Nơi bẩn nhất trên máy bay
Bạn có thể bất ngờ khi biết rằng nơi bẩn nhất trên máy bay không phải phòng vệ sinh mà là bàn gập phía sau ghế.
Theo Explore, bàn gập phía sau ghế trên máy bay chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn 10 lần so với nút xả bồn cầu. Bề mặt này cũng có thể là nơi trú ngụ của các loại virus nguy hiểm và vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Các nhà khoa học đã phát hiện tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) ở bàn gập. Đây là một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng da, viêm phổi, thậm chí nhiễm trùng huyết.
Bàn gập sau lưng ghế là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn. Ảnh: Shemazing
Chăn, gối, lỗ thông hơi, tay dựa trên máy bay cũng là nơi sinh sản vi khuẩn. Trên túi gắn ở ghế và tay dựa có vi khuẩn Escherichia coli. Theo nghiên cứu được công bố trên Frontiers in Microbiology, nếu vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể có nguy cơ gây tiêu chảy, viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cảnh báo tương tự cũng được áp dụng đối với các lỗ thông gió phía trên ghế hành khách, nơi hàng trăm người chạm vào mỗi ngày. Lượng vi khuẩn trung bình ở đây còn cao hơn cả nút xả bồn cầu.
Không khí trong cabin khá an toàn nhưng vẫn có thể tàn phá làn da của bạn. Hầu hết các máy bay đều sử dụng bộ lọc như ở bệnh viện và luân chuyển không khí từ trên xuống dưới, giúp giảm lượng vi khuẩn.
Video đang HOT
Theo The List, nhà vệ sinh được làm sạch nhưng không khử trùng giữa các chuyến bay. Do đó, bạn hãy nhớ vệ sinh tay sau khi chạm vào tay nắm cửa, tựa đầu, dây an toàn và các bề mặt tiếp xúc khác để bảo đảm sức khỏe. Dùng khăn lau để khử trùng màn hình cảm ứng, lau bàn gập trước và sau khi ăn.
Theo một nghiên cứu trước đây của CBC, bàn gập cũng nằm trong các vị trí bẩn nhất trên máy bay. Các nhà phân tích đã thu thập 100 mẫu từ nhiều bề mặt khác nhau trên 18 chuyến bay giữa Ottawa và Montreal (Canada) của 3 hãng hàng không. Họ ghi nhận nấm men và nấm mốc có ở phần lớn các chuyến bay.
Theo Insider, một lý do cho sự tồn tại của nhiều vi khuẩn trên máy bay là các nhân viên hàng không quá vội vàng khi làm vệ sinh giữa các chuyến. Nhiều tiếp viên và đại diện dịch vụ khách hàng thừa nhận trách nhiệm và cho rằng “không có đủ thời gian để khử trùng toàn bộ máy bay đúng cách”.
Cảnh báo đáng sợ về vi khuẩn
Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy vi khuẩn trở thành nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 thế giới, chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ
Nghiên cứu quốc tế được công bố trên tạp chí y học hàng đầu The Lancet hôm 22-11 chỉ ra trong năm 2019 có tới 7,7 triệu ca tử vong liên quan đến 33 mầm bệnh vi khuẩn, chiếm 13,6% tổng số ca tử vong toàn cầu.
Số ca tử vong do bệnh truyền nhiễm nói chung là 13,7 triệu ca, tức vi khuẩn đã lấn át cả virus. Như vậy, vi khuẩn trở thành nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 2 thế giới, chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ.
"Chúng nên được coi là ưu tiên khẩn cấp để can thiệp trong cộng đồng y tế toàn cầu" - trang MedScape dẫn lời chuyên gia Mohsen Naghavi của Trường ĐH Washington (Mỹ), cho biết.
33 vi khuẩn nói trên được tìm thấy trong 11 hội chứng truyền nhiễm chính ở 204 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số này, có 5 loài đặc biệt nguy hiểm là tụ cầu vàng, E.coli, phế cầu khuẩn, trực khuẩn Klebsiella pneumoniae và trực khuẩn mủ xanh và chúng gây ra 54,9% số ca tử vong do vi khuẩn. Tụ cầu vàng (gây ngộ độc tiêu hóa, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng bệnh viện...) gây tử vong nhiều nhất với hơn 1 triệu ca.
Nghiên cứu cũng chỉ ra khoảng cách về tỉ lệ tử vong do vi khuẩn giữa các vùng giàu và nghèo. Vùng châu Phi Hạ Sahara ghi nhận số ca tử vong do nhiễm khuẩn là 230 ca trên 100.000 dân nhưng con số này ở những vùng được cho là có thu nhập cao, như Tây Âu, Bắc Mỹ... là 52 ca trên 100.000 dân.
Khoảng cách vắc-xin, tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng ở các quốc gia đang phát triển được chỉ ra trong sự khác biệt này.
Trại tị nạn Alla Futo ở vùng ngoại ô thủ đô Mogadishu - Somalia, một quốc gia thuộc vùng châu Phi Hạ Sahara, tâm điểm của bệnh do vi khuẩn Ảnh: REUTERS
Cuộc nghiên cứu trên là đánh giá toàn cầu đầu tiên về tỉ lệ tử vong do vi khuẩn gây ra. Giới chuyên gia nhận định những dữ liệu này nêu bật thách thức mà các bệnh nhiễm khuẩn gây ra đối với y tế công cộng toàn cầu.
Họ cho rằng cần đưa kết quả nghiên cứu mới vào các sáng kiến y tế toàn cầu để có thể nghiên cứu sâu hơn những mầm bệnh có khả năng gây chết người, cũng như cần có sự đầu tư phù hợp để giảm số ca nhiễm và tử vong.
Riêng nhóm tác giả cho rằng việc thiếu dữ liệu về gánh nặng toàn cầu do vi khuẩn khiến việc thiết lập các ưu tiên về sức khỏe cộng đồng trở nên khó khăn. Giờ đây, kết quả công trình trên giúp đề ra các chiến lược nhằm giảm bớt gánh nặng này.
Trước hết, dự phòng lây nhiễm là nền tảng, trong đó có các chương trình nhằm giảm nhiễm trùng bệnh viện, giáo dục sức khỏe cộng đồng, quản lý suy dinh dưỡng, giúp người dân tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh tốt hơn...
Ngoài ra, cần tăng cường tiêm chủng vì một số loài đã có vắc-xin, ví dụ phế cầu khuẩn; cũng như đầu tư phát triển vắc-xin thế hệ mới.
Bên cạnh đó, cần bảo đảm sự sẵn sàng của các dịch vụ chăm sóc khẩn cấp nhằm giảm số ca tử vong do nhiễm khuẩn, bao gồm tiếp cận kịp thời với kháng sinh thích hợp, nâng cao năng lực vi sinh để xác định mầm bệnh. Cuối cùng, đẩy mạnh phát triển kháng sinh mới trước mối đe dọa ngày càng tăng của vi khuẩn kháng thuốc.
Cũng liên quan đến mối đe dọa trên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 21-11 cho biết đã triệu tập hơn 300 nhà khoa học để xem xét bằng chứng về 25 họ vi khuẩn và virus có nguy cơ gây ra đợt bùng phát dịch bệnh hoặc đại dịch tiếp theo.
Nỗ lực này sẽ đưa ra hướng dẫn cho sự đầu tư, nghiên cứu và phát triển toàn cầu nhằm chống lại các mầm bệnh nguy hiểm nhất, đặc biệt trong lĩnh vực vắc-xin, xét nghiệm và thuốc điều trị.
Những tác dụng của việc ngâm chân trong nước ấm và một số lưu ý giúp đạt hiệu quả tốt Người bị cao huyết áp, giãn tĩnh mạch, tiểu đường và nhiễm trùng da cần hết sức cẩn trọng nếu ngâm chân nước ấm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngâm chân trong nước ấm đúng cách sẽ có tâm trạng thoải mái và thư giãn. (Nguồn: True Natural) Người xưa có câu: Muốn giữ sức khỏe, trước tiên phải chăm sóc...