Nỗi khổ của các nhà sản xuất phụ kiện cho iPhone 5
Người ta quan tâm nhiều đến iPhone 5 mà không để ý tới cuộc chạy đua không khác gì “đang đánh bạc” của giới sản xuất phụ kiện.
Theo CNN, kinh doanh “đồ chơi” cho smartphone cũng cần phải đúng nơi và đúng thời điểm. Phụ kiện được coi là “phụ” nhưng thực ra gần như ai khi mua điện thoại mới, nhất là những smartphone mảnh mai, bóng bảy sẽ nghĩ ngay tới chuyện sắm vỏ (case) bảo vệ. Sau đó họ sẽ trang bị thêm những vật dụng khác tùy theo nhu cầu vào thời điểm mua hoặc trong vòng 3 tháng bởi đây là giai đoạn họ còn “nâng niu” thiết bị mới.
Một mẫu case dành cho iPhone 5.
Đối với nhà sản xuất phụ kiện cho Apple, sự song hành này gặp trở ngại lớn: Apple không bao giờ tiết lộ công khai về sản phẩm, đã thế thời gian giữa ngày công bố và ngày bán trên thị trường chỉ cách nhau vỏn vẹn một tuần cho đến 10 ngày (trong khi các hãng khác giới thiệu máy hàng tháng trời trước khi chính thức bán ra).
iPhone 5 trình làng ngày 12/9 và sẽ sớm lên kệ vào thứ 6 ngày 21/9. Thiết bị mỏng hơn, dài hơn, cổng kết nối mới, loa mới và hoàn toàn không hợp với bất cứ bộ case nào đã và đang được bán. Hàng triệu người đang có ý định mua iPhone 5 ngay trong ngày đầu, đồng nghĩa rất nhiều trong số đó có nhu cầu mua case mới, loa ngoài mới, dock mới… và đem lại những cơ hội kinh doanh lớn cho các công ty phụ kiện.
Một khảo sát của hãng nghiên cứu ABI cho thấy 75% người tiêu dùng sẽ mua iPhone kèm case cùng thời điểm. Đây luôn được đánh giá là mảng kinh doanh hấp dẫn bởi những ai sở hữu điện thoại có giá cao như iPhone thường chăm chút cho thiết bị nhiều hơn so với khi mua điện thoại giá 1 triệu đồng. Trung bình mỗi người sở hữu smartphone chi thêm 56 USD cho các món đồ trang trí.
Video đang HOT
Các hãng phụ kiện lớn đều hiểu chìa khóa để sản phẩm của họ đến tay nhiều người tiêu dùng nhất có thể là phải xuất hiện trên các kệ hàng ngay khi khách hàng mua điện thoại. Nhưng chỉ một vài công ty may mắn được tham gia vào chương trình đặc biệt gọi là MFi của Apple, nơi họ được thông báo trước một số chi tiết kỹ thuật về sản phẩm nhưng phải ký hàng chục trang với cam kết không phát tán thông tin. Chẳng hạn, lần này Apple hợp tác với hãng loa Bose và một vài công ty bên thứ ba nữa.
Còn các công ty khác phải đợi đến tận ngày ra mắt, hoặc mạo hiểm sản xuất phụ kiện dựa trên hình ảnh bị lộ. Dù độ tin cậy của những nguồn rò rỉ đã tăng dần theo từng năm so với năm 2007 khi iPhone đời đầu xuất hiện, không có gì đảm bảo cho độ chính xác và nhiều hãng vẫn cảm thấy căng thẳng và hồi hộp trước nguy cơ tốn khoản tiền lớn vì cho ra lò phụ kiện theo tin đồn.
“Chúng tôi cũng chỉ có iPhone 5 khi nó được bán ra và chúng tôi cũng phải xếp hàng như bao người khác”, Dave Gatto, CEO của công ty Incase ở San Francisco (Mỹ), nói.
Incase quyết định không sản xuất case mới trước thời điểm Apple công bố, nhưng họ cũng săn lùng thông tin trên các trang báo công nghệ để chuẩn bị tất cả những phương án có thể. Một nhóm chuyên gia được điều tới các nhà máy ở Trung Quốc để sẵn sàng đưa các mẫu case vào sản xuất ngay khi có lệnh, trong khi toàn bộ công ty túc trực trên máy tính để theo dõi trực tiếp lễ ra mắt sáng 12/9. Ngay chiều hôm đó, InCase đã phát đi thông cáo báo chí rằng những bộ case mới cho iPhone sẽ có mặt trên thị trường trong vòng 3 tuần sau đó.
Những mặt hàng đơn giản như case có thể dễ điều chỉnh và dễ ứng biến mỗi khi có thay đổi. Nhưng với nhiều nhà sản xuất phần cứng, cổng kết nối mới của Apple đúng là một thách thức thực sự. Các món đồ như loa, radio, đồng hồ kiêm dock kết nối iPhone mất nhiều thời gian sản xuất (7-9 tháng) và đòi hỏi chi phí cao, trong khi thông tin về iPhone 5 lại không chắc chắn khiến họ cảm thấy như đang trong một cuộc đặt cược đầy mạo hiểm.
Nhiều năm qua, tin đồn về sản phẩm Apple đã trở thành điều bình thường. Sự tò mò lớn đến mức cho dù Apple yêu cầu những bên liên quan (nhà máy sản xuất linh kiện, phụ kiện, dây chuyền lắp ráp đóng gói, chuyên gia phát triển ứng dụng…) ký các thỏa thuận không tiết lộ thì vẫn có lỗ hổng để thông tin lọt ra ngoài không kiểm soát nổi. Người ta hay nghĩ tới Foxconn nhất mỗi khi có hình ảnh bị lộ, nhưng danh sách các nhà cung ứng cho Apple trong năm 2011 lên tới 97 công ty.
Những thay đổi nhỏ như vị trí của loa, tai nghe nằm dưới thay vì nằm trên… không có ý nghĩa nhiều với người tiêu dùng, nhưng đặc biệt quý giá với các công ty làm phụ kiện. Họ sẵn sàng chi khoản tiền không nhỏ để dụ các công nhân hay các giám sát phân xưởng tuồn vỏ máy ra ngoài hoặc tìm nhiều cách khác để không nằm ngoài cuộc khi iPhone ra đời.
Hiện giới sản xuất phụ kiện đang gấp rút phục vụ người tiêu dùng iPhone 5, nhưng cũng tập trung nghe ngóng thông tin về iPad Mini để lại tiếp tục đặt cược vào một cuộc đua mới.
Theo VNE
Đạo diễn 'Ma trận' tiết lộ nỗi khổ trước khi chuyển giới
Từng tự ghê sợ giới tính riêng và mơ ước được chết mỗi ngày cho đến khi chuyển giới thành công, Larry Wachowski mới cảm thấy nhẹ nhõm, hài lòng.
Lana Wachowski, trước đây là Larry Wachowski khẳng định chuyện chuyển giới của mình trong đoạn clip quảng cáo cho bộ phim mới Cloud Atlas. Trong đoạn video này, Lana diện đầm xám với mái tóc cuốn lọn dài màu đỏ hồng nóng bỏng, bắt đầu câu chuyện bằng lời chào với tên mới Lana.
Larry (phải) đã thành Lana (trái).
Theo báo chí phương Tây, năm 2002, đạo diễn nổi danh này từng gây xôn xao Hollywood khi ly dị người vợ tên Thea Bloom. Thời điểm đó, tờ People dẫn lời Thea cho biết bà ly hôn vì Larry có những biểu hiện cảm xúc thiếu chân thật với bà trong đời sống riêng tư. Larry luôn che giấu đời sống cá nhân dẫn đến nhiều điều bất ổn trong sinh hoạt vợ chồng.
Cho đến nay, Lana mới trải lòng trên tạp chí New Yorker rằng đã phát hiện giới tính thật của mình từ rất lâu trước đó. Ban đầu, bà cảm thấy ghê sợ và luôn ước mong được giải thoát. Mỗi buổi sáng, bà bơi trên biển và hy vọng bị cá mập ăn hoặc bị tàu đâm chết. Trong suốt một năm, Lana khổ sở lựa chọn giữa chuyển giới và không chuyển giới, ngay khi chấp nhận sự thật giới tính của mình, Lana quyết định nói với cha mẹ, anh chị em trong gia đình và mong muốn họ hỗ trợ.
"Tôi đã mất ngủ nhiều ngày để nói với mẹ rằng: 'Tôi là một cô gái, tôi phải chuyển giới'. Mẹ tôi ban đầu bàng hoàng không thể tin được nhưng rồi bà im lặng với tình yêu bao la của người mẹ, bà dần chấp nhận. Ngay cả cha tôi cũng đáp chuyến bay đến bên tôi và hỗ trợ", Lana kể lại.
Gia đình đã tạo sức mạnh cho Lana thực hiện việc chuyển giới.
Đạo diễn lừng danh này còn cho biết thêm rằng đã nỗ lực thay đổi bề ngoài cho phù hợp với con người thực của bà. Nỗi lo duy nhất của bà là mất đi gia đình nhưng khi họ hết lòng ủng hộ thì mọi khó khăn, đau đớn chẳng là gì cả.
Lana Wachowski không phải người cuối cùng trong làng giải trí thông báo đã chuyển giới. Đầu năm nay, Stephen Ira Beatty - con trai của tài tử Warren Beatty và Annette Bening cũng tuyên bố chuyển giới. Tháng 5 vừa qua, đến lượt thành viên ban nhạc rock Against Me! cũng công bố đang tiến hành phẫu thuật chuyển giới.
Theo Người Lao Động
Nỗi khổ của Eva Rối loạn tình dục nữ là các rối loạn lâu dài hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần về kích thích hoặc ham muốn tình dục ở người phụ nữ. Rối loạn tình dục ở nữ giới Nữ giới có trục trặc tình dục có thể có một hay cùng lúc nhiều biểu hiện sau: Thường mất hay giảm hẳn ham muốn, không...