Nỗi khổ của con một
Là con một nên khi gia đình gặp biến cố, người trẻ bắt buộc phải tạm gác lại đam mê để hỗ trợ. Hay cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng khiến cho đứa con duy nhất bị phụ thuộc, không dám bước ra khỏi “vùng an toàn”…
Có những ước mơ dang dở
Năm 2019, khi đang là sinh viên năm thứ hai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, N.T.Q (26 tuổi) đã phải tạm dừng việc học vì cha mắc ung thư phổi. Ban đầu Q. chỉ muốn bảo lưu kết quả học tập, về phụ mẹ chăm sóc cha, vì Q. là con một. Tuy nhiên, bệnh tình của cha ngày càng chuyển biến nặng. Hai tháng ở trong bệnh viện, nhìn cha xanh xao, mẹ thì héo mòn vì lo lắng đã khiến Q. nhận ra bản thân phải là trụ cột của gia đình.
Cha mẹ nên chia sẻ và thông cảm hơn cho người con duy nhất KIM NGỌC NGHIÊN
Với mình, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là việc mà một người con phải làm. Mình cũng có chút tiếc nuối, vì biến cố lớn ập đến nên phải gác lại đam mê của bản thân và về nhà làm tròn trách nhiệm. Nhà mình đơn chiếc, mẹ thì tâm lý yếu, không thể để bà cô đơn được.
N.T.Q, 26 tuổi, quê Lâm Đồng
Cầm cự được hơn 3 tháng thì cha mất, mẹ Q. gần như gục ngã. Lo đám tang cho cha xong, Q. quyết định ở lại quê (Lâm Đồng) để an ủi và làm chỗ dựa cho mẹ. Một năm sau, Q. lập gia đình để “yên bề gia thất” theo nguyện vọng của mẹ.
“Với mình, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là việc mà một người con phải làm. Mình cũng có chút tiếc nuối, vì biến cố lớn ập đến nên phải gác lại đam mê của bản thân và về nhà làm tròn trách nhiệm. Nhà mình đơn chiếc, mẹ thì tâm lý yếu, không thể để bà cô đơn được”, Q. chia sẻ. Hiện tại, Q. cùng vợ trồng rau để bán, cuộc sống tuy không mấy dư dả nhưng cơ bản là ổn định. Khi nhắc về giấc mơ còn dang dở, Q. chỉ thấy hơi tiếc nhưng không trách móc số phận.
Đã 25 tuổi nhưng Nguyễn Thị Kim Anh, làm việc tại khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An (Bình Dương), vẫn chưa dám yêu đương, hay nghĩ đến những chuyến du lịch…, vì muốn tập trung đi làm để trả nợ cho gia đình. Ba năm trước, gia đình Kim Anh có vay một công ty tài chính số tiền hơn 40 triệu đồng để xây nhà. Thời gian dịch Covid-19 bùng phát, cha mẹ Kim Anh bị mất việc nên không có tiền trả góp hằng tháng.
Chỗ cho vay trên liên tục tạo áp lực. Thấy gia đình khó khăn, Kim Anh khi đó mới ra trường, chưa tìm được việc làm đã đứng ra mượn chú họ số tiền hơn 40 triệu đồng để trả cho công ty tài chính. Sau dịch, Kim Anh lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng, sau khi chi tiêu cho việc ăn uống, trả tiền nhà trọ…, Kim Anh dành từ 2 – 5 triệu đồng để trả nợ và gửi về cho gia đình.
Là con gái nhưng Kim Anh luôn tối giản việc chăm sóc bản thân. Chiếc xe máy Kim Anh đang chạy cũng phải trả góp hằng tháng.
Video đang HOT
“Có những ngày mình thấy tủi thân và khóc tại phòng trọ khi nhìn thấy những bạn gái khác được mặc đồ đẹp hay đi hẹn hò. Mình không trách gia đình nhưng gánh nặng này quá lớn. Mình mong nửa năm sau sẽ trả hết số nợ, rồi mới tiết kiệm tiền và nghĩ cho bản thân. Mình ước có thêm một người anh trai hay chị gái, đỡ đần trong việc giúp gia đình khi có biến cố xảy ra”, Kim Anh nói.
Biết hy sinh, nghĩ cho gia đình là vậy, nhưng dường như Kim Anh chưa bao giờ làm hài lòng được những người họ hàng, hàng xóm. Họ luôn dè bỉu Kim Anh: “ Sao lớn rồi mà không chịu lấy chồng?”, hay: “Sao không tìm chồng nước ngoài để khỏe tấm thân?”… Nghe hàng xóm, họ hàng “lời ra tiếng vào”, cha mẹ của Kim Anh cũng đã nhiều lần hối thúc cô gái này làm theo.
Con cái không cần nhiều sự bao bọc như cha mẹ nghĩ !
Cha anh N.N.Q (31 tuổi, đang sinh sống tại Q.Tân Phú, TP.HCM) mất từ khi anh 14 tuổi. Hai mẹ con anh Q. chuyển từ TP.Nha Trang (Khánh Hòa) vào TP.HCM làm việc và sinh sống đã hơn 16 năm. Từ nhỏ, sợ con thiếu thốn nên mẹ anh Q. luôn bao bọc hết mức.
Hiện tại, dù đã 31 tuổi, nhưng anh Q. phải về nhà đúng giờ để ăn cơm mẹ nấu, không được đi chơi khuya. Từ quần áo, giày dép… đến lựa chọn công việc, mẹ anh đều chăm chút cho con trai. Vì nhận được quá nhiều sự chăm sóc, yêu thương, bảo bọc từ mẹ mà anh Q. mất đi sự tự do, dù đã trưởng thành nhưng không thể quyết định cuộc sống.
“Cuộc sống của mẹ gắn liền với mình, mẹ ít chăm sóc cho bản thân. Có những lúc mình muốn mẹ bớt đi sự quan tâm, bao bọc để mình tận hưởng cuộc sống như đi chơi với bạn bè…, nhưng mình thấy rất khó. Công việc của mình ở công ty dược cũng là nghe theo nguyện vọng của mẹ. Mình ước một lần được thất bại trong chính giấc mơ của bản thân”, Q. chia sẻ.
Cũng là con một, N.T.N, sinh viên Trường ĐH RMIT, cho biết bản thân muốn trở thành một tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, cha mẹ của N. muốn con trai duy nhất tiếp quản công ty gia đình nên từ nhỏ đã hướng cho N. học kinh doanh quốc tế. Vì là con một nên từ nhỏ N. được cha mẹ chăm sóc rất kỹ.
“Từ nhỏ đến lớn, mình được cha mẹ chăm lo không thiếu thứ gì, học ở những trường tốt nhất. Mình chỉ thiếu những ngày tháng được sống đúng với ước mơ và quyết định cuộc đời. Không cần cuộc sống quá tiện nghi, chỉ cần cha mẹ lắng nghe mình một lần”, N. chia sẻ.
Phải thành công sớm hơn
Mới ra trường và đang làm việc tại công ty truyền thông, Nguyễn Hoàng Nhân, ngụ đường Hồng Lạc, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết: “Cha mẹ mình sống tại tỉnh Hậu Giang, cũng đã ngoài 50 tuổi, sức khỏe yếu lại không biết tự lái xe máy. Mỗi lần cha mẹ có nhu cầu khám bệnh, đi chợ… đều nhờ họ hàng, hay đi phương tiện công cộng. Không sống gần cha mẹ để hỗ trợ, mình cảm thấy áy náy và muốn thành công sớm hơn để trở về nhà”.
Sau giờ làm việc ở văn phòng, Nhân ăn vội bữa cơm bình dân, rồi chạy đi làm gia sư đến 22 giờ. Về đến phòng trọ còn phải nấu cơm để mang đi làm vào ngày hôm sau. Nhân cho biết bản thân phải cố gắng kiếm thật nhiều tiền, nhanh chóng thành công để trở về quê sống cùng cha mẹ.
Cũng là con một trong gia đình, nên sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, Nguyễn Huỳnh Thanh Huy (23 tuổi) cũng gặp áp lực phải sớm thành công. Có lần cha Huy (quê ở tỉnh Sóc Trăng) gọi điện thoại nói với con trai: “Huy ơi phải cố gắng, cha chỉ hy vọng vào con”. Câu nói của cha khiến Huy chạnh lòng, vì hiện tại chưa thể nổi tiếng dù theo ngành nghệ thuật.
Thanh Huy luôn mang áp lực phải thành công sớm hơn để giúp đỡ gia đình KIM NGỌC NGHIÊN
Gia đình không khá giả, cha lại hay bị bệnh nên Huy luôn ý thức bản thân phải cố gắng làm việc. Hằng ngày, Huy nhận rất nhiều công việc từ livestream hay dạy bán hàng trực tuyến, làm MC, ca sĩ… Dù chương trình nhỏ hay lớn, Huy đều cố gắng tham gia để kiếm tiền trang trải cuộc sống và gửi về quê cho cha chữa bệnh.
“Nhìn sự già đi của cha khiến mình chạnh lòng, tự nhủ bản thân không được mơ mộng, mặc dù làm nghệ thuật. Mình không ngại vất vả, làm việc thật nhiều để cho bản thân và gia đình có cuộc sống tốt hơn”, Huy nói.
Con mở tiệm tóc nhỏ nhưng được cả gia đình giúp hết lòng
Với mỗi người, điều quan trọng nhất là gia đình, đây cũng là nơi cho chúng ta niềm sức mạnh to lớn để vượt qua mọi khó khăn, giông bão.
Với mỗi bước đi của con, ông bà, bố mẹ sẽ cố gắng làm mọi điều tốt nhất trong khả năng để hỗ trợ. Những câu chuyện cảm động về tình thương mà bố mẹ, ông bà dành cho các con vẫn luôn được cập nhật tại Bestie.
Thanh niên mở tiệm cắt tóc nhỏ. (Ảnh: B.V)
Con mở tiệm tóc, gia đình phụ giúp từ những việc nhỏ nhất
Mới đây, một chia sẻ tuy nhỏ của nam thanh niên nhưng nhận về nhiều sự chú ý. Theo đó, anh chàng đã đăng tải bức ảnh có người thân phụ giúp bản thân trong ngày mở quán. Anh viết: "Nay em khai trương tiệm tóc của mình, dù không rực rỡ như anh em, chắc chắn đồ nghề cũng chẳng bằng nhưng em tự nhủ cố gắng cố gắng rồi sau này gom góp vào thì cũng sắm sửa thêm cho đàng hoàng. Khởi đầu gian nan nhưng có gia đình bên cạnh ủng hộ thì với em không còn gì quý giá hơn nữa rồi. Ba mẹ em mong mỏi em thành công lắm".
Cậu được gia đình hết mực giúp đỡ. (Ảnh: B.V)
Nhìn qua có thể thấy, tiệm tóc của anh chàng rất giản dị, chỉ là ngôi nhà nhỏ được xây đơn sơ. Đến bảng hiệu anh cũng không đặt mà tự làm thủ công. Đồng thời, quán tóc cũng chỉ có những vật dụng đơn giản chứ không đầu tư nhiều tiền, sang chảnh như salon. Cửa tiệm bé bé như vậy nhưng nó đặc biệt ở chỗ tâm huyết chẳng kém cạnh ai.
Trong ngày mở tiệm, anh chàng được người thân quây quần lại phụ giúp mọi việc. Đến việc cúng cầu may, mong làm ăn thuận lợi cũng được bố mẹ, ông bà chăm chút, phụ giúp. Nhìn vào gương mặt, hành động của mọi người cũng thấy, tâm huyết đặt vào quán tóc này lớn tới nhường nào. Điều bậc sinh thành mong muốn nhất cũng chỉ là con cái sẽ kiếm được tiền để xây dựng cuộc sống.
Bố mẹ hỗ trợ từ những thứ nhỏ nhất. (Ảnh: B.V)
"Cố gắng lên em, sẽ có những khó khăn nhưng hãy mỉm cười. Sau 10 năm nhìn lại em sẽ thực sự thành công".
"Làm gì cũng được chân chính không vi phạm pháp luật là được. Chúc shop đông khách".
"Không gì hạnh phúc hơn khi còn có gia đình được gia đình yêu thương, chăm sóc. Tình cảm ông bà, bố mẹ dành cho mình không bao giờ là nhỏ" - ý kiến từ dân tình.
Bố mẹ là vậy, luôn cố gắng dành mọi điều tốt nhất cho con. Không làm được việc lớn thì họ hỗ trợ việc nhỏ, miễn sao con cái có cuộc sống thuận lợi nhất.
Tâm huyết gia đình dành cho anh chàng không nhỏ. (Ảnh: B.V)
Bố cố thức đêm để tranh thủ dọn dẹp cửa tiệm cho con
Trước đây, mạng xã hội cũng từng chia sẻ hình ảnh người bố tuổi đã cao nhưng vẫn cố thức khuya chờ con xong việc rồi phụ giúp. Ngay khi vị khách cuối cùng của con ra về, ông lại cẩn thận đi ra trông nom mọi thứ, sắp xếp sao cho gọn gàng nhất. Bố chỉ muốn làm phụ giúp con được phần nào hay phần đó. Đồng thời, buổi tối tranh thủ dọn, thì sáng mai dậy con sẽ có cửa tiệm sạch đẹp để đón khách từ sớm. Cảm động hơn nữa, đây lại chính là hành động mà bố chồng dành cho con dâu.
Con dâu phải làm việc khá muộn. (Ảnh: TikTok H.G)
Con làm xong, bố chồng tranh thủ ra dọn dẹp giúp. (Ảnh: TikTok H.G)
Ông làm cực kỳ cẩn thận. (Ảnh: TikTok H.G)
Bố cực kỳ yêu thương con dâu. (Ảnh: TikTok H.G)
Là bố mẹ, ai cũng yêu thương con mình hết mực nhưng mỗi người sẽ có cách thể hiện khác nhau. Vì vậy, các con hãy yêu thương bậc sinh thành của mình khi còn có thể.
Tình cha con rạn nứt với "cuộc chiến" giành mẹ: Bé tung chiêu bứt tóc Hầu như các em bé luôn thích ở bên mẹ hơn là bố, đặc biệt là các em bé mới sinh thường rất bám mẹ. Các bà mẹ thường là người trực tiếp chăm con từ việc cho ăn, dỗ ngủ, tắm rửa,.. Bởi vậy, con thường "quen hơi" và thân thuộc với gương mặt của mẹ hơn là bố. Thế nên trong...