Nơi chẳng đợi Tết về
Không khí ngày tết cổ truyền dân tộc đang rộn ràng khắp phố xá, thế nhưng với nhiều gia đình nghèo ở TP.HCM, tết cũng như ngày thường. Nhiều gia đình còn mong tết đừng đến để họ đỡ tủi thân vì quá nghèo.
Chúng tôi theo chiếc ghe nhỏ của một người dân vạn chài vượt sông Rạch Đỉa đi sâu vào rạch Cây Bông (ấp 4, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TP.HCM). Gần 30 phút đi ghe, trước mắt chúng tôi hiện ra một khung cảnh quá đối lập so với những dãy nhà chọc trời bên kia sông: 3-4 mái nhà lá xập xệ cách xa nhau hàng trăm mét thấp thoáng dưới những rặng dừa nước.
Mong tết đừng đến
“Tư Còn đó! Bả là người nghèo nhất ốc đảo này…” – người vạn chài chỉ vào một bà già đang hì hục dưới ao. Tên thật của bà là Trương Thị Ba (65 tuổi), vợ của ông Phạm Văn Còn. Hơn nửa đời người sống trên ốc đảo nhưng tết năm nào hai vợ chồng cũng cô quạnh với nhau vì sáu đứa con đi làm xa cũng nghèo rớt mồng tơi nên chẳng ai muốn về. Thấy các con nghèo khổ, vợ chồng Tư Còn cũng ráng chút tuổi già còn lại làm lụng tự nuôi sống mình. Cách đây một năm ông Còn bị tai biến mạch máu não, một tay bị liệt, sức lao động không còn nên gánh nặng lại đè lên đôi vai bà Tư Còn.
Mong ước cuối năm của vợ chồng bà Tư Còn là: “Nước mặn đừng vô nhiều quá bồn bồn chết hết không có bán thì đói”
Từ ngày không thể trồng lúa vì nước mặn, cứ 5g sáng bà Tư Còn ngụp lặn dưới rạch để nhổ cây bồn bồn, đến trưa lại chèo ghe hơn 1km vào trong ấp đi bán. Quần quật cả ngày như thế mà theo bà cũng chỉ được dăm ba ngàn đồng đủ mua gạo ăn cho hai vợ chồng. Những ngày trời mưa dông hay nước mặn theo thủy triều vào khiến bồn bồn chết thì hai vợ chồng chỉ dám nấu cháo lót dạ qua ngày.
Khi nghe chúng tôi nhắc đến tết, bà Tư Còn thở dài nói: “Gạo còn chưa có ăn nói gì đến chuyện tết, chỉ mong sao tết đừng đến vì mấy ngày đó chẳng ai mua bồn bồn của tui”. Mấy chục năm sống trên ốc đảo này nhưng gia đình bà Tư Còn chưa có một cái tết đúng nghĩa. Năm nay cũng vậy, tết sẽ chẳng có gà vịt, bánh trái cúng ông bà, chẳng cành mai cành đào trang điểm xuân. “Nhà chỉ có món quà thành phố tặng để bàn thờ ông bà, nếu không có chắc cũng chẳng lấy gì mà cúng”.
Tại nhà của anh Dương Ngọc Hùng và chị Nguyễn Thị Trúc ở ấp Rạch Lá, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ những ngày này lại càng cô quạnh và chạnh lòng. Gia đình anh chị thuộc diện hộ nghèo nhất của xã. Tết đã cận kề nhưng trong nhà chẳng có gì gọi là không khí tết. Trước khi chúng tôi đến, gia đình này đã được nhận quà tết của nhà hảo tâm. Với 200.000 đồng từ phần quà, chị Trúc cho biết đã trang trải nợ nần hàng xóm vì vay gạo ăn.
Cái tết đàng hoàng và vui nhất của gia đình chị Trúc là cách đây tám năm, bởi lúc đó chồng chị – anh Hùng là lao động chính trong nhà vẫn mạnh khỏe với nghề xe ôm và làm thêm nhiều nghề phụ cũng đủ sống và có chút đỉnh dành dụm cuối năm đón tết. Nhưng cũng tám năm trước, anh Hùng gặp tai nạn giao thông bị chấn thương sọ não và giờ đây trở thành người “ngẩn ngơ”. Tai nạn không chỉ cướp đi lao động chính của gia đình mà còn để lại gánh nặng nợ nần kinh phí chữa chạy khi anh Hùng nằm viện. Giờ đây, thu nhập chính của gia đình chị Trúc nhờ vào việc bán quán nhỏ. Nhưng theo chị, cái quán nhỏ cũng chỉ lãi 10.000 đồng/ngày không đủ mua gạo. Nói là quán nhưng cũng chỉ là vài chai nước ngọt, vài hộp bánh để trên mấy miếng ván gỗ đầy bụi bặm.
“Tháng nào cũng phải mua gạo thiếu, nhiều khi túng quá phải ra nhà thờ trong xã xin gạo ăn, đôi khi hàng xóm cũng thương tình cho thêm. Tết năm nào cũng vậy, món quà tặng của thành phố là những gì mang lại không khí tết trong nhà, bà con hàng xóm thương tình cho thêm ít bánh trái, vài cân thịt heo để ăn trong mấy ngày tết. Kể từ khi chồng tui bị nạn, tết năm nào cũng là một cái tết buồn tủi của gia đình tui. Thà đừng có tết còn hơn!” – chị Trúc nói trong nước mắt.
Video đang HOT
Ấp Rạch Lá của xã An Thới Đông là ấp có nhiều hộ nghèo. Điều lạ là ở đây đang thịnh hành nghề nuôi tôm nhưng nhiều gia đình bỏ hoang ao nuôi để rồi túng quẫn quanh năm với nghề làm mướn. Gia đình ông Huỳnh Văn Lý trong ấp là điển hình của cái nghèo như thế. Nhà có nhiều đất nhưng không thể nuôi tôm vì không tiền vốn, cả nhà với bảy miệng ăn trông mong vào hai vợ chồng người con trai đi làm mướn. Khi chúng tôi đến nhà, ông Lý khó nhọc tiếp khách vì mang trong mình bệnh tai biến.
Xuân buồn ở xóm Xáng Cạp
Cần Giờ là huyện nghèo nhất của TP.HCM, trong đó xã đảo Thạnh An là xã nghèo nhất của huyện với gần 60% hộ nghèo và xóm Xáng Cạp (ấp Thạnh Hòa) là xóm nghèo nhất theo lời ông Võ Hoàng Kiệt, bí thư kiêm chủ tịch xã.
Chị Nguyễn Thị Trúc giờ đây sống nhờ quán tạp hóa chỉ vỏn vẹn mấy món đồ. Mỗi lúc chồng chị lên cơn lại đập phá hết đồ đạc trong nhà
Ghé nhà đôi vợ chồng trẻ Lê Thị Kim Chi, chúng tôi mới biết thế nào là tận cùng của cái nghèo. Căn nhà lá xập xệ, nền đất ẩm ướt sau những ngày nhà bị ngập do mưa lớn và triều cường. Từ trước ra sau nhà không có tài sản gì quý giá ngoài mấy cuốn tập của hai đứa con đang học, đồ vật hiện đại nhất trong nhà là cái quạt gỉ sét nằm chỏng chơ giữa nhà mà mấy lần chị Chi mở quạt cho khách nhưng nó chẳng quay.
Chị Chi cho biết chồng chị đi đánh lưới mướn với thu nhập không ổn định. “Vào những ngày biển động ghe không ra khơi, tui phải vay nợ lấy tiền mua gạo ăn với cá khô tích trữ trong nhà. Khi nào chồng đi biển thì có tiền trả nợ” – chị Chi than thở và cho biết nghề biển hạ bạc của chồng không nuôi nổi gia đình nên thiếu đói quanh năm. Hai đứa con của chị năm nào cũng đón tết với những bộ áo quần cũ xin được trên phố.
Theo ông Phạm Văn Kiệt – tổ trưởng tổ 1, hầu hết phụ nữ ấp Thạnh Hòa đều không có nghề gì ngoài việc trông mong vào chồng nên khi chồng ốm đau hay làm ăn thất bát thì coi như đói. Mà cái nghề biển hạ bạc thì đói quanh năm với những người làm mướn. Cả xóm mỗi khi tết về buồn và tủi thân vì chẳng có gì đón tết.
Theo Tuổi Trẻ
Những dự định đón Tết cực kul của teen
Chỉ còn hơn một tuần nữa thôi là Tết Âm lịch sẽ tới, lại còn được nghỉ tận 8 ngày chứ. Năm nay teen sẽ có những kế hoạch gì để đón Tết nào?
Lượn lờ phố xá, pose ảnh...
Đây là sự lựa chọn phổ biến nhất của teen, hẳn nhiên rồi, Tết vốn là "tháng ăn chơi" mà. Mai Hương (17t) hớn hở khoe kế hoạch của mình: "Năm nay trước Tết tớ sẽ đi chụp ảnh ở tất cả những chỗ pose ảnh đẹp: vườn đào Nhật Tân này, chợ hoa này, phố Hàng Mã - Lương Văn Can bán đồ trang trí Tết nữa. Đợt Noel vừa rồi có nhiều nơi trang trí đẹp lắm, Tết này tớ sẽ quyết... rình tất cả những chỗ nào trang trí Tết để đi chơi và chụp ảnh."
Teen Hà Nội đang nô nức đi chụp ảnh ở vườn đào Nhật Tân
Chúng tớ sẽ update tất cả các địa điểm đẹp để pose ảnh ngay khi có thể, để các bạn có thể thực hiện kế hoạch "lượn và pose" trong thời gian sớm nhất nhé!
Tết của "hội xê dịch"
Một số teen thì lại nhất quyết đi theo chủ nghĩa "xê dịch", tức là sẽ không đón Tết ở nhà. "Tết này ông anh họ tớ cùng hội bạn nhiếp ảnh của ông í sẽ đi phượt, lên tận Sa Pa đón Tết cơ. Tớ cũng muốn đi như thế lắm, mà chắc chắn bố mẹ tớ không đồng ý đâu. Nhưng tớ cứ đánh liều "gạ" bố mẹ thử xem, và bố mẹ tớ mách cho một phương án khác: về quê ăn Tết! Cũng là "xê dịch", nhưng tớ sẽ được học cách gói bánh chưng thật khéo từ bà nội, làm mâm cơm giao thừa giản dị mà ấm cúng cùng mọi người. Chắc chắn sẽ thích lắm đấy! " - Trang Anh (18t) khoe.
Các teen có điều kiện hơn thì lại cùng bố mẹ đi du lịch xa. Thu Thảo (18t) nói: "Tết này mình sẽ đi Sa Pa chơi với gia đình. Đón Tết ở Sa Pa đã thích rồi, lại được đi cùng mọi người trong nhà nữa thì còn gì bằng."
Tết = mùa kinh doanh
Không ít teen có máu kinh doanh đã vạch sẵn kế hoạch "buôn bán" trong dịp Tết đấy nhé. Thiên Thư (19t) đã có ý tưởng: về quê mua hoa với giá rẻ, rồi mang ra Hà Nội bán. "Năm ngoái tớ mang có một ít hoa ra cắm mà bao nhiêu người hỏi mua. Năm nay tớ quyết... đi buôn luôn các thể loại cúc, thược dược, dơn, violet. Chênh lệch chắc cũng chẳng được bao nhiêu, nhưng được cái vui, và nếu buôn may bán đắt thì cũng gọi là lấy hên đầu năm, hì." Còn Quang Anh (18t) thì bật mí: "Tớ đón Tết bằng một đống hàng đây! Tớ lên học ở Hà Nội, cứ dịp Tết là lại mua một đống phong bao lì xì, thiệp chúc Tết và một số quà lưu niệm độc độc ở trên này về quê bán. Lũ bạn cũ của tớ cứ gọi là mua ầm ầm. "
Có đầu óc kinh doanh là điều cực kì tốt, nhưng teen nào có ý định kinh doanh Tết này cũng nên lưu ý không nên quá sa đà vào chuyện lời lãi nhé, và phải tuân thủ đúng pháp luật hay những quy định về an ninh, an toàn thực phẩm...
Kinh doanh ngày Tết - một ý tưởng không tồi
Tết ở bên những người thân yêu
Dành trọn thời gian nghỉ Tết để được ở bên cạnh những người thân yêu cũng là sự lựa chọn của rất nhiều teen - phần lớn là những bạn hàng ngày quá bận học hay đi làm thêm. Minh Ngân (17t) tâm sự: "Năm nay là năm lớp 12 rất quan trọng, ngày nào tớ cũng tất bật chạy sô ở các lò luyện thi đại học, gần như học từ sáng sớm đến tối mịt, thời gian dành cho gia đình rất ít. Vì thế Tết này tớ quyết định sẽ dành 3 ngày trong kì nghỉ Tết, hoàn toàn không động đến sách vở, mà sẽ giúp mẹ dọn dẹp, nấu ăn, nói chuyện với bố hay rủ đứa em gái đi chơi..."
Đối với những cặp đôi tuổi teen thì Tết cũng là dịp để đi chơi và dành nhiều thời gian cho nhau hơn. Đêm giao thừa, rủ "người đặc biệt" cùng đi xem pháo hoa thì còn gì bằng, phải không nào? "Mấy ngày Tết, tớ sẽ nói không với công việc hay bài tập để đi chơi với "bạn í" thôi. Thời tiết se lạnh ngày Tết mà đèo nhau đi chơi thì thích lắm luôn. " Hồng Ngọc (18t).
Tết của những teen du học
Thế còn những bạn du học sinh phải đón Tết xa nhà thì sao? Một số bạn về ăn Tết âm lịch, nhưng cũng có rất nhiều teen vì bài vở ở trường hay điều kiện tài chính mà không được về Việt Nam đón Tết. Các bạn cũng có chút buồn và tủi thân, nhất là khi thấy bạn bè update status Facebook không khí đón Tết tấp nập, hay khi nghe những bài hát như "Xuân này con không về"... Thế nhưng teen du học vẫn có cách đón Tết của các bạn ấy đấy. Anh Tuấn (17t, du học sinh Phần Lan) nói: "Mình sẽ cùng với hội học sinh - sinh viên Việt Nam ở Phần Lan đi tàu lên thủ đô, vào chợ Việt Nam mua đồ để làm cỗ Tết. Thường thì có món nem là dễ làm nhất, còn muốn làm bánh chưng thì phải chuẩn bị cầu kì hơn một chút. Bọn tớ cũng tổ chức một buổi tiệc tất niên long trọng, có các tiết mục văn nghệ. Đây cũng là bữa tiệc cho các sinh viên khóa mùa xuân mới sang, mọi người rất cởi mở và thân thiện với nhau. Ngoài ra bọn tớ cũng mời các bạn bè quốc tế hay thầy cô giáo bên này tham dự nữa, để mọi người cùng biết đón Tết theo kiểu Việt Nam là như thế nào."
Một bữa tiệc đón Tết nho nhỏ của các bạn du học sinh ở Anh
Dù định đón Tết theo cách nào, teen mình đều có một điểm giống nhau: luôn coi Tết là thời gian của những niềm vui, của sự tươi mới, là khởi đầu cho một năm mới đầy may mắn. Còn bạn, bạn sẽ đón Tết Tân Mão 2011 theo cách nào?
Theo PLXH
Tết đến Mùa cờ bạc "lên ngôi" Cứ phải chơi bài mới có không khí Tết? Quanh năm suốt tháng, nhiều teen chẳng hề máu me cờ bạc và có hứng thú chơi bài. Thế nhưng hễ cứ đến Tết, 10 teen thì phải co 6-7 bạn hào hứng vô cùng với cờ bạc, nhất là các teenboy. Thậm chí khi Tết chưa đến, nhiều bạn đã nghĩ đến việc......