Nỗi buồn của Google: Điện thoại Android cơ bản được dùng như “dumbphone”
Bất kể là kì nghỉ lễ giáng sinh hay “ngày hội mua sắm” Black Friday tại nước Mỹ, số tiền mà người dùng iPhone dành để mua sắm qua smartphone của họ luôn rất áp đảo so với người dùng Android. Bí mật đằng sau bí ẩn này là gì?
Trong mùa nghỉ lễ vừa qua, doanh thu thương mại điện tử từ iPhone (giá trị của các giao dịch được thực hiện qua iPhone) cao gấp 5 lần tổng doanh thu thương mại điện tử từ Android. Với các công ty quảng cáo hoặc các nhà phân tích thị trường, đây không phải là một thông tin mới.
Song với rất nhiều người, đây sẽ là một bất ngờ. Ai cũng biết rằng Android thống trị thị trường di động với thị phần áp đảo iOS gấp nhiều lần. Trong một số cuộc khảo sát, số lượng người dùng Android còn chiếm tới 80% tổng số người tham gia.
Sự chênh lệch giữa thị phần smartphone và doanh số thương mại điện tử của 2 hệ điều hành đứng đầu thị trường này là cực kỳ khó hiểu.
Ở bất cứ nơi đâu, bạn cũng sẽ đọc được thông tin rằng số lượng người dùng Android cao hơn rất nhiều so với số lượng người dùng Apple. Nhưng, người dùng Apple cũng chi trả mạnh tay hơn rất nhiều: Người dùng iOS tiêu khoảng 93,94 USD (gần 2 triệu đồng) cho mỗi đơn hàng thực hiện qua iPhone, trong khi trên Android con số này chỉ là 48,10 USD (khoảng 1 triệu đồng), tức là chỉ bằng một nửa so với các fan của Táo.
Điều này khiến các công ty thương mại điện tử buộc phải đau đầu tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Rốt cuộc, người dùng Android bị làm sao vậy?”.
Video đang HOT
Không có lý do gì để doanh thu thương mại điện tử trên Android thua kém doanh thu thương mại điện tử từ iOS nhiều đến như vậy, ngay cả khi bạn nhìn từ góc nhìn của người dùng Android. Điện thoại của họ mạnh mẽ không kém gì iPhone. Màn hình của Android lớn hơn iPhone rất nhiều. Ấy vậy mà (nếu chỉ xét về mặt thương mại điện tử) người dùng Android có vẻ không cần dùng tới điện thoại thông minh của họ.
Ngay cả Google cũng chưa đưa ra lời bình luận chính thức nào về hiện tượng này cả. Bởi vậy, chúng ta có lẽ sẽ cần tới lời giải thích từ các nhà lãnh đạo của thị trường thương mại điện tử và quảng cáo.
Simon Khalaf, CEO của Flurry, một trong các công ty quảng cáo di động lớn nhất hiện nay, khẳng định rằng hiện tượng “người dùng iPhone có giá hơn người dùng Android” cũng xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của Flurry. Lý do mà ông Khalaf đưa ra là rất bất ngờ: Phần lớn các mẫu smartphone Android bán ra đều được dùng làm sản phẩm thay thế giá rẻ cho các mẫu điện thoại phổ thông xưa cũ, và do đó người tiêu dùng sẽ sử dụng “điện thoại thông minh” Android không khác gì sử dụng điện thoại… “cục gạch” như ngày xưa cả, tức là họ “thường” chỉ sử dụng Google Nexus 5 như Nokia 1202.
2 đầu chiến tuyến: CEO Tim Cook của Apple và CEO Larry Page của Google
Khalaf khẳng định rằng, mặc dù Android sở hữu rất nhiều tính năng, nhưng người dùng Android chỉ sử dụng điện thoại để gọi, nhắn tin và chơi Bejeweled hoặc Candy Crush. Họ không dùng smartphone để mua sắm, và có lẽ là các tính năng thông minh khác trên Android cũng ít được sử dụng.
Các fan của Android chắc chắn sẽ phản bác lại thông tin này. Song, trước hết, hãy cùng hiểu rõ về luận điểm của Khalaf:
“Chúng tôi đã từng được đọc các bài nghiên cứu khẳng định rằng về mặt doanh số hàng ‘ảo’ (phần lớn là vật dụng trong game), người dùng Android chỉ đáng giá bằng 1/4 người dùng iOS. Dữ liệu do IBM tung ra cho thấy trên mảng hàng hóa vật lý, tỉ lệ không chênh lệch quá nhiều.
Tôi cũng đã tự thực hiện các phân tích của riêng mình trên nhiều ứng dụng thương mại điện tử và cho thấy tỉ lệ doanh số cũng là tương tự: Nhìn chung, một người dùng iOS mua hàng nhiều gấp 4 lần người dùng Android. Nhưng dữ liệu này được thực hiện trên một số ít ứng dụng cụ thể và không đầy đủ, do đó chúng tôi đã không công bố rộng rãi kết quả.
Về lý do dẫn tới tình trạng này, chúng tôi có rất nhiều giả thuyết, song chưa xác thực được bất kì giả thuyết nào cả. Giả thuyết chính được đặt ra là người dùng mua và sử dụng Android với vai trò thiết bị thay thế cho điện thoại phổ thông, chứ không phải là để sử dụng các tính năng smartphone, đặc biệt là tại Mỹ. Tỉ lệ chênh lệch quá lớn là rất khó hiểu, song đó vẫn là con số thực tế. Tôi không có lý do gì để nghi ngờ độ xác thực của dữ liệu do IBM cung cấp cả. Dữ liệu của chính chúng tôi cũng cho thấy điều tương tự”.
Đây cũng là lý do vì sao Apple vẫn khá bình thản trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Android trên thị trường toàn cầu. Người dùng Android không phải là một thị trường tiềm năng cho các nhà phát triển ứng dụng, và các nhà phát triển chắc chắn sẽ muốn tham gia vào một môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh các sản phẩm số và sản phẩm thương mại. Hiện giờ, môi trường đó vẫn là iPhone.
Google cũng có thể hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Hãy thử nghĩ về một đất nước có khu vực thành thị rất phát triển và khu vực nông thôn kém phát triển hơn. Hiện tại, Apple đang nắm quyền kiểm soát khu vực thành thị nhỏ bé nhưng lại có giá trị rất lớn. Google sở hữu khu vực nông thôn rộng lớn song lại có giá trị kém hơn. Vấn đề là liệu trong tương lai, khu vực nông thôn này có được phát triển để mang lại nguồn thu lớn hơn khu vực thành thị nhỏ bé kia hay không?
Hãy để thời gian trả lời, trong lúc này chúng ta hãy cứ gặm Táo và ăn bánh KitKat theo ý mình đã!
Theo Business Insider
Google đã thay đổi Android như thế nào khi iPhone xuất hiện?
Khi Apple giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào tháng 01/2007, nó đã vĩnh viễn thay đổi smartphone. Các đối thủ cạnh tranh có thể thích ứng với kiểu dáng mới, như Samsung, đã phát triển mạnh mẽ, trong khi những hãng thay đổi quá chậm, giống như BlackBerry và Nokia, đã vấp phải vô vàn khó khăn.
Google, chủ sở hữu và điều hành nền tảng Android là một trong những hãng đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của iPhone. Ngay sau khi Steve Jobs giới thiệu iPhone với thế giới, Chris DeSalvo, một kỹ sư của Google đã nói rằng đội Android cần phải bắt đầu lại từ đầu. Những chi tiết này vừa được tiết lộ trong cuốn sách: Dogfight: How Apple and Google Went to War and Started a Revolution (Tạm dịch là "Cuộc chiến không khoan nhượng: Apple và Google trở thành đối thủ và bắt đầu một cuộc cách mạng như thế nào") của tác giả Fred Vogelstein
Sáu tháng trước khi chiếc iPhone đầu tiên được giới thiệu, DeSalvo cùng trưởng bộ phận Android Andy Rubin và những thành viên còn lại của đội Android đang phát triển một điện thoại nguyên mẫu. Dự kiến thiết bị này sẽ được ra mắt vào cuối năm 2007. Nhưng rồi tất cả kế hoạch này đã bị loại bỏ sau khi iPhone ra mắt.
Trong khi phần mềm (Android) của nguyên mẫu có nhiều điểm nổi bật như kết nối điện toán đám mây và đa nhiệm thì phần cứng của nó lại rất xấu xí. Nó trông giống một chiếc BlackBerry hơn và khác xa so với kiểu dáng bóng bẩy với kim loại và kính trên chiếc iPhone mà Steve Jobs vừa công bố.
Đội Android của Google sau đó đã ngay lập tức chuyển hướng sang tập trung vào điện thoại với màn hình cảm ứng và kết quả là tạo ra HTC Dream (hay còn gọi là T-Mobile G1 ở Mỹ). Ngày ra mắt đã được dời sang mùa thu năm 2008, một tháng sau khi chiếc iPhone thế hệ thứ hai, iPhone 3G, được bán ra. Và như chúng ta đã biết, cuộc chiến dai giẳng ấy vẫn tiếp diễn tới tận bây giờ...
Theo Mashable
Google bảo vệ liên minh Android khỏi Microsoft và Apple Trước việc liên minh Rockstar đang tiến hành các vụ kiện nhằm chống lại các hãng sản xuất Android, Google đang ra sức bảo vệ các đồng minh của mình bằng cách nhờ tới luật pháp. Rockstar là một liên minh thành lập bởi Apple, Microsoft, BlackBerry cùng với các công ty khác và đã trả tiền để mua lại các bằng sáng...