Nội binh trỗi dậy hay ngoại binh sa sút ở V-League?
Ngoại binh trồi sụt vì hầu hết phải thay đội bóng, nhưng nội binh cũng chớp được cơ hội này để đảm nhiệm trọng trách ghi bàn tại V-League 2021.
Văn Toàn ghi dấu giày vào chín bàn trong 10 trận mùa này. Ảnh: Đức Đồng
Đã lâu tiền đạo nội mới cạnh tranh sòng phẳng với ngoại binh, tính cả cầu thủ nhập tịch, trong khâu ghi bàn ở V-League. Trong top 10 cầu thủ ghi bàn sau vòng 10, số ngoại binh và nội binh tương đương. Họ đều ghi từ bốn bàn trở lên. HLV Park Hang-seo có thể mừng vì bốn trên năm nội binh đó lại là tuyển thủ quốc gia: Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Công Phượng và Phan Văn Đức. Người còn lại là lão tướng 33 tuổi Hoàng Đình Tùng.
Mùa trước, có 15 cầu thủ ghi nhiều hơn năm bàn tại V-League, trong đó chỉ Công Phượng là nội binh. Số bàn của anh cũng chỉ bằng một nửa Vua phá lưới Rimario Gordon và Pedro Paulo. Có 12 trên 14 đội có tiền đạo ghi nhiều bàn nhất là ngoại binh. Hai cầu thủ còn lại là Công Phượng ở TP HCM, và Tiến Linh ở Bình Dương.
Câu hỏi đặt ra là liệu các tiền đạo nội trỗi dậy, hay ngoại binh sa sút mùa này? Cùng kỳ năm ngoái, có 12 cầu thủ ghi từ bốn bàn trở lên, trong đó chỉ Công Phượng và Phan Văn Long là nội binh. 10 ngoại binh ghi từ bốn bàn trở lên sau vòng 10 mùa trước, giảm xuống chỉ còn 5 ngoại binh mùa này. Có thể thấy các tiền đạo không đáp ứng được kỳ vọng như trước. Chỉ một cầu thủ góp mặt trong nhóm này ở cả hai mùa, đó là Geovane Magno – tiền đạo chuyển từ Sài Gòn sang Hà Nội đầu năm 2021.
Geovane Magno (trái) nằm trong nhóm hầu hết ngoại binh chưa đạt kỳ vọng khi phải thay đổi CLB từ mùa trước sang mùa này. Ảnh: Lâm Thoả
Video đang HOT
Rimario sau khi chuyển từ Hà Nội sang tân binh Bình Định, mới ghi ba bàn. Pedro Paulo thậm chí chỉ ghi hai bàn khi chuyển từ Sài Gòn sang nhà vô địch Viettel, một phần vì anh bị treo giò hai trận với lỗi bóp cổ trung vệ Nguyễn Thành Chung. Chevaugh Walsh rời HAGL sang đội bóng đang sa sút Hà Tĩnh, cũng mới ghi ba bàn. Bruno Henrique cũng từ Hà Tĩnh ra SLNA, thậm chí mới góp một bàn mùa này. Bốn cầu thủ kể trên đều ghi 10 bàn trở lên mùa trước, nhưng chưa vào phom năm nay.
Điểm chung của các ngoại binh trên là họ đều chuyển đội khi sang mùa này. Do Covid-19, các CLB V-League không có nhiều cơ hội tìm kiếm và thử việc những ngoại binh mới. Nếu muốn ký hợp đồng với cầu thủ từ nước ngoài, họ phải cách ly 14 ngày rồi mới có thể thử việc. Nhưng, ngoại binh thử việc mà không đạt yêu cầu sẽ tốn thời gian cho cả hai bên. Không phải ai cũng có uy tín để không cần thử việc như Lee Nguyễn. Trong 14 ngoại binh đã ghi từ sáu bàn trở lên ở mùa trước, chỉ một người không đổi CLB là tiền đạo Hoàng Vũ Samson ở Thanh Hoá . Việc thay đổi CLB ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng ghi bàn của các ngoại binh.
Ngoại binh trồi sụt còn dẫn tới số bàn thắng của V-League giảm sút. Mùa này V-League đã chứng kiến 154 bàn, trung bình 2,2 bàn mỗi trận. Cùng kỳ năm ngoái, giải xuất hiện 165 bàn, tỷ lệ gần 2,4 bàn mỗi trận.
Tiền đạo ngoại gặp vấn đề trong khâu thích nghi với CLB mới, nhưng nội binh, nhất là các tuyển thủ, cũng sẵn sàng gánh trọng trách ghi bàn. Tiến Linh như thường lệ vẫn là trung phong chủ lực duy nhất trong nhóm nội binh V-League. Tiền đạo Bình Dương đã ghi sáu bàn, trong đó có cú cứa lòng đẹp mắt đem về ba điểm ở trận gặp Đà Nẵng vòng 10. Trước đó một vòng đấu, anh cũng hai lần sút trúng xà ngang khi Bình Dương thua SLNA.
Công Phượng (phải) ghi 11 bàn kể từ V-League 2020. Ảnh: Đức Đồng
Người giúp SLNA hạ Bình Dương chính là Phan Văn Đức – cầu thủ sở hữu nhiều tuyệt phẩm nhất V-League mùa này. Văn Đức cũng đã ghi năm bàn, trong khi Bruno Henrique chật vật thích nghi.
Tiền đạo nội ghi dấu ấn đậm nét hơn cả nằm ở HAGL – đội đang dẫn đầu V-League. Trong đó, gây ấn tượng nhất là Văn Toàn. Mùa trước, anh là chân chuyền tốt nhất giải với tám kiến tạo. Sang mùa này, anh trở thành cây săn bàn chính của đội với sáu bàn, cùng ba kiến tạo. Văn Toàn là cầu thủ ghi dấu giày vào nhiều bàn nhất kể từ đầu mùa.
Song song với Văn Toàn là Công Phượng với năm bàn, trong đó có hai phạt đền và hai cú đá chân trái – không phải chân thuận. Đáng nói là Công Phượng thường được sử dụng trong vai trò tiền vệ trung tâm trong sơ đồ 3-5-2 của HLV Kiatisuk Senamuang.
Điểm chung của bốn tiền đạo nội kể trên là họ đều ghi một bàn từ những cú sút xa mùa này , chiếm 18% số bàn từ ngoài cấm địa ở V-League. Điều đó phần nào cho thấy sự tự tin và duyên ghi bàn hiện hữu ở những học trò của Park Hang-seo.
Trong giai đoạn còn lại của V-League, các ngoại binh có thể bứt phá khi đã quen dần với CLB mới. Nhưng không thể loại bỏ nội binh trong cuộc đua đoạt Vua phá lưới. Kể từ năm 2003 tới nay, chỉ một mùa giải chứng kiến Vua phá lưới là nội binh, đó là Nguyễn Anh Đức cho Bình Dương mùa 2017.
Liệu Tiến Linh sẽ tiếp bước đàn anh, hay Văn Toàn giữ đà thăng hoa cùng HAGL?
Mạc Hồng Quân: 'Sẽ ưu tiên phong tỏa Lee Nguyễn'
Tiền vệ Mạc Hồng Quân và các đồng đội đang chuẩn bị các phương án để hạn chế Lee Nguyễn khi Quảng Ninh tiếp TP HCM ở vòng 3 V-League 2021 ngày 14/3.
Lee Nguyễn thi đấu trong trận thắng Hà Tĩnh 2-0 trên Thống Nhất ngày 24/1.
"Lee Nguyễn là cầu thủ xuất sắc, đẳng cấp đã được chứng minh. Anh ấy cũng từng khoác áo HAGL rồi Bình Dương nên không xa lạ gì những đặc tính của sân chơi V-League. Nhưng không cầu thủ nào không có điểm yếu", Mạc Hồng Quân chia sẻ với VnExpress khi được hỏi về Lee Nguyễn.
Lee Nguyễn là hợp đồng "bom tấn" của TP HCM trong kỳ chuyển nhượng trước thềm V-League 2021. Trở lại Việt Nam, chỉ hai ngày sau khi rời khu cách ly phòng Covid-19, tiền vệ Việt kiều lập tức xin thi đấu, và chơi ấn tượng giúp TP HCM đánh bại Hà Tĩnh 2-0 trên sân Thống Nhất tại vòng 2. Do V-League phải hoãn vì Covid-19 trong hơn một tháng qua, Lee Nguyễn có thêm thời gian để làm quen với các đồng đội mới.
"Trong trận đấu với Hà Tĩnh, TP HCM đá ba tiền vệ. Bóng được dồn cho Lee Nguyễn để anh ấy 'chia bài'. Hai tiền vệ còn lại là Hoàng Thịnh và Thanh Bình hầu như chỉ còn tập trung phòng thủ. Chúng tôi sẽ cố gắng để đối thủ không triển khai lối chơi này", Mạc Hồng Quân phân tích. "Quảng Ninh sẽ chia cắt Lee Nguyễn với các đồng đội. Khi Lee Nguyễn có bóng, chúng tôi sẽ vây ráp, đá áp sát, không cho anh ấy rảnh chân thực hiện các pha tỉa bóng sở trường cho đồng đội. Lee Nguyễn đã 34 tuổi, khó có thể chịu cường độ cao liên tục như vậy".
Trong màu áo Quảng Ninh, Mạc Hồng Quân đá tiền vệ hộ công, thay vì chơi tiền đạo như khi mới từ Czech về Việt Nam. Ảnh: Lâm Thoả.
Trận Quảng Ninh - TP HCM diễn ra trên sân Cẩm Phả lúc 18h ngày 14/3. Đội bóng đất mỏ mất đi lợi thế sân nhà, khi trận đấu diễn ra không khán giả để phòng chống Covid-19.
Mùa trước Quảng Ninh hai lần tiếp đón TP HCM. Họ thua 0-3 ở giai đoạn một nhưng thắng 2-1 ở giai đoạn hai. Mạc Hồng Quân đá chính ở trận đầu, còn trận thứ hai anh vắng mặt do được "biệt phái" sang hỗ trợ Hải Phòng đua trụ hạng theo dạng cho mượn.
"Đánh giá cao Lee Nguyễn nhưng Quảng Ninh không chỉ chú tâm tới mỗi anh ấy", tiền vệ Việt kiều cho hay. "Điều quan trọng nhất là phải phân tích lối chơi tổng thể của đối thủ. TP HCM vừa có thêm một tiền đạo người Brazil là Junior Barros. Họ sẽ đá với hàng công gồm ba ngoại binh, khiến chúng tôi vất vả trong khâu phòng ngự. Nhưng đổi lại, khi ưu tiên ngoại binh cho mặt trận tấn công, hàng thủ của họ chỉ còn nội binh. Quảng Ninh sẽ cố gắng khai thác vào đó, nhất là trong các đợt phản công".
Thất bại của CLB Sài Gòn và TP.HCM Mua sắm cầu thủ trở thành yếu tố quyết định việc thành bại của đội bóng khi V.League chuyển sang thể thức thi đấu 2 giai đoạn. Mấp mé ở khu vực rớt hạng, 2 đội bóng V.League ở TP.HCM đang ráo riết thay đổi để vực dậy tinh thần cầu thủ và cải thiện vị trí. CLB Sài Gòn và CLB TP.HCM...