Nỗi buồn của diễn viên hài khán giả nhẵn mặt nhưng chẳng nhớ tên
Làm nghề lâu năm, “nhẵn mặt” cả truyền hình lẫn sân khấu nhưng ít ai nhớ tới tên Thanh Dương.
Nghệ sĩ Thanh Dương từng tham gia rất nhiều vở kịch nổi tiếng như: Vòng phấn Kavkaz, Nhà búp bê, Lời thề thứ 9, Vụ án 2000 ngày, Tất cả đều là con tôi, Ai là người phán xử…. và cũng góp mặt khá nhiều phim từ Vào Nam ra Bắc, Ông trẻ về ăn Tết, Trò đời đến Sống mãi với Thủ Đô, Của để dành… Anh từng được giải nghệ sĩ hài của năm 2004 do độc giả báo VietNamNet bình chọn.
Không buồn vì trượt nghệ sĩ ưu tú
Sinh ra trong một gia đình theo nghệ thuật, Thanh Dương được tiếp xúc với sân khấu từ nhỏ. Mỗi lần đi dựng kịch cho các đoàn, bố của Thanh Dương đều cho anh đi cùng, vì vậy kịch ngấm vào máu anh từ lúc nào không hay.
Thanh Dương đầu quân về Nhà hát Tuổi trẻ từ năm 1989 và công tác tại đó cho tới nay đã gần 30 năm. Khi vào Nhà hát Tuổi trẻ anh trẻ nhất đoàn và thời điểm hiện tại Thanh Dương là lứa diễn viên già nhất. Có nhiều người đã từ bỏ nghề nghiệp vì cuộc sống quá khó khăn nhưng với tình yêu sân khấu và sự hậu thuẫn của gia đình, tới giờ này Thanh Dương vẫn được gắn bó với nghề mình yêu thích.
Với việc nghiên cứu rất kỹ từng vai diễn dù lớn hay nhỏ nên mỗi lần đóng phim, mỗi lần bước ra sân khấu, Thanh Dương đều như nốt nhạc vui, mang không khí tươi mới cho vai diễn, chỉ cần anh cất tiếng nói, khán phòng đã cười ồ lên.
Hoạt bát trên sân khấu nhưng ngoài đời Thanh Dương lại là người rất khái tính. Vì không khéo nói nên anh cũng ngại lên báo, ngại chia sẻ. Làm nghề lâu năm, “nhẵn mặt” cả truyền hình lẫn sân khấu nhưng ít ai nhớ tới tên Thanh Dương. Khán giả gặp ngoài đường nói rất yêu thích các vai diễn của Thanh Dương, rằng anh diễn rất duyên, rất tự nhiên nhưng thật tâm không nhớ tên. Điều này làm Thanh Dương suy nghĩ. Nhưng với anh, tình cảm của khán giả cũng như đồng nghiệp dành cho mình nhiều năm qua là niềm hạnh phúc lớn lao.
Đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT vừa qua, Thanh Dương được Nhà hát Tuổi trẻ làm hồ sơ, cũng đã có tên trong danh sách đạt NSƯT cấp Bộ nhưng tới Hội đồng chuyên ngành (không hiểu lý do gì) Thanh Dương không đủ phiếu bầu. Anh không vì thế mà buồn bởi được ghi nhận là điều đáng mừng cho nghệ sĩ nhưng chưa được có nghĩa còn phải cố gắng hơn nữa. “Yêu nghề, nghề không phụ”, Thanh Dương luôn nghĩ thế.
Không cho vợ cơ hội ghen
Video đang HOT
Thanh Dương hạnh phúc bên vợ – người từng là học trò của anh.
Ít ai biết Thanh Dương đã 2 lần đạt giải vàng toàn quốc về khiêu vũ từ những năm 1980. Vừa đi diễn, vừa đi dạy khiêu vũ, một ngày Thanh Dương “phải lòng” cô học trò mê nhảy.
Yêu rồi lấy nhau, Thanh Dương chấp nhận từ bỏ đam mê khiêu vũ, chuyên tâm diễn kịch cũng để vợ yên lòng. Vợ không cùng nghề, thật khó để hiểu hết công việc của nhau vì vậy anh luôn chủ động để vợ “không có cơ hội ghen”. Nếu phim dù chỉ có cảnh hôn nhau, anh sẽ nói trước với vợ.
Thanh Dương tâm sự vợ rất hiểu và thông cảm với nghề của chồng nên dù đã 26 năm bên nhau họ vẫn giữ được gia đình hạnh phúc.
Thanh Dương khoe, anh tự tin là người biết nấu ăn và rất thích thú với việc xách làn đi chợ. Các con anh lại rất hợp miệng với các món ăn bố nấu. Chính vì thế Thanh Dương suốt ngày vào bếp.
Phở bò là món ăn Thanh Dương rất yêu thích, anh cũng khẳng định mình nấu cực ngon. Nhiều bạn bè và người thân đều đặt câu hỏi: sao nấu phở ngon như thế này mà lại không mở quán?
Với anh, nghệ sĩ hay nghề gì cũng là để mưu sinh, thấy đủ là đủ. Còn gì hạnh phúc hơn với 2 đứa con ngoan, một người vợ biết nhịn nhường đúng lúc.
“Ông trời cho mình như thế, muốn gì nữa nào?”, nam diễn viên hài hước nói.
Theo Vietnamnet
Hành trình ghé thăm xứ sở dát vàng Brunei
Khi nhận được lời mời từ người bạn mới quen ở Brunei, tôi quyết định lên đường tìm hiểu về đất nước được mệnh danh "giàu có bậc nhất" khu vực Đông Nam Á.
Nguồn gốc tên gọi Brunei: Vương quốc Brunei có tên chính thức là Negara Brunei Darussalam và được gọi tắt là Brunei. Tên gọi là sự kết hợp của hai ngôn ngữ Ả Rập và Mã Lai, trong đó negara (tiếng Ả Rập) nghĩa là "quốc gia" và darussalam (tiếng Mã Lai) nghĩa là "chốn hòa bình". Brunei được chia thành bốn quận: Belait, Brunei-Muara, Temburong và Tutong.
Brunei sạch đẹp và yên bình: Đường sá ở Brunei sạch đẹp và rộng lớn với dải phân cách được sơn hai màu đen trắng. Những rừng cây xanh mướt chạy dọc thẳng tắp hai bên đường. Ở Brunei, xe cộ lưu thông ở làn đường bên trái do sự ảnh hưởng từ Anh Quốc khi lãnh thổ bị đô hộ vào năm 1888. Một điều đáng lưu ý là giá xăng dầu ở Brunei rất rẻ, chỉ bằng nửa giá so với Việt Nam.
Ngắm nơi mang lại sự giàu có cho Brunei: Từ Kuala Belait đi Seria, chúng tôi mất một tiếng lái xe với vận tốc 100 km/h. Nhắc đến khu lọc dầu, tôi hình dung ngay đến những giàn khoan ngoài khơi và chỉ có thể thấy chúng qua tranh ảnh trên sách báo. Hơn nữa, trước khi đến Brunei, tôi nghĩ khu lọc dầu ở Seria cũng tương tự như ở Vũng Tàu, nghĩa là khó cho tôi nhìn thấy chúng ở cự ly gần.
Trung tâm khai thác dầu và khí đốt Seria: Thực tế, Trung tâm khai thác dầu và khí đốt Seria vô cùng hiện đại với đầy đủ hệ thống khai thác dầu trên bờ và kéo dài ra đến tận ngoài biển. Trên bãi cỏ xanh chạy dọc sát bờ biển, những giàn máy khoan dầu trông giống như những chiếc xe cần cẩu, được đặt cách đều nhau. Tôi có thể đến bên cạnh những chiếc máy khoan dầu, ngắm nhìn chúng vận hành lên xuống và ghi lại bằng những tấm hình sinh động.
Tá túc ở nhà dân địa phương: Tại quốc gia khá "kín cửa" này, du khách không dễ xin ở nhờ tại nhà dân địa phương. Không phải người Brunei không giúp đỡ mà với thu nhập cao, đời sống ổn định, họ thường xuyên đi du lịch. Họ ít khi ở nhà để du khách có thể xin tá túc. Hơn nữa, Brunei nổi tiếng đắt đỏ về giá phòng như khách sạn 3 sao từ 2 triệu đồng/đêm trở lên. Tôi may mắn tá túc tại gia đình Ashini Marlon. Trong 2 tuần nơi đất khách, tôi cảm thấy thoải mái như ở chính quê nhà.
Giao lưu ẩm thực và văn hóa cùng các bạn Brunei: Vào buổi tối đầu tiên ở Brunei, tôi được mời tham dự bữa tiệc giao lưu văn hóa và ẩm thực với các thành viên đến từ Brunei, Myanmar, Sri Lanka và Việt Nam. Hòa vào không khí giao lưu, tôi trổ tài nấu món phở bò. Món ăn truyền thống Việt Nam tuy giản dị nhưng đủ để những người bạn ở buổi tiệc nhớ mãi hương vị đậm đà. Buổi tiệc còn là dịp tôi giới thiệu áo dài đến bạn bè quốc tế. Tôi đã rất tự hào khi nghe mọi người trầm trồ khen quốc phục Việt Nam duyên dáng.
Những công trình vàng và quyền lực: Brunei có nền văn hóa ảnh hưởng lớn từ Hồi giáo nên hai phần ba cư dân theo đạo Hồi. Vì lẽ đó, thủ đô luôn lộng lẫy cùng với các thánh đường Hồi giáo to đồ sộ, điển hình là thánh đường Jame Asr Hassanil Bolkiah và Omar Ali Saifuddien.
Thánh đường Jame Asr Hassanil Bolkiah nguy nga và linh thiêng nhất Brunei: Thánh đường được xây dựng vào năm 1992 với vàng ròng dát khắp nơi và vật liệu ngoại nhập. Tường gạch ốp Italy, hoa văn trang trí Australia, thảm cỏ Ả Rập... Những mái vòm bằng vàng làm cho thánh đường luôn nổi bật. Xung quanh thánh đường, những đài phun nước và khu vườn xanh được đặt xung quanh tạo nên khung cảnh thanh bình.
Thánh đường Omar Ali Saifuddien - biểu tượng sung túc của Brunei: Masjid Omar Ali Saifuddien được coi là biểu tượng cho sự sung túc của đất nước Brunei, đặt theo tên của vị vua thứ 28 của Brunei. Toàn bộ thánh đường được xây từ năm 1958, nằm trên một hồ nước nhân tạo ở ven sông Brunei. Thánh đường cao 52 m với mái vòm dát vàng, các cột và tường được lát bằng đá cẩm thạch.
Bảo tàng Hoàng gia Brunei: Cách đó không xa là Bảo tàng Hoàng gia Regalia - nơi mang lại cái nhìn tổng thể về cuộc sống của Hoàng gia Brunei qua nhiều thời kỳ. Bảo tàng được thiết kế sang trọng và lộng lẫy bởi nơi đây từng là nơi ở của vua chúa ngày xưa. Bên trong bảo tàng, những bảo vật của Hoàng gia Brunei được khảm bằng vàng, bạc và các loại ngọc quý.
Cung điện Hoàng gia Istana Nurul Iman: Điểm tham quan ấn tượng nhất trong hành trình là cung điện Hoàng gia Istana Nurul Iman. Hoàng cung hiện là nơi ở của vua Hassanal Bolkiah và dòng dõi hoàng tộc của ông. Đồng thời nơi đây còn là văn phòng làm việc của Chính phủ Brunei. Cung điện nằm tách biệt trên một ngọn đồi phủ rợp bóng cây, mặt tiền của cung điện hướng về nơi có thủ đô Bandar Seri Begawan.
Làng nổi Kampong Ayer lâu đời: Kampong Ayer là ngôi làng cổ nhất ở Brunei có lịch sử hơn 1.300 năm với khoảng 39.000 dân. Mặc dù cư dân ngụ trên sông, tất cả đều có xe hơi để trên bờ. Hàng ngày, họ lái thuyền máy cập bờ rồi dùng xe hơi đi làm, chiều tối đi xuồng về nhà. Ngôi làng quyến rũ du khách bởi những ngôi nhà sàn truyền thống cùng những cây cầu gỗ bắc từ nơi này sang nơi khác. Qua từng ngõ ngách trong khu làng, tôi cảm nhận được nhịp sống Brunei yên bình.
Theo zing.vn
'Thần đèn' nâng tòa nhà thờ giáo xứ nặng hơn 5.500 tấn lên cao 2 mét Sau khi xử lý nâng cao, di dời hàng loạt công trình xây dựng phức tạp, nặng hàng ngàn tấn, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư một lần nữa lại xô đổ kỷ lục của chính mình khi bắt tay vào nâng cả toà giáo xứ nặng hơn 5.500 tấn lên cao 2 mét. Đại diện Ban quản trị Giáo xứ và "thần đèn"...