Nỗi dằn vặt về một cái chết
Tôi vẫn nằm bất động trong phòng. Quyết không tiếc tiền thuê cho tôi phòng đặc biệt với giá khá đắt.
ảnh minh họa
Điều tôi cần hơn thì anh lại không có. Đó là sự vui vẻ, tâm lý dành cho tôi. Anh vào viện, thao tác mọi việc như cái máy, theo lời đề nghị của tôi, hoặc sự gợi ý của những người nằm cùng phòng.
Vào với tôi, anh chỉ đọc báo rồi mở Ipad, rất ít nói chuyện với tôi. Lúc anh về, các chị em trong phòng nhận xét: “Ông xã em điển trai thế mà lầm lỳ, ít nói nhỉ”. Trong phòng, tôi là người trẻ nhất, chưa có con. Tôi không khỏi chạnh lòng khi thấy chồng họ đến với vợ quấn quýt, vui vẻ, có người còn đọc báo cho vợ nghe.
Lại có anh đem láp- tốp vào, tìm bài hát hay mở cho tất cả cùng thưởng thức. Chỉ chồng tôi là không để ý đến ai trong phòng. Tôi đọc trong thái độ của họ không mấy thiện cảm đối với anh. Và tôi nhớ lại những gì vừa xảy ra…
Đang trên đường, tôi nhìn thấy phía trước, người ta xúm lại giữa đường khiến Quyết phải cho xe đi chậm lại. Đến nơi thì ra là một vụ tai nạn giao thông. Nạn nhân là một bà cụ chừng 70 tuổi, đang ngất lịm, mặt tím tái, mắt nhắm nghiền, hai bên mép đã sùi bọt.
Lúc ấy, trên đường chỉ có xe của chúng tôi tiến đến. Người ta đến gõ vào cửa kính nhờ Quyết chở bà cụ đến bệnh viện. Tôi nói anh hãy nhận lời. Nhưng anh gạt đi và nói tôi phải giả vờ đang đau bụng dữ dội.
Nói rồi anh kéo cửa kính xuống, chỉ hé một chút để đủ nói vọng ra:
- Xin mọi người thông cảm. Tôi phải chở vội cô này đi cấp cứu gấp vì động thai, cũng đang đau bụng quần quại đây.
Video đang HOT
Tôi nghe tiếng người ở ngoài nói:
- Đằng nào cũng đến bệnh viện, anh chở ngay giúp kẻo trễ, nguy hiểm cho bà cụ. Chúng tôi cũng chỉ là người đi đường.
Nhưng chồng tôi vẫn dứt khoát từ chối bằng động tác ấn để kính lấp kín cửa rồi phóng đi. Anh thao tác mau lẹ, không một chút lưỡng lự, rồi quay sang trách tôi: “Anh đã nói với em phải nhăn nhó làm ra vẻ đau đớn chứ. Giúp người ta thì lỡ hết việc của mình. Cứ như em thì chẳng làm ăn được gì…”
Những ngày sau đó, tôi nghe tin bà cụ chết vì được cấp cứu quá trễ. Người ta cho tôi biết: Sau khi chúng tôi từ chối, phải một lúc lâu sau mới nhờ được xe chở cụ vào bệnh viện. Như vậy có nghĩa nếu Quyết vui lòng đưa ngay bà đi thì không đến nông nỗi.
Từ khi nghe bà cụ chết, tôi bị ám ảnh, không đêm nào ngủ được. Cố gắng lắm, tôi mới húp được một vài thìa cháo mỗi bữa. Và tôi đã bị sảy thai. Hình ảnh bà cụ già mắt mở trừng trừng, da tím tái, xùi bọt mép, cái đầu luôn giật giật không lúc nào rời khỏi ý nghĩ tôi.
Chồng tôi gần như không hay biết tâm trạng vợ những ngày tháng này. Anh cứ nghĩ, do tôi tiếc đứa con mà tâm trạng trở nên buồn phiền nên thường xuyên an ủi: “Ta sẽ sinh đứa khác. Cả hai chúng mình đều khỏe mà em. Có khó gì đâu”. Tôi thấy anh không tỏ ra chút gì là buồn phiền.
Thật may, tôi còn có mấy chục học sinh là nguồn động viên lớn để có thể vượt qua những tháng ngày buồn chán này. Tôi là giáo viên dạy văn ở một trường THCS. Ngoài lớp chủ nhiệm, các em ở lớp khác cũng thường xuyên đến thăm và tặng quà cho tôi.
Trước đây, mỗi khi ốm đau hoặc buồn phiền chuyện gì, bao giờ Dậu cũng cùng một nhóm bạn nữ đến với tôi đầu tiên. Chúng coi tôi như mẹ, như dì ruột. Mới 12 tuổi, nhưng Dậu khá chững chạc và hiểu biết nhiều điều trước tuổi. Tôi vẫn nói với em trông xinh thế mà cứ như bà cụ non.
Đúng vậy, nó vẫn khuyên tôi một câu mà lẽ ra phải ngược lại, tôi khuyên nó: “Cô ơi! Mọi cái rồi sẽ qua. Không ai sướng mãi, cũng không ai khổ mãi. Vui, buồn cũng như vậy. Cô hãy nghĩ đến chúng em mà vui. Chúng em luôn ở bên cô mà”.
Quả là Dậu đã là một người bạn nhỏ, vong niên của tôi. Tuy lấy chồng khá giả, nhưng tôi chưa bao giờ thấy hạnh phúc. Giữa tôi và Quyết luôn có một hố sâu ngăn cách, không bao giờ có thể lấp được. Những lúc cô đơn, trống trải nhất, tôi đã gọi Dậu đến chơi. Và em đã khiến tôi thấy vui, khuây khỏa.
Còn bé nhưng em đã như một điểm tựa để tôi dựa những lúc thấy chống chếnh nhất. Lần này, khi tôi sảy thai phải vào bệnh viện, không hiểu Dậu mắc bận gì mà chưa vào thăm tôi, khi các bạn khác đã vào. Tôi có ý mong em. Đến hôm gần ra viện, tôi thấy em xuất hiện, trên ve áo gắn một miếng vải đen với vẻ mặt buồn rầu.
Và tôi vô cùng sững sờ khi biết bà nội em vừa qua đời bởi tai nạn giao thông. Bà của em chính là nạn nhân cách đây ít ngày đã bị chồng tôi từ chối chở đi cấp cứu. Em người ở xã bên, không hiểu vì lý do gì đã xin chuyển đến học ở trường tôi, cách nhà hàng chục cây số mặc dù gần nhà em cũng có trường.
Tôi thấy hối hận, dù rất quý và thân với em mà chưa một lần hỏi thăm để biết về gia đình em. Tôi lại một lần nữa bị sốc trước việc này. Không hiểu em có biết nguyên nhân dẫn tới cái chết của bà mình là do vào viện cấp cứu quá muộn? Và kẻ đẩy tới tình thế đó, khiến bà em phải chết chính là chồng tôi?
Tôi là cô giáo thì ai cũng biết. Nhưng họ có biết rõ chồng tôi vô trách nhiệm mà phạm pháp vì thấy người gặp nạn không cứu? Tôi hy vọng họ không biết, vì lúc mọi người nói qua cửa kính yêu cầu Quyết chở bà cụ đi bệnh viện thì đã không nhìn rõ tôi.
Tuy nhiên, tôi cảm thấy thể diện của mình không thể được bảo toàn tại trường này. Làm sao giấu được mãi việc tôi là vợ kẻ đã thiếu lương tâm vô tình gây nên cái chết cho người khác. Người đó lại là ruột thịt với đứa học trò thân yêu của mình. Tôi nảy sinh ý định sẽ xin chuyển đến dạy ở một trường xa, thậm chí ở huyện khác để chẳng ai biết gì về sự việc này. Tôi có nên như vậy?
Theo VNE
Mẹ dằn vặt vì tôi lấy vợ nghèo
Những khi không có vợ ở bên, mẹ lại bảo nếu ngày xưa tôi lấy vợ thành phố, nhà có điều kiện thì được thêm mảnh đất.
Năm nay, tôi gần 30 tuổi. Tôi đã lập gia đình cách đây hơn 3 năm và hiện giờ có một cháu gái 2 tuổi. Cuộc sống của hai vợ chồng tôi tương đối hạnh phúc, tuy nhiên, có quá nhiều thứ tác động vào khiến cho chúng tôi cũng gặp muôn vàn khó khăn.
Trước khi lấy vợ, tôi cũng đã trải qua một vài mối tình nhưng đều không đi đến đâu cả. Những người tôi yêu thì không yêu tôi. Và ngược lại, những người yêu tôi thì tôi không yêu. Thế nên gần 25 tuổi đầu, tôi không có nổi một mối tình đúng nghĩa vắt vai, dù bản thân tôi và những người xung quanh đánh giá tôi không phải loại kém, con nhà tử tế, học hành đàng hoàng, ngoại hình cũng khá.
Ra trường đi làm mấy năm thì tôi gặp em, người mà tôi lấy làm vợ bây giờ. Ngay từ lần đầu gặp, tôi đã biết mình có cảm tình đặc biệt với em. Tôi thích em bởi em có vẻ đẹp rất quyến rũ, cách nói năng nhỏ nhẹ và phong thái diụ dàng, không kém phần sắc sảo. Tôi chủ động tấn công, chinh phục em. Nhưng em tỏ thái độ từ chối và nói hàm ý đã có người yêu rồi, không muốn tôi tiến xa hơn nữa. Sau một lần hiểu lầm, tôi và em cắt đứt quan hệ với nhau, dù trước đó vẫn coi nhau là bạn.
Bẵng đi một thời gian, tôi tưởng em đã lấy chông nên không còn nghĩ đến em nhiều nữa thì tình cờ một lần đi công tác, tôi gặp lại em. Khi gặp nhau, tôi và em không nói gì nhưng khi tôi đi rồi thì em lại nhắn tin hỏi han tôi. Lúc đó, tình cảm với em ngày xưa trong tôi trỗi dậy nên tôi tiếp tục nhắn tin qua lại với em. Sau đó một tháng, tôi ngỏ lời với em và được em nhanh chóng đồng ý. Yêu nhau được 3 tháng, em nói muốn tôi đưa em về ra mắt gia đình và thúc giục chuyện cưới xin. Tôi phân vân lưỡng lự nhưng muốn chiều lòng người yêu nên gật đầu đồng ý.
Khi tôi đưa chuyện ra bàn với gia đình, mẹ tôi và hai đứa em phản đối quyết liệt, còn bố tôi ngồi im, không nói gì. Mẹ tôi nói người yêu của tôi công ăn việc làm không ổn định, chỉ là nhân viên hợp đồng, lương tháng được có hơn triệu bạc, lấy về rồi biết bao giờ mới khá lên được. Hơn nữa, gia đình lại không cơ bản, bố mẹ đều ở quê làm ruộng. Trong khi gia đình mình đều là cán bộ công chức nhà nước, cũng thuộc diện có chức quyền, có danh tiếng, nhiều người biết, thông gia với nhà như thế liệu có hợp không?
Bố tôi bảo thời bây giờ ai còn để ý cái chuyện môn đăng hộ đối nữa. Nhưng mẹ tôi gạt phắt ngay, môn đăng hộ đối là một chuyện, nhưng sau này còn đi lại, ứng xử thế nào nữa mới khó. Hơn nữa, nếu người ta hỏi thì biết trả lời sao? Mấy đứa em của tôi thì hùa vào, đời thiếu gì gái mà phải đâm vào cái chỗ đấy. Tôi đuối lý không biết nói sao, chỉ bảo rằng nếu bố tôi phản đối thì tôi sẽ bỏ ngay. Bố tôi lặng im không nói gì.
Một thời gian sau, tôi đưa người yêu về ra mắt gia đình. Tại bữa cơm, trong khi bố tôi tỏ ra niềm nở tiếp đón em thì mẹ tôi tỏ thái độ ra mặt. Biết tính mẹ tôi từ trước nên em cũng không nói gì. Em bảo với tôi là vì yêu tôi, em sẽ chịu đựng tất cả. Và tôi tin tình yêu của hai chúng tôi sẽ vượt qua được sự ngăn cản của mẹ. Tôi nói với mẹ, nếu tôi không lấy cô ấy làm vợ thì tôi sẽ không bao giờ lấy người khác nữa. Mẹ tôi đành phải đồng ý. Trước ngày tôi cưới, mẹ nói, mẹ ngăn cản cũng là vì con chứ mẹ không có ác cảm, thành kiến gì cả. Nếu con đã quyết thì sau này sướng khổ thế nào con phải tự chịu, tôi nhất trí với mẹ nhưng có đôi chút phân vân trong lòng.
Gần đến ngày tôi cưới, bố mẹ tôi tất bật lo toan mọi thứ, từ sắm giường tủ, chăn màn đến đi mời đám cưới. Tôi an tâm nghĩ rằng mẹ tôi đã hoàn toàn chấp thuận chuyện của chúng tôi nên mới chu đáo như thế. Nhưng một lần tôi tình cờ nghe được mẹ nói với bố: "Con dại thì cái mang, sao con mình nó lại dại thế, gái đâu không lấy lại đâm đầu lấy con gái ở quê, đi mời đám cưới, người ta cứ hỏi con dâu ở đâu, làm gì, gia cảnh thế nào mà cứ đỏ hết cả mặt, không biết trả lời thế nào". Bố tôi gắt: "Cứ bảo là do con nó chọn". Tôi cũng đỏ mặt theo.
Sau ngày cưới, vợ tôi đã thể hiện mình là một người vợ, người con dâu đảm đang hết mực. Hết giờ làm, vợ tôi đều làm việc nhà rồi mọi thứ đâu ra đấy. Tôi nói với mẹ thấy con dâu đảm đang không? Mẹ bảo tôi là đứa nào về làm dâu mà chả thế. Công việc của vợ tôi vẫn vậy, chỉ là một nhân viên hợp đồng, lương mỗi tháng hơn triệu bạc. Tôi cho vợ đi học một lớp tại chức 5 năm, định bụng sau khi học xong sẽ xin cho vợ một chỗ làm khác. Nhưng dần dần, tôi mới biết một sự thực hiển nhiên là đại học chính quy còn thất nghiệp, huống hồ là tại chức. Chưa kể khoản lo lót để xin việc tận mấy trăm triệu đồng, tự dưng tôi thấy nản mà không dám nói ra với vợ. Tương lai của vợ tôi có lẽ vẫn chỉ muôn đời dậm chân tại chỗ.
Trái ngược với tôi, đám bạn thân chí cốt của tôi đều lấy con gái dân thành phố. Đứa không lấy con ông nào làm to thì cũng con nhà giàu, có công ăn việc làm ổn định. Mỗi lần nghe hội bạn kể chuyện vợ con, được bố mẹ vợ cho cái này cái nọ tôi không khỏi chạnh lòng. Bố mẹ vợ tôi nghèo nên làm gì có để cho các con. Lúc chúng tôi lấy nhau, bố mẹ vợ tôi may lắm mới gom góp được một chỉ vàng cho con gái làm của hồi môn. Một chỉ vàng lúc ấy chưa được 3 triệu đồng bạc. Trong khi mấy đứa bạn tôi được bố mẹ vợ cho mảnh đất, cái nhà, không thì ít nhất cũng được vài cây vàng. Có những đứa trước đây có gia cảnh kém xa tôi, giờ lấy vợ xong thì đổi đời, nay sắm cái này, mai sắm cái nọ, thể hiện ta đây hơn hẳn. Khi lấy vợ, tôi xác định lấy vợ là vì tình nghĩa chứ không phải vì tiền và dù thế nào thì tôi cũng chấp nhận.
Giờ đây, sau hơn ba năm chung sống, hai vợ chồng tôi vẫn hạnh phúc dù còn nhiều trắc trở. Mỗi khi không có vợ tôi ở bên cạnh, mẹ tôi đều nói nếu ngày xưa lấy con gái thành phố, con nhà có điều kiện thì giờ có phải có thêm được mảnh đất, được bố mẹ vợ cho cái này, cái nọ có phải đỡ khổ hơn không? Tôi đang gặp khó khăn về kinh tế nên những lời mẹ nói khiến tôi cảm thấy rất áy náy. Hơn nữa, suốt thời gian qua, tôi cảm nhận được sự bối rối, xấu hổ của bố mẹ tôi như thế nào mỗi khi có người hỏi về con dâu và về gia đình thông gia. Ngay cả chính bản thân tôi cũng cảm thấy xấu hổ khi người ta hỏi về vợ mình. Nhiều người nói bóng gió sau lưng tôi: "Cái nhà đấy như thế mà có con dâu kém quá" rồi này nọ.
Thực sự, tôi rất yêu vợ con tôi. Tôi thương cho gia đình nhỏ của mình. Nhưng những lời nói của mẹ, rồi dư luận của mọi người xung quanh khiến tôi vô cùng khó xử. Làm sao tôi có thể thoát khỏi được hoàn cảnh này? Làm sao tôi có thể thay đổi được suy nghĩ của mẹ tôi? Kính mong độc giả cho tôi lời khuyên, đừng nói tôi là thế này thế nọ vì thực sự tôi đang khổ tâm lắm.
Theo VNE
Chồng xúc phạm tôi trước mặt con Con tôi đang tuổi bắt chước nên thấy bố chỉ tay vào mặt mắng mẹ, cháu cũng làm theo, khiến tôi rất khổ tâm. Tôi năm nay 27 tuổi, chồng tôi 30 tuổi. Tôi quen và lấy anh qua sự mai mối của một người hàng xóm. Lúc đó tôi đang yêu một người làm cùng cơ quan, chúng tôi chuẩn bị đám...