Nỗi đau vụ thảm sát Mỹ Thuỷ khiến 526 thường dân thiệt mạng
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày xảy ra vụ thảm sát 526 người dân vô tội ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị, sáng 8-4, Đảng ủy, chính quyền xã Hải An đã tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát.
Theo cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Hải An (1930-2010), dù sống dưới ách đô hộ và thống trị của thực dân Pháp nhưng nhân dân xã Hải An vẫn một lòng đi theo cách mạng. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì phong trào cách mạng ở xã Hải An cũng phát triển rộng khắp và đã cùng quân dân cả nước đứng lên tranh đấu giành lấy chính quyền năm 1945. Đầu năm 1946, thực dân Pháp với âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta, vi phạm trắng trợn Hiệp định sơ bộ Việt Pháp. Trước tình hình đó, từ sau hội nghị cán bộ toàn tỉnh Quảng Trị vào tháng 3-1946, Chi bộ Đảng Tân- Thuận- Mỹ được thành lập, đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng của nhân dân địa phương. Từ đó, lực lượng cách mạng của xã Hải An đã phối hợp với nhân quân, du kích các xã bạn phá ấp, diệt tề, tổ chức đánh địch ở xóm Kênh, tiêu diệt nhiều tay sai địch, cùng với nhiều trận đánh lớn nhỏ gây tiếng vang lớn, trở thành nỗi khiếp sợ cho quân địch ở vùng ven biển…
Gặp gỡ nhân chứng vụ thảm sát năm xưa tại làng chài Mỹ Thủy
Cuối năm 1947, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện kế hoạch bình định ráo riết, tập trung càn quét vùng đồng bằng và các khu dân cư trên quy mô lớn. Đầu năm 1948, thực dân Pháp chuyển hướng chiến lược chiến tranh từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta. Kẻ thù đã không từ bỏ thủ đoạn nào để phá hoại mùa màng, đốt phá nhà cửa, ngư lưới cụ, thuyền bè, bắn giết nhân dân nhằm uy hiếp tinh thần kháng chiến… Đỉnh điểm nhất về tội ác của thực dân Pháp là gây ra 2 vụ thảm sát đối với đồng bào vô tội thôn Mỹ Thủy vào năm 1948.
Sáng sớm 19-3-1948, khi gần 20 chiếc thuyền của bà con ngư dân Mỹ Thủy đang hành nghề trên biển thì vô cớ bị thực dân Pháp cho tàu, ca nô vây quanh rồi dùng những khẩu súng đại liên nhả đạn tới tấp, chỉ trong vòng 20 phút, khoảng 60 ngư dân đã bị giặc Pháp tàn sát dã man…
Ngày 8-4-1948, khi nước mắt của người dân khóc cho người thân bị thảm sát trên biển chưa ráo, thì thực dân Pháp tiếp tục gây ra vụ tàn sát, đốt phá hết sức dã man. Trong lúc 2 thuyền buôn trọng tải khoảng 5- 7 tấn đang bóc dỡ muối và đường, phân tán trong nhân dân để phục vụ kháng chiến thì bị máy bay của thực dân Pháp phát hiện và càn quét. Chúng chuyển quân theo hai hướng: từ đồn Thanh Hương (Thừa Thiên Huế) đánh ra; từ Hội Yên- Thi Ông (huyện Hải Lăng) đánh vào thôn Thuận Đầu, qua Tân An rồi cùng tiến về làng Mỹ Thủy (xã Hải An).
Video đang HOT
Đến đâu thực dân Pháp cũng tỏ ra khát máu, tàn sát cụ già, em nhỏ, hãm hiếm phụ nữ đến chết, phóng hỏa đốt phá nhà cửa, làng mạc… Chỉ sau hơn 3 giờ tàn sát rồi rút quân, thực dân Pháp đã để lại một cảnh tượng hoang tàn, tang tóc bao trùm trên làng chài Mỹ Thủy. Cả làng chỉ còn lại hơn 20 người và những đứa trẻ còn sót lại vì bị thương, nằm xen lẫn trong đống xác người bị tàn sát mà thực dân Pháp tưởng đã chết. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, thực dân Pháp đã thực hiện 2 vụ thảm sát đẫm máu đối với người dân thôn Mỹ Thủy, cướp đi sinh mạng của 526 dân thường vô tội, trong đó phần lớn là người già và trẻ em, gây nên nỗi đau không thể nguôi và nỗi hờn căm của người dân thôn Mỹ Thủy…
65 năm sau ngày xảy ra các vụ thảm sát trên, bộ mặt của làng chài Mỹ Thủy năm xưa đã hồi sinh và từng ngày phát triển. Đời sống người dân ơi đây cũng dần no ấm. Tuy nhiên, trong ký ức của mỗi người dân nơi đây vẫn còn âm ĩ, ám ảnh với nỗi đau của người thân mình năm nào… Trong không khí thiêng liêng, lãnh đạo huyện Hải Lăng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hải An đã ổ chức tưởng niệm, thành kính dâng hương, dâng hoa lên vong linh của những thường dân vô tội bị thảm sát, mong phần nào vơi bớt nỗi đau thương… Lễ tưởng niệm cũng nhằm ôn lại quá khứ bi thương mà anh dũng của toàn Đảng bộ, nhân dân xã Hải An anh hùng, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước trong nhân dân cũng như thế hệ trẻ của địa phương, tiếp tục truyền thống hào hùng đó để phát triển quê hương trong thời kỳ mới ngày càng giàu đẹp, ấm no.
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận tại lễ tưởng niệm:
Dân làng Mỹ Thủy thể hiện quyết tâm giữ đất giữ làng qua tiết mục múa của hội đóng
Một tiết mục múa của hội đóng ở làng Mỹ Thủy tại lễ tưởng niệm
Lãnh đạo huyện Hải Lăng dâng hương tại đền chứng tích vụ thảm sát ở Mỹ Thủy
Nhiều thế hệ làng chài Mỹ Thủy vẫn chưa nguôi ngoai được nỗi đau vụ thảm sát năm xưa
Người dân thôn Mỹ Thủy thắp hương tưởng niệm người thân bị thảm sát năm xưa
Đông đảo cán bộ, người dân xã Hải An đã đến dự
tưởng niệm 65 năm ngày xảy ra vụ thảm sát dân thường năm xưa.
Theo ANTD
Cho đời bài học làm người
Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại làng Hưng Thông, tổng Phù Long (nay là xã Hưng Thông, Hưng Nguyên, Nghệ An), vùng đất có phong trào đấu tranh chống bọn phong kiến và thực dân nổ ra liên tục. Lớn lên trong môi trường này, Lê Hồng Phong chịu ảnh hưởng sâu sắc và được nuôi dưỡng bằng tinh thần yêu nước và cách mạng. Sau khi học xong yếu lược, Lê Hồng Phong đã rời làng ra thành phố, làm công nhân tại một nhà máy ở thị xã Vinh - Bến Thủy. Chính trong thời gian này, Lê Hồng Phong tận mắt chứng kiến nhân dân lao động bị bọn thực dân, phong kiến bóc lột, áp bức bất công. Chí hướng cách mạng của Lê Hồng Phong nảy sinh từ hoàn cảnh đó.
Năm 1923, Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái bí mật sang Xiêm (Thái Lan), rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) tìm đường làm cách mạng. Cuối năm 1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Lê Hồng Phong được dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc phụ trách, trở thành một trong những cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam được trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tháng 2-1926, Lê Hồng Phong được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong 3 năm (từ 1928 -1931) theo học tại Trường Đại học Phương Đông, đồng chí đã hoàn thành chương trình học tập và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Liên Xô, được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh. Đang học dở thì tháng 11-1931, đồng chí được phân công về nước hoạt động, chỉ đạo việc tổ chức khôi phục và phát triển các cơ sở Đảng.
Đầu năm 1932, đồng chí về Quảng Tây gần biên giới Việt- Trung và chắp nối liên lạc với các đồng chí Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn, Lương Văn Chi... tìm cách xây dựng lại hệ thống tổ chức của Đảng mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ, gây dựng cơ sở cách mạng... Tháng 3-1934, Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài được chính thức thành lập tại Ma Cao (Trung Quốc), có chức năng như Ban Chấp hành Trung ương lâm thời do đồng chí Lê Hồng Phong làm Bí thư, đồng chí Hà Huy Tập là Uỷ viên phụ trách tuyên huấn kiêm Tổng biên tập Tạp chí Bônsêvích đồng chí Nguyễn Văn Dựt phụ trách công tác kiểm tra.
Tại Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (họp từ 25-7 đến 21-8-1935), đồng chí Lê Hồng Phong đọc bản tham luận quan trọng Về phong trào cách mạng Đông Dương. Cũng tại Đại hội này, Đảng ta được công nhận là chi bộ chính thức của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong (với bí danh Hải An), được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản.
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản kết thúc, đồng chí Lê Hồng Phong trở lại Thượng Hải (Trung Quốc). Khi đó, Đại hội toàn quốc lần thứ I của Đảng thành công, đồng chí Lê Hồng Phong được bầu (vắng mặt) làm Tổng Bí thư. Tháng 11-1937, đồng chí Lê Hồng Phong bí mật về hoạt động tại Sài Gòn, trực tiếp cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng. Ngày 22-6-1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn, kết án 6 tháng tù giam và 3 năm quản thúc. Sau khi hết hạn 6 tháng tù giam, chúng buộc đồng chí phải về quê nhà Nghệ An để theo dõi, giám sát. Tháng 1-1940, Lê Hồng Phong lại bị bắt và đưa vào giam ở Khám Lớn - Sài Gòn. Biết đồng chí Lê Hồng Phong là cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, thực dân Pháp đã buộc tội đồng chí "chịu trách nhiệm tinh thần" của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, kết án 5 năm tù giam và 10 năm quản thúc, đày ra Côn Đảo và chỉ thị cho bọn chúa đảo phải tìm mọi cách hãm hại.
Tại đây, kẻ thù luôn tìm cách hành hạ, tra tấn, đánh đập dã man đồng chí Lê Hồng Phong, hòng làm nhụt tinh thần, ý chí của người lãnh đạo cộng sản. Có lần đồng chí vừa bưng bát cơm lên ăn, thì bọn cai ngục xông vào đánh túi bụi. Bát cơm của đồng chí bị nhuộm đỏ, do máu chảy từ đầu, từ mặt rớt vào, nhưng đồng chí vẫn thản nhiên, tiếp tục ngồi ăn "bát cơm chan máu", với quyết tâm: "còn sống còn chiến đấu". Những trận đòn thù tàn ác, dã man, liên tục đó làm đồng chí Lê Hồng Phong dần kiệt sức, đồng chí đã vĩnh biệt anh em, đồng chí vào trưa 6-9-1942.
Tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Hồng Phong gắn liền với lịch sử đấu tranh bất khuất, vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam giai đoạn từ năm 1920 - 1940. Con người, nhân cách, những đóng góp và sự hy sinh cao cả của đồng chí Lê Hồng Phong đã cổ vũ, soi sáng cho nhiều thế hệ người Việt Nam trên con đường đấu tranh vì độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đồng chí đã để lại cho tuổi trẻ hôm nay bài học làm người quý giá, sống có lý tưởng cao đẹp, nhiệt huyết cách mạng, vì tổ quốc, vì nhân dân sẵn sàng hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân.
Theo ANTD
Phát biểu kết luận của đồng chí Bí thư Phạm Quang Nghị Nguyên văn phát biểu kết luận của đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội tại Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, ngày 9-4. - Kính thưa các đồng chí đại biểu các Ban Đảng Trung ương - Thưa toàn thể các đồng chí! Sau một ngày làm việc...