo quản và hấp dẫn người mua, người sản xuất đã sử dụng loại dầu chiên bị hydro hóa ở nhiệt độ cao làm sản sinh chất béo dạng trans.
"Nếu ăn trung bình khoảng 3 gam chất béo này mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 3 lần so với nếu chỉ ăn 2,5 gam. Chất béo này không chuyển hóa được trong cơ thể mà "đọng" lại, nếu dùng lâu dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người", tiến sĩ Lâm khuyến cáo.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bạch Yến, Viện Tim mạch quốc gia cũng cho biết, các chất béo dạng trans có nhiều trong thực phẩm là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh tim mạch. Theo thống kê, tại New York (Mỹ) hàng năm có hơn 500 người chết vì bệnh tim mạch có liên quan đến chất béo này.
Tại Việt Nam, chưa có một con số cụ thể về số người mắc bệnh tim mạch do có liên quan đến trans fat. Nhưng có một thực tế là các bệnh tim mạch đang trở nên phổ biến ở Việt Nam với tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong cao và nhiều biến chứng nguy hiểm, bà Yến cho biết.
"Những tác hại của chất béo này càng trở nên nguy hiểm khi xu hướng lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn của người tiêu dùng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, tại nước ta, trans fat vẫn còn là vấn đề mới mẻ chưa được nhiều người quan tâm", tiến sĩ Yến cho biết.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên tiêu thụ 3g trans fat mỗi ngày. Nhiều nước trên thế giới cũng yêu cầu doanh nghiệp phải ghi rõ hàm lượng axit béo dạng trans trên sản phẩm là bao nhiêu. Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có khuyến cáo về giới hạn dùng chất béo này.
Vì thế, người tiêu dùng nên đọc kỹ nhãn hiệu dinh dưỡng trên hàng hóa, lựa chọn sản phẩm chứa thật ít chất béo bão hòa (saturated fat) và ít chất béo chuyển hóa (trans fat). Hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm có quá nhiều cholesterol như: lòng, tim, gan, óc, lòng đỏ trứng gà, nên ăn thịt nạc đã bỏ da, bỏ mỡ...
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lưu ý nếu trên sản phẩm có ghi No trans fat (không chất béo dạng trans) thì cũng không có nghĩa là sản phẩm này hoàn toàn không chứa chất béo dạng trans. Lý do là một số nước như Canada cho phép được ghi No trans fat, Trans 0 hay Trans fat free nếu sản phẩm đó chứa ít hơn 0,2 gam trans fat hay Mỹ cho phép ở mức 0,5 gam.
"Vì thế, dù sản phẩm có ghi trans 0g, nhưng nếu chúng ta ăn càng nhiều thì số Trans fat ăn vào cũng tăng lên một cách đáng kể", tiến sĩ Lâm cho biết.
Theo Vnexpress
Teen 12 và hội chứng yêu theo kiểu "mì ăn liền" Chuẩn bị ra trường, nhiều teen không cam chịu khi chưa có bạn trai. Thế là vừa học thi, teen vừa cố yêu để "bằng chị bằng em". Nhưng những tình yêu "mì ăn liền" thì thường không bền chắc đâu bạn ạ! Thậm chí chẳng thể gọi là "yêu" Một số quan điểm của teen cho rằng: "Chỉ có những ai xấu,...