Nợ xấu tăng sau kiểm toán: Nam A Bank nói gì?
Nam A Bank vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 sau soát xét, nợ xấu của Ngân hàng tăng so với báo cáo tự lập trước đó.
Cụ thể, sau kiểm toán, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) của Nam A Bank lên gấp gần 5 lần so với trước soát xét, lên mức 1.535 tỷ đồng.
Trong khi đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) lần lượt giảm 6% và 27% so với trước kiểm toán, dẫn đến tổng nợ xấu của Nam A Bank tăng 81%, lên mức gần 2.259 tỷ đồng.
Với nợ nghi ngờ tăng mạnh, dư nợ cho vay khách hàng của Nam A Bank cũng tăng thêm hơn 1.904 tỷ đồng, tương đương tăng 3% so với trước kiểm toán. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1,66% lên mức 2,93% sau kiểm toán.
Tuy nợ nhóm 4 tăng sau kiểm toán, song lợi nhuận của Nam A Bank không thay đổi sau kiểm toán. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Nam A Bank nửa đầu năm 2020 vẫn ở mức gần 201 tỷ đồng và 160 tỷ đồng, lần lượt giảm 55% và 54% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Video đang HOT
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Nam A Bank tăng gấp 6,2 lần, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, lên hơn 276 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Nam A Bank đã chú trọng củng cố hoạt động, tập trung mọi nguồn lực với hàng loạt chương trình đồng hành “chia khó” cùng khách hàng ảnh hưởng dịch Covid 19.
Theo ông Trần Ngọc Tâm, tính đến hết tháng 7/2020 Ngân hàng đã tái cơ cấu cho khách hàng ảnh hưởng dịch Covid-19, với dư nợ hơn 10.000 tỷ đồng và tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nợ vay cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch.
Trong đó, phải kể đến ở lĩnh vực du lịch, bất động sản ảnh hưởng của dịch Covid-19 nặng nề hơn nên theo lãnh đạo của Nam A Bank, các khoản vay cũng nhanh chóng chuyển nhóm nợ, do khách hàng gặp khó trước tác động của đại dịch.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, Nam A Bank đã triển khai nhiều gói giải pháp tài chính hỗ trợ khách hàng và kéo dài đến hết năm 2020.
Nợ xấu ngất ngưởng, BIDV tiếp tục phát mại hàng loạt bất động sản
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa có thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá hàng loạt bất động sản với tổng mức giá khởi điểm 282,5 tỷ đồng.
Cụ thể, BIDV sắp bán đấu giá 25 bất động sản tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, trong đó điển hình là 6.333 m2, 4.955 m2, 1.196 m2, 2.485 m2 đất và tài sản gắn liền tại ấp Tân Lập, xã Tân Quy Tây...
Cùng ngày, BIDV cũng lựa chọn tổ chức thẩm định 4 quyền sử dụng đất tại quận Bình Thạnh, Thủ Đức, Quận 3 (TPHCM).
Đồng thời thu giữ tài sản đảm bảo của 2 cá nhân là tàu cá vỏ thép, lưới rê được đóng năm 2015-2016 tại Hải Phòng.
Tại thời điểm 30/6/2020, tổng nợ xấu của BIDV tăng gần 17% lên 22.769 tỷ đồng.
Trong khi đó, dù nợ xấu của VietinBank kỳ này tăng mạnh hơn 47% khi nhận 15.968 tỷ đồng và Vietcombank tăng gần 11% lên 6.433 tỷ đồng thì vẫn không "bắt kịp" được với BIDV.
Nghĩa là tổng nợ xấu của Vietcombank và VietinBank cộng lại cũng chỉ ở mức hơn 22.400 tỷ đồng, vẫn còn kém một mình BIDV.
Trong cơ cấu nợ xấu của BIDV, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 11%, nợ nghi ngờ tăng 21% và nợ có khả năng mất vốn tăng 17% khi chiếm hơn 13.000 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của BIDV tăng từ mức 1.75% đầu năm lên 2% vào cuối kỳ.
Điều này thực sự đáng quan ngại khi nợ xấu tại thời điểm kết thúc quý 1 giảm nhưng lại tăng trong quý 2.
BIDV luôn "dẫn đầu" về tổng nợ xấu so với các nhà băng khác, do đó, nhà băng này đã bắt đầu chủ động xử lý nợ nội bảng từ năm 2017 và ghi nhận tổng cộng 43 nghìn tỷ đồng (không tính VAMC) trong giai đoạn 2017-2019.
Trong bối cảnh mức cơ sở lớn của tài sản thế chấp trong giai đoạn xử lý, nhiều công ty chứng khoán tin rằng thu nhập từ thu hồi nợ xấu của BIDV sẽ đạt mức đáng kể trong vài năm tới.
Kích cầu trong thận trọng, tín dụng khó tăng Một mặt, các ngân hàng liên tiếp đưa ra các gói kích cầu cho vay, nhưng chiều ngược lại là sự thận trọng khi không hạ thấp chuẩn cho vay. Một mặt, các ngân hàng liên tiếp đưa ra các gói kích cầu cho vay, nhưng chiều ngược lại là sự thận trọng khi không hạ thấp chuẩn cho vay. Nhu cầu tín...