Nỗi đau lớn nhất của Elon Musk
Elon Musk chia sẻ với gia đình nạn nhân của vụ tai nạn bằng cách kể về sự ra đi của đứa con đầu lòng.
Theo Bloomberg, trong loạt email giữa Elon Musk và gia đình nạn nhân của một vụ tai nạn, CEO Tesla đã chia sẻ nỗi đau mất người thân bằng việc kể lại câu chuyện của chính mình.
“Không điều gì tồi tệ hơn khi mất đi đứa con của mình”, Musk trải lòng trong email ngày 10/5/2018 gửi đến James Riley, cha của một người thiệt mạng trong vụ tai nạn xe Tesla.
Vào năm 2018, Barret Riley (18 tuổi) chết khi không thể kiểm soát chiếc Tesla Model S ở vận tốc 186 km/h. Chiếc xe sau đó lao thẳng vào bức tường bê tông ở thành phố Fort Lauderdale, bang Florida. Vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của Barret Riley và người bạn Edgar Monserratt ngồi trên ghế phụ trước.
Elon Musk hiếm khi nhắc đến đứa con đã mất trước công chúng.
Trong loạt email trao đổi kéo dài suốt 6 tuần năm 2018, Elon Musk đã ngỏ lời chia buồn trước sự cố và mong muốn được đền bù cho người nhà nạn nhân, theo Insider. CEO Tesla cũng gọi điện trực tiếp để hỏi thăm gia đình và chia sẻ về cái chết của đứa con đầu lòng của mình, Nevada Alexander Musk.
“Tôi hiểu rõ cảm xúc của hai vị”, Musk viết trong lá thư gửi đến Riley.
“Nhìn đứa con thân yêu chết trong vòng tay của mình, tôi dường như có thể cảm nhận nhịp tim của nó”, CEO Tesla chia sẻ.
Video đang HOT
Nevada Alexander Musk mất năm 2002, khi mới 10 ngày tuổi và đang ngủ. Khi Elon Musk và người vợ Justine Wilson đánh thức đứa trẻ thì phát hiện nó đã ngừng thở, theo New York Times.
Trong một bài phỏng vấn với tạp chí Marie Claire, người vợ cũ của Elon Musk cho biết vị tỷ phú luôn giữ quan điểm không thể hiện nỗi đau ra ngoài. Bà cho rằng chồng mình thậm chí còn không hiểu vì sao mình luôn bày tỏ nỗi đau khi mất đứa con.
Bộc bạch với ông Riley, Musk nói mình vô cùng thương tiếc khi nghe tin về vụ tai nạn.
“Tôi chưa bao giờ yêu cầu bất kỳ sự cảm thông nào. Nhưng cái chết của Barrett và Edgar nên cảnh tỉnh quý công ty về việc bảo đảm an toàn cho người dùng”, bố Riley viết trong lá thư gửi đến Musk tháng 5/2018.
Chỉ 2 ngày sau, tỷ phú công nghệ cho biết Tesla đang cố gắng cải thiện độ an toàn của thiết bị.
“Gia đình, bạn bè và bản thân tôi đều đang sử dụng xe của Tesla. Và dù không sử dụng, tôi vẫn sẽ nỗ lực hết sức để đảm bảo an toàn cho người sử dụng”, Elon Musk khẳng định.
Chuỗi email Elon Musk gửi đến ông Riley được tiết lộ trong lá đơn đệ trình lên tòa án thị trấn Broward, Bloomberg cho biết. Vụ kiện liên quan đến cái chết của gia đình Edgar Monserratt, người đã mất trên ghế lái trước. Luật sư bên nguyên đang thuyết phục thẩm phán để điều tra về tính năng trợ lái của Tesla.
Gia đình nhà Monserratt và Riley đều đệ đơn kiện Tesla. Trong lá đơn của bố mẹ Monserratt, họ lên tiếng chỉ trích rằng chính sự “cẩu thả” của hãng ôtô đã làm cho Barrett Riley không kiểm soát được tốc độ. Đồng thời, họ cho rằng Tesla đã “thất bại trong việc cảnh báo sai sót kỹ thuật trên dòng xe Model S”.
2 năm sau chuỗi email của Elon Musk, năm 2020, nhà Riley trình đơn khiếu nại về trách nhiệm sản phẩm trước tòa án liên bang Florida. Gia đình cho rằng pin của chiếc Tesla đã “phát nổ và gây ra một ngọn lửa chết người, không thể kiểm soát”.
Loạt email cho thấy một khía cạnh mới trong con người vị tỷ phú giàu nhất thế giới.
Bloomberg cho biết trước khi vụ án xảy ra 2 tháng, phụ huynh nhà Riley đã yêu cầu lắp thiết bị giới hạn vận tốc trên chiếc ôtô của con trai. Tuy nhiên, theo đơn kiện thì bộ phận này đã bị gỡ khỏi chiếc xe khi được đưa đến hãng để bảo hành.
“Chính đám cháy do hỏng pin đã cướp đi sinh mạng của hai chàng trai trẻ, không phải do tai nạn”, nhà Riley viết trong lá đơn.
Trong loạt email vừa được tiết lộ, Musk cũng đề nghị bổ sung tính năng bố mẹ giữ quyền kiểm soát tốc độ của xe Tesla.
Theo Insider, tháng 6/2018, Tesla đã cập nhật tính năng giới hạn tốc độ. Theo đó, tài xế có thể tự điều chỉnh vận tốc tối đa từ 50-60 dặm/h (gần 100 km/h) thông qua một mã khóa 4 chữ số hoặc ứng dụng bên trong xe. Trong văn bản hướng dẫn sử dụng, hãng đề cập tính năng này được phát triển dành cho Barrett Riley quá cố.
Vụ án của Riley sẽ được đưa ra xét xử trong năm nay. Phản hồi về cả hai đơn kiện, Tesla phủ nhận vấn đề đến từ cụm pin và cho rằng có thể Barrett chính là người “đưa chiếc xe đi kiểm tra hoặc sửa chữa”.
Tesla lỗ 101 triệu USD do mua Bitcoin
Tesla cho biết họ đang nắm giữ lượng Bitcoin trị giá 1,99 tỷ USD. Tổng lợi nhuận cho thương vụ đầu tư vào khoảng 27 triệu USD.
Theo hồ sơ thông báo năm tài chính 2021 mà Tesla nộp cho Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), tính đến ngày 31/12, hãng xe điện nắm giữ lượng Bitcoin (BTC) trị giá 1,99 tỷ USD.
Tesla đề cập họ đã mua tổng cộng 1,5 tỷ USD Bitcoin trong năm 2021. Hôm 8/2/2021, Elon Musk, CEO Tesla thông báo trên Twitter sẽ chấp nhận Bitcoin là phương thức thanh toán khi mua các sản phẩm của hãng xe điện này. Giá BTC lập tức tăng 20% trong buổi tối hôm đó, chạm mức 46.500 USD.
BTC kết thúc năm 2021 ở vùng giá 46.000 USD. Đồng tiền số có vốn hóa lớn nhất thị trường từng giảm về mốc 30.000 USD vào tháng 7/2021 do lệnh cấm đến từ Trung Quốc. Tesla phải ghi nhận khoản lỗ tạm thời 51 triệu USD vào báo cáo tài chính quý II/2021 do thị trường tiền số mất giá mạnh vào tháng 5-6/2021.
Tesla từng chấp nhận thanh toán xe điện bằng BTC
Theo CNBC, Tesla không lựa chọn phương thức hạch toán theo giá thị trường nên lợi nhuận của công ty không bị ảnh hưởng khi Bitcoin giảm giá. Lợi nhuận của Tesla chỉ bị ảnh hưởng khi họ mua hoặc bán lượng BTC đang sở hữu.
Trong hồ sơ nộp SEC, Tesla ghi nhận khoản tổn thất tạm thời 101 triệu USD trong năm 2021 do thương vụ đầu tư Bitcoin. Ngoài ra, họ cũng đề cập khoản lợi nhuận 128 triệu USD sau khi bán 10% lượng BTC nắm giữ vào cuối tháng 3/2021. Tesla đã thu về tổng cộng 27 triệu USD nhờ vào các giao dịch tiền số trong năm 2021.
"Chúng tôi tin trong dài hạn, các tài sản số là khoản đầu tư có lợi nhuận tốt. Tài sản số có tính thanh khoản tương đương với tiền mặt", Tesla ghi trong hồ sơ. Họ cũng nhận định giá trị của các loại tài sản số biến động phụ thuộc vào "góc nhìn và hoàn cảnh của thị trường".
Theo luật kế toán cho tài sản số tại Mỹ, nếu giá của một tài sản giảm trong quý đó, công ty bắt buộc phải ghi nhận khoản tổn thất tạm thời trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên khi tài sản tăng giá, các công ty không được ghi nhận đó là lợi nhuận.
Tháng 5/2021, Tesla thông báo họ không tiếp tục theo đuổi kế hoạch cho thanh toán bằng Bitcoin vì các quan ngại về ô nhiễm môi trường do các xưởng đào BTC. Giữa tháng 7/2021, CEO Tesla, Elon Musk lại tuyên bố sẽ chấp nhận Bitcoin nếu 50% lượng điện năng phục vụ cho việc đào coin là năng lượng xanh, sạch.
Hôm 14/1, Elon Musk đã chia sẻ trên Twitter rằng công ty xe điện của ông chấp nhận thanh toán bằng Dogecoin cho một số mặt hàng.
Sự thật điên rồ: Elon Musk không phải người tạo ra Tesla, sau khi rót tiền vào đây ông đã sa thải gần hết bộ máy chủ chốt, trở thành Chủ tịch kiêm CEO Superman Elon Musk thực chất không phải người tạo ra "công ty ô tô quan trọng nhất thế giới" Tesla. Công ty khởi nghiệp ô tô thành công nhất được thành lập từ 111 năm trước. Đó là Ford. Còn Tesla thì sao, công ty mới thành lập được gần 20 năm hiện đang ngày càng bành chướng và được ưa thích. Giá...